Sự đan xen, linh hoạt trong giọng điệu

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 110 - 120)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.3. Giọng điệu trong tùy bút Đỗ Chu 1. Giới thuyết về giọng điệu

3.3.2. Sự đan xen, linh hoạt trong giọng điệu

Hơn bốn mươi năm cầm bút, với vốn sống, vốn văn hóa dày dặn, Đỗ Chu đã tạo cho mình một sức nặng trong sáng tác. Trước vốn văn hóa, vốn sống, vốn kinh nghiệm sâu rộng, Đỗ Chu đã tìm cho mình một thể loại phù hợp để chuyên chở khối lượng kiến thức đồ sộ, phong phú mà ông đã thu lượm được trên hành trình sáng tạo của mình. Đó là thể loại tùy bút.

Cùng với việc mở rộng “đường biên” của thể loại, tùy bút Đỗ Chu luôn có sự đan xen của nhiều giọng điệu bên cạnh chất giọng chính “nhẩn nha, nhỏ nhẹ, tâm tình nhưng lắng đọng một chiều sâu cảm xúc” [II.42, 85].

Đây là chất giọng phù hợp khi ông muốn nói, muốn viết về những nét đẹp văn hóa đang giăng mắc khắp mặt đất và trong lòng người. Những nét đẹp đó được Đỗ Chu khơi dậy từ trong quá khứ, thắp sáng từ hiện tại và mắc gửi trong những ước mơ và hi vọng về tương lai.

3.3.2.1. Giọng điệu ngậm ngùi, xa xót

Trước đây, giọng trữ tình đằm thắm một đặc điểm đã được khẳng định trong thế giới truyện ngắn của Đỗ Chu. Đến với tùy bút, tuy vẫn còn vướng vấn với sắc điệu trữ tình nhưng nổi bật ở đây là giọng ngậm ngùi, xa xót. Nó phù hợp với tạng cảm xúc của Đỗ Chu, một con người luôn đắm mình trong những miên man hoài niệm về quá khứ, về những kỉ niệm tuổi thơ, về bạn bè và người thân. Ông là một con người yêu say đắm, yêu tha thiết quê hương xứ sở, nơi nảy mầm và vươn dậy của một tâm hồn đa cảm, giàu suy ngẫm. Bởi yêu nhiều nên ông càng lắm xót xa khi những gì ông yêu thương đang ngày bị mai một trước cơn sóng của nền kinh tế thị trường đang từng ngày từng giờ làm thay đổi gương mặt làng quê đất Việt.

Nhớ về làng xưa, nhà văn không khỏi xót xa, ngậm ngùi khi mọi dấu tích nguyên sơ của nó đang dần bị mai một: “Làng quê giờ đây với tôi chỉ còn là nơi để thương để nhớ mà thôi. Nơi ấy tôi đã gửi lại mồ mả cha ông, họ mạc lâu ngày thành xa ngái, bạn bè cùng lứa giờ đã già, thoáng một cái đã nên ông nên bà, thoáng một cái đã người còn kẻ mất, mỗi đứa một phương.

Mái nhà xưa chẳng còn, cây đa bến nước chả còn, cánh diều bay lơ lửng trên nền trời chiều chả còn, bụi duối già ngoài bờ ao, bụi cúc tần, bụi cây “ma thổi cơm nếp”, cái điếm nghỉ chân ngoài đồng, cái văn chỉ, cái nghè, đền miếu tất cả đều thành hoang phế, một lần biến mất không trở lại, ngay cả một tiếng chim cũng vắng” [I.2, 316]. Vì yêu, vì nặng lòng với quê hương nên nhà văn mới đau lòng khi chứng kiến cái làng Việt của ông không nằm ngoài quy luật băng hoại của thời gian. Lời tâm sự chân thành dường như được viết ra từ thẳm sõu cừi lũng của một con người đang đắm chỡm trong hoài niệm, trong nuối tiếc. Người đọc thoáng thấy trong từng câu từng chữ là tâm tình của người từng trải. Không gian làng Việt cổ đặc trưng thân thương là vậy, giờ đã và đang vụt biến như bóng câu qua cửa. Nó đã hoàn toàn mất đi bóng dáng trong đời sống hiện tại, chỉ còn trong niềm thương nỗi nhớ của nhà văn.

