dưới da kể cả xương và sụn cũng bị tổn thương, thường bị hoại tử ướt. Nếu gia súc bị cước độ IV với diện rộng thì bệnh súc có triệu chứng toàn thân rõ rệt, sốt cao, bỏ ăn do bị nhiễm độc toàn thân. Khi nằm lâu thường kế phát một số bệnh: chướng hơi dạ cỏ, liệt dạ cỏ, thối loét da thịt.
8.2.2. Cơ chế phát sinh cước
Dưới tác động của nhiệt độ thấp, lúc đầu các mạch máu ngoại biên phản xạ co thắt tạm thời, sau đó dãn ra; nếu nhiệt độ thấp tiếp tục tác động lâu hơn thì hiện tượng co thắt kéo dài dẫn đến những biến đổi cấu trúc hình thái của hệ thống mạch máu cục bộ, gây viêm và tắc mạch. Tính thẩm thấu của thành mạch bị phá hoại, nước trong mạch máu thấm ra gây phù nề ở cục bộ. Tổ chức tích nhiều nước làm cho tế bào cục bộ trương nở, tuần hoàn trở ngại dẫn đến sự rối loạn trao đổi chất, gây hoại tử và hoại thư vùng phát cước.
8.2.3. Phòng bệnh
Về mùa đông nhốt gia súc trong chuồng trại ấm áp tránh gió lùa; khi trời rét đậm, có sương muối không nên chăn thả hoặc bắt gia súc đi làm sớm, hạn chế làm việc dưới nước.
Cho gia súc ăn uống đầy đủ, khi phát hiện chân gia súc bị phát cước (chân sưng, da màu tím bầm) phải cho gia súc nghỉ làm việc và điều trị kịp thời.
Sau khi làm việc cần phải rửa sạch vùng bàn ngón, lau khô, xoa bóp.
8.2.4. Ðiều trị
Trong điều trị phát cước phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau:
- Phải loại trừ nguyên nhân gây bệnh (không để nhiệt độ thấp tiếp tục tác động lên cơ thể gia súc).
- Sưởi ấm toàn bộ cơ thể gia súc và cục bộ vùng phát cước. - Hồi phục tuần hoàn ở cục bộ.
- Ðề phòng nhiễm trùng kế phát.
30 – 500C, ngâm chân bị phát cước vào nước ở 150C trong 10 phút sau đó nâng dần nhiệt độ của nước lên 25 – 300C rồi 35 – 400C, trong nước có pha thuốc tím với nồng độ 0,5%. Có thể dùng đèn solux hay hồng ngoại chiếu lên vùng bệnh để sưởi ấm, ngày 1 – 3 lần, mỗi lần 20 – 30 phút.
Để tăng cường tuần hoàn ở cục bộ có thể sử dụng các chất sau để xoa bóp: - Long não 10%, methyl salicylate 10 – 20%.
- Các loại dầu gió, các loại cao.
- Dùng gừng và riềng sao nóng, giã nát rồi hòa với rượu xoa bóp ngày 3- 4 lần, mỗi lần 20-30 phút.
Nếu tổ chức cục bộ bị lở loét có thể dùng dung dịch xanh methylen 2 – 3%, tím gentian 2 - 3% trong cồn 900 để bôi lên vùng bệnh.
Trường hợp nhiễm trùng cần sử dụng kháng sinh để điều trị.
Ðể bổ sung dinh dưỡng, sưởi ấm cơ thể, làm giảm tính thẩm thấu thành mạch có thể dùng đơn thuốc sau:
Rp: Ðường glucoza ưu trương 100 ml. Cồn 900 80 ml.
Calci chlorua 10%.
Pha thành dung dịch lọc tiêu độc, tiêm vào tĩnh mạch cho đại gia súc ngày 1 lần.
8.3. Bỏng do hóa chất
Bỏng toan do các loại acid mạnh (acid chlohydric, acid sulfuric,...) gây ra. Bỏng kiềm do các chất kiềm mạnh (natri hydroxyt, kali hydroxyt,...) gây ra.
8.3.1. Nguyên nhân
Do gia súc vận chuyển các loại hoá chất công nghiệp (axit, kiềm) bị các tai nạn đổ xe, vỡ bình hóa chất.
Gia súc bị ngã vào các hố vôi mới tôi. Bị tấn công bởi các hóa chất.
8.3.2. Triệu chứng