Phươngpháp gây mê cho vật nuô

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 35 - 39)

III. GÂY MÊ, GÂY TÊ

3.1.8. Phươngpháp gây mê cho vật nuô

3.1.8.1. Gây mê cho ngựa

Ngựa là loài có thần kinh tương đối linh hoạt, khả năng chịu đau kém, có phản ứng mãnh liệt đối với những kích thích đau đớn vì vậy khi phẫu thuật ngựa nên chỉ định gây mê.

Thuốc tiền mê: sử dụng atropin sulfat 1%, liều lượng: 1-2ml/100kg TT. Cách sử dụng: tiêm dưới da trước khi dùng thuốc mê 15 -20 phút.

* Gây mê bằng chloralhydrat

Chloralhydrat có thể dùng để gây mê bằng nhiều cách: tiêm tĩnh mạch, cho uống, thụt trực tràng.

Gây mê bằng đường tiêm tĩnh mạch thường cho hiệu quả nhanh, hợp lý và ít tốn kém hơn vì tác động của thuốc đến ngay vào thời điểm kết thúc tiêm.

Ngoài ra chloralhydrat còn có thể sử dụng kết hợp với gây tê cục bộ, cho khả năng thực hiện những phẫu thuật nhỏ ngay cả khi ngựa ở tư thế đứng.

- Gây mê tĩnh mạch: Chloralhydrat thường gây ra dung huyết, đông máu khi tiêm

tĩnh mạch. Để tránh hiện tượng này người ta pha thuốc thành dung dịch 10% trong các dung môi sau:

Glucoza 10% Natri chloride 0,9% Natri xitrat 5%

Thuốc pha xong dùng ngay, để lâu mất tác dụng. Khi tiêm không được để thuốc lọt ra ngoài tĩnh mạch. Thời gian mê 1,5 – 2h.

- Gây mê dạ dày: Thuốc gây nên những kích ứng niêm mạc dạ dày do đó cần pha

thuốc với nước ngọt, hồ tinh bột thành nồng độ 5% cho uống qua đường thông thực quản.

- Gây mê trực tràng: Tương tự như cho uống, phải pha thuốc trong các dung môi

bảo vệ niêm mạc trực tràng, pha thành dung dịch 5%. Thường pha sao cho dung dịch có dung tích không quá 1,5l. Thụt vào trực tràng sau khi đã giải thoát hết phân. Khi rút ống thông phải nhẹ nhàng, đồng thời kích thích cho cơ vòng hậu môn khép kín lại để tránh thải thuốc ra ngoài. Thời gian mê khoảng 1,5h.

* Gây mê bằng rompum (combelen)

Rompum là thuốc gây mê dạng nước do hãng Bayer của Cộng hòa Liên bang Đức sản xuất.

Rompum 5ml/100kg TT, sử dụng tiêm dưới da hay tiêm bắp. Thuốc giúp gây mê nông do đó có thể thực hiện phẫu thuật khi vật nuôi ở tư thế đứng. Thời gian mê đạt 45 - 60 phút.

Kết hợp: Rompum 4 ml/100kg TT tiêm dưới da hay tiêm bắp.

Chloralhydrat 8 g/100kg TT, tiêm tĩnh mạch. Thời gian mê khi kết hợp hai loại thuốc này có thể đạt tới 1,5h.

Kết hợp: Rompum 5 ml/100kg TT, tiêm dưới da hay tiêm bắp.

Natri thiopental 0,6 – 0,8 g/100mgTT, tiêm tĩnh mạch (không để lọt ra ngoài tĩnh mạch). Thời gian mê có thể đạt 1,5h.

3.1.8.2. Gây mê cho lợn

Lợn là loài động vật có thần kinh trì trệ, ít mẫn cảm với kích thích đau đớn do đó khi thực hiện phẫu thuật đối với lợn nhỏ không nhất thiết phải gây mê mà chỉ cần cố định chắc chắn là có thể thực hiện phẫu thuật được, kể cả các phẫu thuật phức tạp. Đối với việc phẫu thuật lợn lớn việc cố định rất khó khăn do đó cần thiết phải gây mê để đơn giản hóa việc cố định con vật.

Thuốc tiền mê: sử dụng aminazin với liều lượng 0,5mg/1kg TT tiêm dưới da hay bắp thịt.

* Gây mê bằng natrithiopental

Liều lượng 1,5g/100kg TT, pha thuốc trong nước mối sinh lý đạt nồng độ 5% tiêm tĩnh mạch (không để lọt thuốc ra ngoài tĩnh mạch). Thời gian mê đạt 1h.

* Gây mê bằng chloralhydrat

Liều lượng 10g/100kg TT, pha thuốc thành dung dịch 10% tiêm phúc mạc hay tĩnh mạch. Cách pha thuốc như dùng cho ngựa. Thời gian mê kéo dài khoảng 1,5h.

* Gây mê bằng combelen

Sử dụng với liều lượng 5ml/100kg P tiêm tĩnh mạch, con vật ở mức độ mê nông.

3.1.8.3. Gây mê cho loài nhai lại

Hiện nay chưa có thuốc gây mê lý tưởng cho loài nhai lại. Liều gây mê sâu và liều trúng độc của các loại thuốc mê hiện dùng rất gần nhau. Mặt khác loài nhai lại có loại hình thần kinh trì trệ, khả năng chịu đau lớn tốt vì thế chỉ cần cố định chắc chắn, kết hợp với gây tê cục bộ là có thể thực hiện được các phẫu thuật lớn. Khi thật cần thiết mới chỉ định gây mê và cũng chỉ nên gây mê nông.

Thuốc tiền mê dùng cho loài nhai lại là atropin sulfat 1%, liều dùng 1-2 ml/100kg TT.