Đỗ Chu hiểu hơn ai hết đây là cái mất mát không gì bù đắp được trong tâm

hồn con người, nhất là với những con người nặng tình nặng nghĩa với quê cha đất tổ.

Trở về làng xưa, đeo đẳng trong tâm hồn Đỗ Chu một nỗi buồn xa xót: “Tôi cảm thấy thân phận tôi buồn thảm chẳng thua gì cái buồn của ông Hạ Chí Chương ngàn năm trước. Khi làm bài thơ kể lể tình cảnh về thăm cố hương của mình, ông đã ngậm ngùi biết bao khi có mấy đứa trẻ trong làng hỏi ông là người từ đâu tới đây”. Hai câu văn viết về người xưa, chuyện xưa cách thời của Đỗ Chu hàng mấy trăm năm vậy mà nó lại khêu gợi lên hình bóng cùng với nỗi lòng của con người thời hiện tại. Sự gặp gỡ của hai tâm hồn, hai tâm sự dường như bất chấp sự chảy trôi của thời gian. Cũng giống như người xưa, Đỗ chu cũng tràn ngập trong lòng một nỗi cô đơn, trống trải đến hoang vắng khi quay trở lại cố hương. Giọng văn nhẹ nhàng như một lời thủ thỉ tâm tình khơi mở được sự đồng cảm, sẻ chia nơi người đọc. Có lẽ nguyên nhân dẫn nỗi buồn không lúc nào vơi cạn trong lòng Đỗ Chu bởi xuất phát từ chữ yêu. Bản thân ông đã từng tâm sự: “còn biết vui buồn chính là bởi còn yêu, còn gắn bó. Ví phỏng không yêu, không gắn bó với đời thì còn vui buồn làm gì nữa, lúc ấy hẳn lòng người sẽ hóa băng giá, sẽ dửng dưng trước tất thảy. Cho nên sự vui buồn hàng ngày chính là tình cảm, là nhựa sống, là cái đủ sức nâng con người ta dậy, là cả một mớ những cuốn bện, nghĩ ngợi, vân vi” [I.1, 288].

Nhiều khi, con người lắm mơ mộng viển vông như Đỗ Chu cứ mải miết đi tìm những cái sẽ không bao giờ tìm thấy. Giọng ngậm ngùi, xa xót trong tùy bút Đỗ Chu thể hiện những nuối tiếc của con người về một ước muốn không thành, dù là ước muốn trong tâm tưởng: “Suốt một đời tôi đi tìm sông Tương mà vẫn chưa gặp nó... Nhiều năm tôi đi xa, nhưng xa mấy có lúc cũng phải quay về, mỗi lần rở về lại một lần qua nơi ấy, là lại bận tâm nghĩ tới một dòng sông nay đã biến mất ngay trước mắt mọi người, từ lúc nào không hay” [I.1, 264]. Có chút gì đó nuối tiếc pha lẫn sự hụt hẫng trong lòng người cầm bút khi đối diện với cái còn, cái mất ở đời. Dòng sông như có sức

hút mãnh liệt lôi kéo tâm hồn ông khiến ông cả một đời muốn tìm ra dấu vết của nó, dù chỉ là tên gọi.

