Con người tự trào

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 75 - 80)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.3. Con người tự trào

Trên hành trình kiếm tìm những giá trị văn hóa còn chứa đọng nơi tâm hồn, trái tim, nhịp sống của con người, nơi những chứng tích văn hóa đã và đang bị mất dần cả hình hài lẫn nội dung của nó, cái tôi Đỗ Chu nhiều khi phải khỏa lấp những buồn vui trong lòng bằng những tiếng cười hóm hỉnh mà thâm trầm, sâu sắc. Đằng sau cái tôi tự trào ấy là một tâm hồn yêu thương tha thiết con người, quê hương và văn hóa xứ mình. Càng yêu nhiều, thương nhiều Đỗ Chu càng xót xa, ngậm ngùi khi đối diện với những giá trị, con người ngụy văn hóa tồn tại không ít trong cuộc sống hiện tại của chúng ta.

Đọc tùy bút Tản mạn trước đènThăm thẳm bóng người, nhà văn Nguyên An phát hiện: “Đã đôi ba lần tôi thấy Đỗ Chu tự trào, tự xỉ vả như Tú Xương, Nguyễn Khuyến hơn một trăm năm trước” [II.1, 5]. Thực tế cho thấy, đằng sau cái tôi tự trào, tự xỉ vả mình, người đọc nhận ra một Đỗ Chu vừa đằm sâu trong những giá trị văn hóa đích thực, vừa thông minh, sắc sảo trong khi phê phán, châm biếm những giá trị và con người ngụy văn hóa. Với cái nhìn trực diện, Đỗ Chu nhận ra những giá trị ngụy văn hóa đang ngày một lên men và xâm nhập ngày càng sâu vào đời sống của con người. Nạn tham nhũng và tệ quan liêu, sự tha hóa nhân cách trong nhiều cán bộ, ở mọi ngành mọi cấp ở Việt Nam đang trở thành một hiểm họa thách thức sự tồn vong của cả một thể chế. Bên cạnh đó, ngoài nạn sách giả, văn hóa giả, đạo đức giả, Đỗ Chu còn xem việc tồn tại của bằng cấp giả đang là một vấn nạn của đất nước thời kì mở cửa và hội nhập. Người đọc thấy sự phê bình, lên án của nhà văn trước một xã hội còn nhiều tệ nạn, khi sự thật - giả, trắng - đen, đúng - sai trở nên khó nắm bắt, bản thân con người bình thường khó lường hết được.

Vì thế, muốn nhận chân được sự thật thì chỉ còn một cách là dùng cái máy

thử người: “Cái máy ấy thật kì tài, mang nhét một người nào đó vào, một lúc lại thấy lòi ra ở đầu bên kia có khi vẫn là người đó nhưng nhiều khi cũng không hẳn còn là người đó nữa. Nếu quả có một cái máy như thế thì thiết nghĩ, hơn lúc nào hết, dù đắt mấy cũng nên mua ngay mà mang về, một cái đem đặt ở tổ chức trung ương, một cái đem đặt ở tổ chức Chính Phủ” [I.1, 290]. Đằng sau cách nói giễu nhại ấy, chúng ta thấy một cái tôi nhà văn đang băn khoan, trăn trở về những điều còn tồn tại trong xã hội. Trong cái tiếng cười hóm hỉnh của nhà văn, chúng ta nhìn thấy nỗi xót xa của ông khi đứng trước một thực trạng xã hội còn nhiều vấn đề nan giải không thể giải quyết được trong một sớm một chiều. Bởi vì đằng sau nạn bằng giả, bằng thật là vấn đề suy thoái đạo đức, là giá trị người đang bị xuống cấp ghê gớm.

Hiện thực cuộc sống với với những ngổn ngang đúng sai, nhà văn đôi khi tự trào để có thể giải thoát cho mình khỏi tâm trạng đầy u uẩn. Quay ngược thời gian về quá khứ, cái tôi nặng lòng với quê hương, với quá khứ ấy chìm đắm trong những miên man hồi tưởng nơi miền không gian của tuổi thơ. Lúc đó, kỉ niệm ùa về trong những rung động hồn nhiên nhất, ngây thơ nhất. Nhà văn tự trào khi nhắc lại mối tình với cô bé chăn trâu hàng xóm:

