3.3.1. Giới thuyết về giọng điệu
Giọng điệu là giọng nói, lời nói biểu thị một thái độ nhất định của con người trong đời sống hàng ngày. Mỗi con người có một giọng nói riêng khơng ai giống ai và chỉ cần nghe giọng nói là có thể đốn định được tính cách cùng hành trạng của họ. Người xưa từng truyền nhau những câu ca dao: Chim khơn hót tiếng rảnh rang
Người khơn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Hay như trong quan niệm về cái duyên con gái, giọng nói được dân gian xếp hàng đệ nhị:
“Một dun tóc bỏ đi gà
Giọng nói của mỗi con người là do thiên bẩm nhưng nó cũng là sự kết tụ và hun đúc của truyền thống gia đình, dịng họ cùng khả năng tiếp thu, bồi đắp của chính bản thân chủ thể nói trước sự biến thiên đa dạng của cuộc sống, xã hội. Có khi nghe người này nói thì thấy êm tai, nghe người khác nói thì muốn chỉ một lần tiếp xúc. Giọng nói là một trong nhiều yếu tố có vai trị quan trọng thể hiện cá tính cũng như tâm hồn, phẩm chất của mỗi con người. Khơng phải ngẫu nhiên mà lời nói, giọng điệu có thể góp phần tạo nên cái duyên ngầm trong mỗi con người khi giao tiếp. Và cách nói năng nhẹ nhàng, đúng mực, có duyên là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt.
Trong văn học, giọng điệu khơng đơn thuần là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói, giọng điệu cịn mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử của tác giả trước các hiện tượng đời sống. Nó là “thái
độ, tình cảm lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hơ, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng xã, ngợi ca hay châm biếm… ” [II.19, 134]. Như thế giọng điệu giúp ta nhận ra
tác giả bởi bản thân nó là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học. Thơng qua giọng điệu người đọc có thể nhận biết được phong cách của nhà văn vì nó “gắn với giọng “trời phú” của mỗi tác giả,
nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật phù hợp với đối tượng thể hiện”
[II.19, 135]. Tạo ra trong sáng tác của mình một hệ thống giọng điệu riêng, độc đáo, phong phú và đa dạng là thước đo quan trọng để đánh giá tài năng của nhà văn. Khẳng định quan niệm của mình về giọng điệu trong tác phẩm văn học, Turghênhep cho rằng: “Cái quan trọng trong tài năng văn học... và
tơi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì một tác phẩm là cái mà tơi muốn gọi là tiếng nói của mình. Đúng thế, cái quan trọng là tiếng nói của mình, cái quan trọng là giọng riêng biệt của chính mình khơng thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”. Cho nên giọng điệu là một phạm trù thẩm
mỹ của tác phẩm văn học, có vai trị rất lớn trong việc tạo nên phong cách của nhà văn.
Đỗ Chu là một người có ý thức trong sáng tạo nghệ thuật. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay, ơng đã hình thành cho mình một phong cách viết với những nét riêng độc đáo, không hề pha trộn hay hòa tan trong bản hợp âm đa thanh, đa sắc của văn xi thời hiện đại. Đó là một “Đỗ Chu xưa, một Đỗ
Chu nhẩn nha, một Đỗ Chu trữ tình, một Đỗ Chu phóng khống, một Đỗ Chu tinh tế.” [II.6]. Phong cách viết này của Đỗ Chu càng đằm sâu, càng chín
muồi trong những trang tùy bút được ông viết khi tuổi đời và tuổi nghề có độ dày từng trải.
Bằng cảm quan văn hóa, Đỗ Chu đã khi khắp nơi, đến mọi ngõ ngách trong cuộc sống để tìm, phát hiện, nâng niu trân trọng những giá trị văn hóa tồn tại trong mỗi góc vườn, mỗi ngôi nhà, nơi nhành hoa lá cỏ, trên các trang sách và trong mỗi tâm hồn con người. Tùy thuộc vào từng vấn đề khác nhau, tác giả biểu hiện thái độ tình cảm của mình bằng những chất giọng riêng, phù hợp với đối tượng được miêu tả, phản ánh. Chính bởi vậy, tùy bút Đỗ Chu là sự đan xen của nhiều giọng điệu khác nhau, thể hiện tài năng cũng như sự nhạy cảm của nhà văn.