Giọng trầm tư, sâu lắng

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 116 - 123)

Khi suy ngẫm về những vấn đề của cuộc sống, văn chương nghệ thuật cũng như các vấn đề về văn hóa, đạo đức... bên cạnh giọng ngậm ngùi, xa

xót, Đỗ Chu cịn đan xen, kết với giọng trầm tư, sâu lắng để hướng người đọc đến những nội dung có vấn đề. Bao băn khoăn, trăn trở của một con người trên hành trình tự đấu tranh với chính mình để hướng tới sự hồn thiện về tài năng, nhân cách, để có những trang văn đẹp, có hồn, có ý nghĩa với con người đều được tác giả bày lộ qua những lời tâm sự chân thành. Có thể nói với chất giọng này, những vấn đề mà Đỗ Chu nói ra, bàn đến đều tìm được sự đồng cảm, chia sẻ ở người đọc.

Giọng trầm tư, sâu lắng kết hợp hài hòa với sự từng trải đã tạo cơ hội cho nhà văn bày lộ cái vốn văn hóa hết sức sâu rộng của mình trên trang viết. Và trên mỗi trang tùy bút, người đọc nhận thấy một “Đỗ Chu đủ cái biết đời

để mà cắt nghĩa, lý giải, triết lý về sự đời” [II.20]. Đọc tùy bút của ơng,

người đọc như nhìn thấy ơng đang ngồi đó, khn mặt sinh động có hồn, từ từ nói chuyện với chúng ta bằng những lời lẽ chân thành, với những câu hỏi xốy sâu vào lịng người đọc: “Nếu cuộc đời nhà văn là một con thuyền trơi

trên biển, thì đây là một vùng biển động, rất nhiều sóng gió, rất nhiều thử thách. Sự từng trải của mỗi người là rất đáng kể, ai dường như cũng có tên có tuổi, ấy vậy mà những trang sách thực hay có lẽ vẫn cịn q ít, q ít là đằng khác. Đội ngũ những người cầm bút thì đâu có thưa thớt gì cho cam. Chỗ nào cũng gặp, dạo này nhiều nhà văn nhà báo quá, rất là đông, như thế có nghĩa là thế nào?”. Trong những lời tâm sự ấy, ta cảm nhận được những

băn khoan, lo lắng của một nhà văn tâm huyết với nghề. Câu hỏi mà ông đặt ra khơng chỉ muốn tìm cho mình câu trả lời về thực trạng văn học nghệ thuật bây giờ mà là một lời đối thoại với những người cầm bút. Phải là người có tâm huyết, có trách nhiệm cao với những trang viết thì mới có những băn khoăn, trăn trở đáng nể, đáng phục như vậy.

Chất giọng trầm tư, sâu lắng cũng giúp Đỗ Chu nói ra những tâm sự dù là khó nói nhất trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Ơng đã đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, kinh ngiệm sống và viết cũng được chắt lọc từ sự trải nghiệm ấy. Từ tận cùng của cõi nhớ cõi thương, ông luôn tâm niệm:

“Cái may mắn nhất, cái ân huệ lớn nhất mà cuộc đời đã mang đến cho tơi

chính là việc tơi đã sớm được gần gũi những người ấy. Chắc chắn chưa bao giờ các ơng dạy mình phải làm thế nào để trở thành một nhà văn lớn, vì các ơng có nghĩ thế đâu, nhưng cách sống của mỗi người trong số họ đã nhã nhặn chỉ cho mình nhìn thấy như thế nào là một người cầm bút đúng mực”

[I.1, 282]. Khiêm nhường và từ tốn, Đỗ Chu đã thể hiện niềm biết ơn chân thành với những nhà văn đi trước, những người có thực tài, thực tâm và biết trân trọng cái đẹp nhân cách con người. Nghĩ và hiểu được như vậy ta mới thấy được Đỗ Chu quả là một đời người, đời văn không đơn giản. Khơng đơn giản vì ơng là người khơng dễ qn q khứ, không dẫm lên bước chân của những người đi trước mà biết trân trọng những bước đi đó để tạo ra cho mình một bước đi mới trên cùng một con đường mà các bậc tiền bối đã chọn.