Cũng như cái thân tôi vậy, ở cái tuổi lên chín lên mười đã toan lấy vợ, tôi mê cô bé bên hàng xóm với một tình cảm tưởng không gì gỡ nổi, chỉ chực lớn lên là cưới nhau” [I.1, 103]. Tiếng cười cất lên cùng với những kỉ niệm được hồi nhớ khiến nhà thơ như được trở lại với thời bé dại của mình. Nó gần gụi, thân thương là vậy nhưng chứa chất bên trong những kỉ niệm đó là những giá trị người thiêng liêng và bền vững. Mối tình thời thơ dại xuất phát từ những tình cảm tự nhiên, hồn nhiên của con người. Nghĩ về nó, nhà văn như tìm lại được chút gì đó thanh thản cho chính mình. Phải chăng đó chính là bến đậu bình yên, là nơi neo đậu của tâm hồn nhà văn sau những bộn bề lo toan của cuộc sống hiện tại từng ngày từng giờ vây bủa lấy ông.

Cũng với cái tôi tự trào thông minh mà dí dỏm, Đỗ Chu đưa người đọc đến với màn gọi hồn nhà văn Nam Cao. Cái nhìn giễu nhại được bao bọc

trong màu sắc nửa thực nửa hư của màn lên đồng : “Chắc lâu ngày hồn rồi hồn nhớ lầm, hoặc là hồn đoán mò, hồn nghe loáng thoáng tên mình là Cao, cái tên cũng quen quen, chợt nghĩ có thể là một ông nhạc sĩ chăng, nhạc sĩ tất nhiên đi đâu cũng phập phùng một cây đàn” [I.1, 138]. Cách nói này không tỏ ý phê phán hay bất bình về những chuyện sai sự thật mà nó tạo ra tiếng cười hóm hỉnh, vui vẻ, làm khỏa lấp đi nỗi buồn trong lòng người đang sống khi nhớ lại người đồng nghiệp đã hi sinh trong chiến tranh. Có thể thể tiếng cười toát lên từ những trang tùy bút của Đỗ Chu nó không gây ra những âm thanh chát chúa của sự phê phán, tranh luận mà nó ngấm sâu vào tâm thức người đọc một âm sắc dịu nhẹ của chất men dí dỏm, hóm hỉnh. Qua đấy ta thấy một Đỗ Chu không chỉ lắng sâu trong những nhớ thương tha thiết về cái xưa, cái quá khứ mà hiện lên còn là một cái tôi luôn mở lòng mình trên trang giấy. Không chỉ gợi lên những suy tư, trăn trở nơi người đọc, nhà văn còn đem đến cho ta một tiếng cười nhẹ nhàng mà thấm thía, thâm sâu.

Trên hành trình trở lại Điện Biên cùng các nhạc sĩ có tên tuổi đã từng viết lên những ca khúc đi cùng năm tháng, Đỗ Chu có dịp tiếp xúc với con người và mảnh đất đã từng là điểm nóng của cuộc kháng chiến chống Pháp năm nào. Trong niềm vui của các nhạc sĩ, Đỗ Chu cũng có được niềm vui của riêng mình nhưng không phải xuất phát từ sự tung hô, chào đón nhiệt tình mà từ cái nhầm lẫn thú vị. Một cô giáo dạy văn vùng cao nói chuyện cả buổi với nhà văn, đến lúc cuộc vui đã tắt, ai về nhà lấy, cô giáo trao lời hứa hẹn: “Sáng mai em cho người đến đón anh, tạm biệt nhà văn Chu Lai nhé” [I.1, 91]. Cái buồn, cái tủi thân của nhà văn lại một lần nữa được tiếng cười xoa dịu. Cuộc sống ùa vào tâm hồn nhạy cảm của Đỗ Chu không biết bao nhiêu câu chuyện, vui có, buồn có và cả những câu chuyện mà buồn vui khó phân định cũng cứ bàng bạc, giăng mắc trên những trang tùy bút của ông.