* Gây mê bằng cồn ethylic

Sử dụng cồn ethylic 96% (loại tinh khiết), liều 30-40 ml/100kg P. Dùng glucoza 5% hay nước muối sinh lý hạ thấp độ cồn xuống 30-40%. Tiêm chậm tĩnh mạch.

Gây mê bằng cồn ethylic con vật chỉ đạt được mức độ chếnh choáng. Áp dụng để thực hiện các thủ thuật chỉnh xương khớp.

* Gây mê bằng chloralhydrat

Sử dụng chloralhydrat tiêm tĩnh mạch với liều lượng 10g/100kg TT. Cách pha thuốc và tiêm như dùng cho ngựa.

* Gây mê kết hợp bằng cồn ethylic và chloralhydrat

Khi sử dụng kết hợp hai loại thuốc này cho kết quả mê tốt nhưng liều lượng mỗi thuốc phải thấp hơn so với dùng riêng lẻ từng loại.

Dùng cồn ethylic 96% với liều lượng 25 ml/100kg TT, pha loãng thành nồng độ 30 - 40% tiêm chậm vào tĩnh mạch. Sau đó dùng chloralhydrat 8g/100kg TT tiêm tĩnh mạch, con vật sẽ mê kéo dài 1 -1,5h.

* Gây mê bằng natrithiopental

Natrithiopental là thuốc mê dạng bột, sử dụng với liều lượng 1,5g/100kg P. Khi sử dụng phải pha trong nước muối sinh lý đạt nồng độ 5%, tiêm chậm vào tĩnh mạch (không để thuốc lọt ra ngoài tĩnh mạch). Cần chú ý theo dõi sát hành vi của con vật do quá trình mê đến rất nhanh khi chưa kết thúc việc tiêm thuốc. Thời gian mê kéo dài 1h.

* Gây mê bằng rượu ngon

Dùng rượu ngon ở nồng độ 30-40% sử dụng cho trâu, bò cái và bê nghé uống. Liều lượng 200-300ml/100kg TT. Sử dụng rượu để gây mê giúp vật nuôi đạt được mức độ chếnh choáng giúp tiến hành các thủ thuật chỉnh xương khớp.

3.1.8.4. Gây mê chó, mèo

Chó, mèo là vật nuôi ăn thịt, có hệ thần kinh linh hoạt vì thế rất mẫn cảm với các kích thích đau đớn. Khi tiến hành phẫu thuật phải chỉ định gây mê bắt buộc, ngay cả khi tiến hành thiến chó, mèo đực.

Thuốc tiền mê sử dụng cho chó, mèo là atropin 0,1% với liều 1ml/10kg TT, tiêm dưới da trước khi tiêm thuốc mê 10 -15 phút.

Gây mê cho chó, mèo có rất nhiều phác đồ. Sau đây là một số phác đồ thông dụng:

* Gây mê bằng zoletil

Zoletil có 3 sản phẩm chính, tùy theo hàm lượng hoạt chất trong chế phẩm mà có: zoletil 25, zoletil 50, zoletil 100. Sản phẩm bán luôn có dung môi pha kèm theo. Khi đã pha cần phải dùng ngay, để lâu thuốc mất hoạt tính. Liều trung bình sau khi đã pha thuốc của zoletil 50 là 1ml/10kg TT. Đường cho thuốc: tĩnh mạch, dưới da, tiêm bắp. Thuốc có hiệu quả hơn khi tiêm tĩnh mạch với chó. Đối với mèo tiêm dưới da, tĩnh mạch, bắp đều cho kết quả như nhau.

* Gây mê bằng natrithiopental

Dùng natrithiopental với liều lượng 15 mg/1kg TT, pha thành nồng độ 5% trong nước muối sinh lý, tiêm tĩnh mạch. Thời gian mê trung bình là 1h. Nếu sử dụng với liều lượng 30 mg/1kg TT thì thời gian mê kéo dài 2h.

* Gây mê bằng rompun kết hợp với ketamin

Rompun 0,5 ml/1kg TT tiêm dưới da hay tiêm bắp.

Ketamin 0,5 ml/10 kg TT tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da hay tiêm bắp. Thời gian mê kéo dài 1h.

* Gây mê bằng ketamin

Sử dụng ketamin với liều 1ml/10kg P tiêm tĩnh mạch. Thời giam mê khoảng 1h.

3.2. Gây tê

3.2.1. Khái niệm

Gây tê là cắt đứt tạm thời cảm giác trong vùng phẫu thuật bởi tác dụng của thuốc gây tê. Khi gây tê làm mất cảm giác đau, cảm giác nhiệt, cảm giác xúc giác và cảm giác khác. Thuốc gây tê sử dụng cục bộ và có tác dụng tại nơi đưa thuốc vào vì vậy người ta thường sử dụng cụm từ “gây tê cục bộ”.

Những chất gây tê thường dùng là: novocain, lidocain, sovcain, dicain,…; ở nước ta thông dụng là novocain, lidocain.

Novocain được pha trong nước cất hay nước muối sinh lý ở các nồng độ khác nhau 0,125-10%, nồng độ thông dụng là 0,25-3%.

Để tăng thêm tác dụng của novocain có thể cho adrenalin 0,1% vào dung dịch novocain với tỉ lệ 2 ml adrenalin 0,1%/1 lit novocain ở nồng độ nào đó, cho rivanol vào dung dịch novocain đạt nồng độ 0,1% để có thêm tác dụng diệt trùng, thêm huyết thanh vào dung dịch gây tê làm kéo dài thời gian gây tê và giảm chảy máu khi phẫu thuật, pha thuốc tê trong dầu thực vật hay dầu cá làm chậm sự hấp thu của thuốc tê nên có thể kéo dài sự tê.

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)