Chấn thương là tổng hợp những biến đổi hình thái, rối loạn chức năng xuất hiện trong mô bào hay cơ quan của vật nuôi do những nhân tố gây chấn thương tác động.
Chấn thương gây ra những biến đổi hình thái, rối loạn chức năng rõ rệt (rách da, giập cơ, giãn dây chằng, đứt mạch máu, gãy xương,..) thường được gọi là tổn thương.
Nhân tố gây chấn thương bao gồm:
- Nhân tố ngoại sinh: gồm tất cả các tác động của môi trường bên ngoài; ngay cả các yếu tố hữu ích khi tác động quá ngưỡng thích nghi của con vật cũng trở thành nhân tố gây chấn thương (ánh sáng, nhiệt độ,…).
- Nhân tố nội sinh: xuất hiện ngay trong cơ thể động vật; do những rối loạn trao đổi chất, tuần hoàn máu, phản ứng miễn dịch,…nhóm này thường ít gặp và khó xác định.
II. PHÂN LOẠI
Căn cứ vào bản chất của nhân tố gây chấn thương người ta chia ra 5 loại chấn thương.
2.1. Chấn thương cơ giới
Là kết quả của lực tác động cơ giới vào cơ thể vật nuôi gây ra những tổn thương khác nhau của mô bào và cơ quan. Do gia súc bị đánh đập bằng gậy guộc, gạch đá, vật nuôi đá, húc nhau,…
Chấn thương cơ giới gây rách da niêm mạc thì được gọi là tổn thương cơ giới hở (vết thương hở). Chấn thương cơ giới gây ra giập cơ; gẫy xương; giãn dây chằng; trật khớp…nhưng da hay niêm mạc không bị rách thì được gọi là tổn thương cơ giới kín (vết thương kín).
2.2. Chấn thương vật lý
Xảy ra do tác động của nhiệt độ quá cao hay quá thấp, các tia sáng, bức xạ, phóng xạ, sấm sét,…
2.3. Chấn thương hóa học
Gây ra bởi các acid mạnh hay các chất kiềm mạnh (HCl, H2SO4, NaOH, KOH,…).
2.4. Chấn thương sinh học
Do tác động của vi khuẩn, virus, nấm mốc, độc tố của động vật hay thực vật.
2.5. Chấn thương tâm thần (thần kinh)
không hoàn hảo, không đáp ứng được nhu cầu sinh lý và sự thích nghi của vật nuôi. Thường là nhân tố gây ra sự hưng phấn liên tục ở vật nuôi thông qua mắt nhìn, tai nghe (tiếng ồn mạnh kéo dài, mất yên tĩnh thái quá, vận chuyển vật nuôi đi xa).
Ngoài ra căn cứ vào mức độ và thời gian tác động của nhân tố gây chấn thương người ta chia ra: chấn thương cấp tính và chấn thương mạn tính.
- Chấn thương cấp tính: xảy ra do tác động mạnh trong thời gian ngắn. - Chấn thương mạn tính: xảy do tác động yếu trong thời gian kéo dài.
Trong cùng một thời gian vật nuôi chịu tác động của hai hay nhiều nhân tố gây chấn thương gọi là chấn thương hỗn hợp. Nhiều cơ quan tổ chức bị chấn thương gọi là đa chấn thương.