Suốt hành trình đeo đuổi nghề cầm bút, nhà văn đã đi khắp nơi, chứng kiến bao vui buồn của bao con người nhưng ông vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi từ nông thôn đến thành thị đều bị cuốn vào “một cơn lũ thời cuộc không

thể cưỡng nổi”. Giữa thời buổi cái mới cái cũ, truyền thống và hiện đại chưa xác định được chỗ đứng của nó thì những giá trị người cũng chênh vênh, khó tỡm thấy điểm tựa. Cỏi mới ựa vào nơi thụn cựng ngừ hẻm khiến những ai cả đời quen với đồng ao, ruộng vườn khó thích nghi được. Hình ảnh một anh nông dân tậu được một chiếc xe máy liền cho cả con lên đó phóng tít mù khắp cỏc ngừ ngỏch đường làng. Anh chạy từ sỏng tới trưa mà cơ hồ khụng dừng lại được, may sao có người làng nhìn là biết sự thể đành lao ra đẩy cả người lẫn xe xuống cỏi ao vệ đường, thế là người vợ thở phào nhẹ nhừm. Cõu chuyện tưởng là tếu táo, đùa vui nhưng đằng sau đó là một hiện thực trần trụi về sự đối chọi giữa cái có và cái biết trong mỗi con người. Nhiều khi chúng ta có tài sản trong tay mà lại không biết cách sử dụng, nắm giữ nó. Những khát khao nông nổi trong khi thực tế có hạn nhiều khi dẫn tới những hậu quả mà con người không lường tính hết được. Cùng với những câu chuyện cười ra nước mắt ấy là những băn khoan, bức xúc của nhà văn về tình trạng văn hóa cổ truyền đang bị đô thị hóa lấn át. Nét đẹp văn hóa còn đọng lại thì ít mà cái “tân tiến”, cái “lạc thời” kệch cỡm thì nhiều. Nhất là hiện tượng: “Để chùa chiền đình miếu đổ nát không đành, đến lúc có tiền để sửa thì càng đau hơn vì chữ nghĩa không những xấu lại sai be bét”. Đó là câu chuyện về chuông chùa Cổ Loa, một ông bộ trưởng nào đó “nghe nói đất ấy thiêng nên đó cung tiến vào chựa một cỏi chuụng rừ to, nhưng đọc mấy dũng trờn chuông thì dòng nào cũng sai một chữ, bốn dòng hỏng bốn chữ, thế mới tài

”[I.2, 322]. Những câu chuyện nhỏ nhưng đã chứa ẩn những suy tư, trăn trở của một cái tôi nặng lòng với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Nhà văn chế giễu về những cái kệch cỡm, thô lậu của con người nhưng sâu xa là vấn đề ứng xử của con người trước những giá trị văn hóa truyền thống cần được nhìn nhận và xem xét lại. Đúng là “Chiến tranh dù kéo dài bao lâu so với lịch sử vẫn chỉ là chuyện một lúc, còn văn hóa mới là chuyện muôn đời”. Nếu như thiên về cái lợi trước mắt “bạ cái gì cũng đòi phá là có lúc con cháu sẽ kéo nhau vào hang mà ở” [I.1, 323]. Đó là lời nhắc nhở nhưng cũng

là lời cảnh báo của nhà văn khi nhìn thấy những chứng tích lưu giữ giá trị văn hóa đang ngày một phôi pha trong hiện tại.

Tự châm biếm, chế giễu là cách mà Đỗ Chu thể hiện cách cảm, cách nghĩ của mình khi đối diện với những giá trị văn hóa truyền thống trong lòng người Việt, quê Việt. Với tiếng cười nhẹ nhàng mà thấm thía, nhà văn muốn người đọc cùng ông suy ngẫm về cái còn và cái mất trong bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó nhà văn lên tiếng kêu gọi mọi người có thể tìm ra giải pháp để bảo tồn, lưu giữ nó cho con cháu mai sau. Chúng ta hiểu rằng, để có kiến thức thì chúng ta vừa phải lệ thuộc vào ngày mai vừa phụ thuộc vào quá khứ. Nếu không có ngày hôm qua thì không có kinh nghiệm để có ngày mai. Bản sắc dân tộc chính là chìa khóa để có những kinh nghiệm ban đầu cho hành trình từ hôm nay đến ngày mai. Và lúc đó ta mới hiểu được ý nghĩa của câu hỏi: Tương lai là gì? Mỗi con người và dân tộc đi vào tương lai bằng cách nào? Đây là điều Đỗ Chu trăn trở trên hành trình trở về với cái tôi bản thể của mình.

CHƯƠNG 3

MỘT VÀI PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CÁI TễI VĂN HểA TRONG TÙY BÚT ĐỖ CHU

3.1. Biểu tượng trong tùy bút Đỗ Chu

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w