Từ những vấn đề nan giải của cuộc sống hiện tại xô bồ trong thời buổi kinh tế thị trường, Đỗ Chu hướng vọng về những nhân cách kẻ sĩ của một thời. Theo ông: “kết tinh cao nhất, tiêu biểu nhất của nhân cách đó ở ta có

nhẽ khơng ai rõ bằng Nguyễn Trãi”. Nhớ về Nguyễn Trãi, tác giả không khỏi

chạnh lòng nghĩ đến nỗi oan khiên thảm khốc trong cuộc đời của ơng. Với cái nhìn khái qt, Đỗ Chu cho rằng: “Cái chết của ông là một tiếng kêu thét

giữa đời thường, là tiếng thét đánh giữa trời đất bằng lặng, nó có ý nghĩa báo động cho dân tộc trước một tình thế chẳng lành” [I.1, 260]. Những câu

văn vừa thể thể hiện niềm tự hào của tác giả trước tài năng, khí phách và nhân cách hơn người của nguyễn Trãi, vừa bộc lộ nỗi xót xa, đau đớn trước cuộc đời đầy bi kịch của người anh hùng lỗi lạc. Nói về chuyện xưa, người xưa nhưng cũng là một liên hệ để nói về thời nay, người nay. Ơng muốn dùng tấm gương của người xưa để thức tỉnh con người thời nay. Nhất là đối với người cầm bút “phải tự địi hỏi nghiêm khắc ở mình hơn, viết khó nhọc kĩ

lưỡng hơn nữa, chứ khơng nên sống tùy thời, ăn theo nói theo” [I.1, 259]. Lời

khuyên cho những người cầm bút nhưng đó cũng là lời Đỗ Chu nói về mình, nói cho mình, răn dạy chính mình để những trang viết ngày một ý nghĩa hơn với cuộc đời và con người.

Ở độ tuổi nhiều trải nghiệm, đủ sự chín chắn và đĩnh đạc như Đỗ Chu, những chiêm nghiệm về thân phận con người, kiếp người là nỗi niềm thường trực, có khi trở thành ám ảnh. Như một sự đúc kết được rút ra cả một đời, Đỗ Chu nhìn cuộc sống với con mắt tinh tường và bằng tấm lòng độ lượng. Điều nhà văn nói ra hiển nhiên và giản dị như chân lí: “Thế là ta đã trọn một đời

gắn bó với nơi này, mỗi ngày ta sống với nó là một ngày nhiều nếm trải, có khi phải cố mà sống, phải bỏ qua nhiều chuyện mà sống, đến lúc vừa hiểu được nó thì tóc trên đầu điểm bạc. Như là số phận vậy, hạnh phúc mà ta nhìn thấy ở nơi này có lẽ khơng gì khác hơn là ta đã biết yêu thương nó” [I.1, 43].

Chất giọng trầm tư, sâu lắng này như có một sức mạnh nội tại, nó ln chảy ngầm trong tùy bút của Đỗ Chu. Nó có tác dụng thể hiện thái độ tình cảm của nhà văn trước những vấn đề nhân sinh, thế sự.

Có thể nói tùy bút Đỗ Chu lơi cuốn người đọc bởi những con chữ đan bện vào nhau trong sự đan xen của nhiều sắc thái giọng điệu khiến cho những vấn đề Đỗ Chu nói đến, bàn đến khơng bị khô cứng và nhàm chán. Tất cả trở nên sống động và tràn đầy sức sống và cứ lắng sâu vào tâm trí người đọc. Mặt khác, ở những trang, những đoạn mang yếu tố triết luận, sự kết hợp, đan xen linh hoạt trong giọng điệu khiến cho những vấn đề có tính chất đối thoại, khơng tạo ra sự gay gắt hay thổi bùng sự tranh luận mà nó khơi gợi được sự đồng cảm, chia sẻ của người tiếp nhận. Sự đan xen, linh hoạt trong giọng điệu đã tạo nên sức hút không cưỡng nổi của tùy bút Đỗ Chu nơi người đọc. Nói như nhà nghiên cứu Hồng Ngọc Hiến khi đọc xong cuốn Thăm thẳm

bóng người của Đỗ Chu: “Có một cảm giác thăng hoa như vừa được uống

rượu quý, một cảm giác bình yên khi ta gấp lại tập tùy bút này. Vui đấy mà nghiệm lắm đấy, đây là những trang sách của người thắp lửa”!

