Phòng bệnh

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 105 - 106)

V. NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA HIẾU KHÍ

6.2.5.Phòng bệnh

Ðối với gia súc cần chú ý thường xuyên tắm chải để giữ cho lông, da luôn sạch sẽ. Cho ăn uống phải đầy đủ các chất dinh dưỡng, đủ các loại vitamin nhất là vitamin A - C. Khi gia súc mắc bệnh, cần xử lý đúng nơi quy định, tránh làm lây lan mầm bệnh sang những con khoẻ.

6.3. Nhọt

Nhọt do nhiều túi lông và tuyến nhờn bị viêm hoá mủ hình thành. Nó có thể là do nhiều mụn hợp lại hoặc do từ một mụn phát triển gây nên. Do đó có thể nói nhọt là do sự phát triển của mụn mà thành.

Mụn là bệnh ở bề mặt của da, còn nhọt đã xâm nhập đến phần sâu của tổ chức dưới da (đến màng cơ). Ngoài ra nhọt còn khác mụn ở các điểm sau:

- Sự viêm hoá mủ và phân giải tổ chức của nhọt phát sinh ở diện tương đối rộng gây phá hủy túi lông, tuyến nhờn các tổ chức dưới da và màng cơ.

- Nhọt làm tổn hại đến các mạch máu và lâm ba ở phần sâu nơi mà nó hình thành. - Nhọt phát sinh thường có những đặc trưng của hiện tượng nhiễm trùng hoá mủ nghiêm trọng và những rối loạn rất rõ ở toàn thân. Gia súc mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, nhiệt độ cơ thể lên cao, bạch cầu tăng,...

- Khi bị nhọt, tổ chức bị phân giải nhiều tạo nên những chỗ khuyết trên da có đường kính rộng khoảng 2-3 cm do đó sau khi lành bệnh hình thành những vết sẹo lồi lõm khác nhau.

6.3.1. Nguyên nhân

Chủ yếu là do tụ cầu khuẩn xâm nhập vào các tuyến của da gây nên.

Do kế phát của mụn, ban đầu chỉ có một vài tuyến nhờn bị nhiễm trùng hình thành mụn, sau đó lan đến các phần sâu dưới da hoặc lan sang xung quanh hình thành mụn có nhiều đầu, những mụn này tiếp tục phát triển lên thành nhọt.

6.3.2. Triệu chứng

Trên da xuất hiện chỗ sưng màu tím bầm, tốc độ phát triển rất nhanh, tổ chức xung quanh có màu đỏ, da căng bóng. Nguyên nhân do sự thấm nhiễm của bạch cầu, dịch thẩm xuất gây nên. Nếu hiện tượng viêm không dừng lại mà tiếp tục phát triển thì bệnh súc rất đau đớn và xuất hiện triệu chứng toàn thân rất nặng.

Triệu chứng lâm sàng đặc thù của nhọt: trên bề mặt của nó có nhiều lỗ nhỏ, dùng tay ấn nhẹ trên bề mặt của nhọt sẽ thấy có mủ chảy ra. Nếu không điều trị kịp thời và triệt để bệnh chuyển sang mạn tính; gia súc gầy yếu, suy kiệt toàn thân, mất khả năng sản xuất.

6.3.3. Điều trị

Nhọt ở giai đoạn đầu có thể dùng cao ichthyol bôi lên chỗ sưng giúp tiêu viêm. Đồng thời dùng novocain 1% kết hợp với penicillin phong bế xung quanh vùng viêm có thể ngăn chặn được sự hình thành của nhọt.

Nếu bị viêm hoá mủ, thuỷ thũng ở phạm vi rộng, có triệu chứng toàn thân nghiêm trọng thì phải phẫu thuật cắt bỏ vùng bệnh, đặt dẫn lưu làm thoát dịch viêm.

Dùng kháng sinh liều cao để điều trị toàn thân ngay từ đầu tránh đựợc phương pháp điều trị bằng phẫu thuật, vì phẫu thuật sẽ làm tổn thương nhiều đến tổ chức rất lâu lành. Trong quá trình điều trị có thể dùng đường glucoza ưu trương 20 – 40% tiêm vào mạch máu để bổ sung dinh dưỡng, giúp cho cơ thể chống nhiễm độc.

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 105 - 106)