Sinh bệnh học và triệu chứng

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 100)

V. NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA HIẾU KHÍ

5.2. Sinh bệnh học và triệu chứng

Dưới tác động của những nhân tố gây nhiễm trùng hiếu khí, trong mô bào xuất hiện ổ tổn thương và hoại tử. Cơ thể phản ứng lại bằng sự viêm mủ có thể diễn ra một cách êm đềm hay dữ dội.

Nhiễm trùng mủ thể êm đềm: đặc trưng bởi sự định vị rõ rệt của ổ nhiễm trùng.

Ít có sự họai tử mô bào và các tổ chức bị phân hủy có giới hạn. Vùng phù viêm và thấm nhiễm tế bào có ranh giới xác định. Không có biểu hiện viêm hạch và mạch lâm ba. Vật nuôi có thể bị sốt nhẹ (0,5 – 10C), đôi khi dừng ở ranh giới cao nhất của sự bình thường. Nhịp hô hấp, nhịp tim nhanh hơn đôi chút. Vật nuôi bị ức chế không nhiều, không có biến chứng nặng nề, con vật dễ dàng khỏi bệnh.

Nhiễm trùng mủ thể dữ dội (ác tính): do tác nhân kích thích có độc lực cao và cơ thể

phản ứng lại quá mãnh liệt. Tại ổ nhiễm trùng có sự hoại tử lũy tiến (vùng hoại tử mở rộng). Vùng phù viêm và thấm nhiễm tế bào không có ranh giới rõ rệt. Có biểu hiện của viêm hạch, mạch lâm ba. Hàng rào hạt hình thành chậm hay không hình thành do đó tạo điều kiện cho sự lan tỏa và xâm nhập của tác nhân gây bệnh vào mô bào lành mạnh lân cận, dẫn đến sự lan tỏa của ổ nhiễm trùng. Hệ thống thần kinh bị tái kích thích liên tục gây nên hiện tượng loạn dưỡng thần kinh. Phản ứng thực bào của bạch cầu, chức năng bảo vệ của tổ chức liên kết suy yếu. Quá trình bao vây ổ nhiễm trùng bị ngăn trở do đó thể nhiễm trùng mủ cấp tính có thể biến tính thành nhiễm trùng toàn thân.

Thể nhiễm trùng mủ ác tính con vật sốt cao kéo dài, nhịp tim và hô hấp nhanh, giảm ăn, đau đớn. Ở ngựa và cừu có thể thấy hiện tượng toát mồ hôi từng phần của cơ thể. Nhiễm trùng mủ cấp tính thường thấy ở trong các trường hợp: áp xe ác tính, phlegmon, viêm phúc mạc, viêm khớp mủ, viêm tử cung tích mủ,…

5.3. Điều trị

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)