KẾT LUẬN

Sinh năm 1944, đến nay Đỗ Chu đã ngoài sáu mươi, gần đến cái tuổi thất thập cổ lai hy, vậy mà trong con người ông vẫn tràn đầy một niềm đam mê cống hiến hết mình cho những trang văn. Nhìn lại khoảng thời gian hơn bốn mươi năm cầm bút, chúng ta thấy Đỗ Chu đã sáng tác trên nhiều thể loại khác nhau. Ông đến với truyện ngắn và nổi tiếng ngay từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX. Cùng thời gian này, tập bút kí Vịm trời quen thuộc (1968) của Đỗ Chu ra mắt bạn đọc. Tuy nhiên, tập kí này chưa thể sánh ngang truyện ngắn của ông. Với những truyện ngắn của mình, Đỗ Chu là một trong nhưng số ít cây bút làm “xao xuyến văn đàn”. Thành công của ông trên lĩnh vực này được đánh dấu bằng những giải thưởng lớn. Năm 2001 với cụm tác phẩm: Hương

cỏ mật, Phù sa, Mảnh vườn xưa hoang vắng, ông vinh dự nhận giải thưởng

nhà nước về Văn học – Nghệ thuật. Năm 2003 với tác phẩm Một lồi chim

trên sóng, Đỗ Chu tiếp tục nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Và

đặc biệt với tập truyện này, Đỗ Chu vinh dự đại diện cho các nhà văn Việt Nam nhận giải thưởng văn học ASEAN năm 2004 tại Thái Lan. Sau những thành công ở thể loại truyện ngắn, Đỗ Chu thử sức ở thể loại tùy bút. Và với tập tùy bút Tản mạn trước đèn, Đỗ Chu lại tiếp tục làm mới văn hiệu của mình. Sáng tác mới này của nhà văn được nhận giải thưởng của Hội nhà văn năm 2005. Không dừng lại ở thành công mở đầu trên mảnh đất của một thể loại “dễ viết nhưng khó hay” này, năm 2008, Đỗ Chu tiếp tục chinh phục người đọc tập tùy bút Thăm thẳm bóng người. Sự ra đời nối tiếp của hai tập tùy bút đã phá vỡ “định mệnh” của một cây bút truyện ngắn. Theo các nhà nghiên cứu văn học đương đại thì Đỗ Chu được xếp vào một trong số ít nhà văn viết hay và để lại dấu ấn đậm nét của cái tôi cá nhân trên thể loại tùy bút.

Như vậy, trong văn nghiệp của mình, Đỗ Chu đã tạo dựng tên tuổi của mình trên thể loại tùy bút khi đã có bề dày về sáng tác, có sự từng trải trong nghề nghiệp. Với những thành tựu này, Đỗ Chu không chỉ khẳng định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được tài năng nhiều mặt, bản lĩnh văn hóa của mình trong sáng tạo nghệ thuật mà cịn góp phần khẳng định được vị thế và sức sáng tạo dồi dào của các nhà văn Việt Nam trong dòng chảy của nền văn học dân tộc và so với các nước khác trong khu vực.

Đỗ Chu chọn tùy bút bằng sự tinh tế, phóng thống, tự tin vào khả năng sáng tạo của bản thân. Là một nhà văn có niềm tin vào tình người, tình đời, Đỗ Chu đã lấy chữ tình là điểm đến và cũng là cội nguồn cảm hứng để ơng trải lịng mình trên những trang tùy bút. Trong tùy bút của ông, cái ác, cái xấu dường như khơng có mảnh đất để tồn tại. Ơng thiên về việc tìm và phản ánh những nét đẹp văn hóa tiềm ẩn trong mỗi khung cảnh, mỗi con người mà ông từng gặp, từng dừng chân trên con đường lao động nghệ thuật. Dù viết về những con người bình thường, bình dị trong cuộc sống hay những người đã thành danh, những tài năng, những bậc trí giả, nghệ sĩ... Đỗ Chu ln thống nhất trong cái nhìn q mến, trân trọng và tin yêu.

Bên cạnh tình yêu tha thiết và niềm tin yêu mãnh liệt vào con người, tùy bút Đỗ Chu cịn hiện lên một cái tơi ln đằm sâu trong những suy tư, trăn trở về nghề văn, đời văn cùng những vấn đề gây bức xúc trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, bằng cái nhìn khách quan, sự phán xét cơng tâm, Đỗ Chu không thái quá hay cực đoan khi lên án phê phán cái xấu, cái tha hóa biến chất trong xã hội người. Như một “phản đề”, Đỗ Chu viết về những mặt trái trong tính cách của con người nhằm gián tiếp khẳng định, ngợi ca những bản tính tốt đẹp vốn có tiềm ẩn trong mỗi con người. Đồng thời, qua sự đối lập nhưng thống nhất trong quan điểm nghệ thuật về con người của Đỗ Chu, người đọc thấy chảy ngầm trong những trang tùy bút là lời kêu gọi thức tỉnh con người trước sức cám dỗ của cái ác, cái xấu đang ùa vào cuộc sống của mỗi con người như “con bão tiền tệ” thời mở cửa và hội nhập. Theo Đỗ Chu, bên cạnh những cái mất đi khi đất nước trở mình trỗi dậy bước vào thời kì đổi mới thì bản sắc văn hóa của dân tộc là cái còn lại, cái vững bền trước quy luật băng hoại của thời gian. Nó là tài sản vơ giá, là “viên hoàng ngọc” ẩn

tàng trong tâm hồn, trái tim mỗi con người đất Việt. Giữ được nó cũng chính là cách để chúng ta tự tin vững bước trên con đường khẳng định vị thế của đất nước, dân tộc mình trên trường quốc tế.

Để thể hiện quan niệm mới mẻ về con người và cuộc sống dưới góc độ văn hóa, tác giả Đỗ Chu lựa chọn và sử dụng chất liệu ngôn ngôn ngữ, kiến tạo giọng điệu và xây dựng thế giới biểu tượng hết sức độc đáo. Sự đan xen, linh hoạt trong giọng điệu đã giúp cái tơi nhà văn nói ra những điều mà ơng trăn trở suốt một đời cầm bút, cho dù đó là những điều khó nói nhất. Tất cả đều nhẹ nhàng, khoan thai, Đỗ Chu đưa người đọc miên man tâm sự cùng ông hết trang tùy bút này đến trang tùy bút khác. Sự thông cảm, chia sẻ và đồng vọng mà Đỗ Chu tìm được nơi bạn đọc có lẽ khơng chỉ xuất phát từ tài năng của nhà văn trong việc chọn cho mình những chất giọng phù hợp với tạng cảm xúc mà còn do sự lan tỏa của một tâm hồn trong sáng, một trái im không lúc nào lặng im nhịp thở vì con người ở nơi ơng. Cùng với giọng điệu rất riêng, Đỗ Chu còn tạo nên sức hấp dẫn của mình bằng một chất liệu ngơn ngữ mang đậm cá tính và phong cách của ơng. Chất liệu ngôn ngữ giàu chất thơ của Đỗ Chu được định hình từ thế giới truyện ngắn dường như đến tùy bút trở nên đậm đà hơn. Cùng với sự đan xen, kết hợp của ngôn ngữ giàu triết lý, suy nghiệm người đọc thấy một cái tơi Đỗ Chu khơng chỉ lắng mình trong những nét đẹp văn hóa mang tính truyền thống mà cịn hướng về những giá trị mang tính nhân văn cao cả. Ở đó cịn là một cái tơi băn khoăn, trăn trở trên hành trình đối diện với mình, trở về với cái tơi bản thể của mình. Tất cả góp phần làm nên giá trị của tùy bút Tản mạn trước đèn và Thăm thẳm bóng

người của Đỗ Chu.

Bằng sự lao động khơng mệt mỏi trên hành trình đi tìm cái đẹp của nghệ thuật, Đỗ Chu đã tạo cho mình một phong cách nghệ thuật riêng, độc đáo mang đậm dấu ấn cái tơi văn hóa của nhà văn.

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 116 - 123)