Giọng điệu ngậm ngùi, xa xót còn được thể hiện qua những hồi tưởng của Đỗ Chu về những nghệ sĩ tài năng, nhân cách. Nhớ về Trịnh Công Sơn, nhà văn bộc lộ sự tiếc nhớ và ngưỡng vọng: “Anh Sơn như một con chim lạ từ khoảng sỏng nhõn văn, từ cừi nhõn ỏi nào đú rất xa bay về nước non Việt Nam.(...) Con chim thiêng Trịnh Công sơn rồi sẽ đến một ngày bay trở về cừi thiờng của nú, nhưng chắc chắn nú vẫn cũn để lại mói mói những giọt máu nồng ấm và thiết tha cho xứ sở quê nhà” [I.1, 242]. Bằng một giọng ngậm ngùi, tiếc nuối mà ấm áp tình người, Đỗ Chu đã tinh tế nhận ra điểm sáng nhân văn trong con người nghệ sĩ lớn, tài danh ấy. Với Đỗ Chu đây là cái chết gieo mầm sự sống.

Có thể thấy, bằng chất giọng ngậm ngùi xa xót, cái tôi nhà văn đã giãi bày được trên trang giấy những băn khoăn, day dứt của mình về những vấn đề nhân sinh, thế sự. Những nuối tiếc, những nhớ thương tha thiết về những giá trị văn hóa của dân tộc đang ngày một phôi pha trong đời sống hiện tại của nhà văn xứ Bắc này khơi gợi trong lòng người đọc sự đồng vọng, cảm thông chia sẻ.

3.3.2.2. Giọng trữ tình, đằm thắm

Dưới góc nhìn văn hóa, Đỗ Chu thường phát hiện thấy những nét đẹp văn hóa ẩn tàng trong con người, trong đời. Ông nâng niu, trân trọng và lưu giữ nó trên những trang tùy bút của mình. Với chất giọng trữ tình, đằm thắm mang âm hưởng của những làn điệu quan họ quê ông, Đỗ Chu làm cho những vẻ đẹp ấy trở nên có hồn, có thần. Và đằng sau những ngôn từ biết nói, những giọng điệu tha thiết mời gọi là một Đỗ Chu luôn nặng tình, nặng nghĩa với quê hương, một Đỗ Chu luôn trải lòng đi tìm cái đẹp của cảnh, của người ở khắp mọi miền không gian, mọi khoảnh khắc thời gian.

Là một người giàu cảm xúc, Đỗ Chu nhìn vào đâu cũng thấy chất thơ của cuộc sống. Nhất là khi nhìn ngắm thiên nhiên, ông phát hiện ra cái đẹp,

chất thơ của cuộc sống trong những sự vật rất đỗi bình thường, bình dị.

Những loài hoa dại mọc lan khắp vệ đường, ruộng lúa, bờ khoai, trên khắp các bờ tường, bờ giậu. Mấy ai thèm để ý tới nó. Vậy mà Đỗ Chu lại tìm ra vẻ đẹp của nó, đưa nó vào trong trang viết của mình để nó tự chứng thực hương sắc tự nhiên của nó, tuy rằng thực tế chỉ có loài ong bướm mới nhận ra hương thầm nơi nhụy hoa. Viết về loài hoa mà ông gọi là “hoa bờ giậu”, tâm hồn ông chìm đắm trong dòng cảm xúc miên man bằng nhịp văn nhẹ nhàng, sâu lắng: “Đã bao tháng năm ta đi về dan díu chuyện trên trời dưới biển cũng chỉ một lối này vậy mà chẳng một lần ghé mắt để ý đến chúng, tên chúng gọi thế nào khụng rừ, rất cú thể chỳng là loài hoa khụng tờn, khụng ai thốm đặt tờn.

Hãy nhìn cho kĩ, e ấp mà rất tự tin, chúng khác hẳn với loài xấu hổ. Một vẻ đẹp nhũn nhặn, không phô phang, một vẻ đẹp không hẹn mùa gặp, chính sự dung dị kia đã đưa nó lên một thềm cao của sự thanh khiết mà có lẽ rất nhiều loài hoa khác trên đời phải ao ước ghen tị” [I.1, 6]. Bằng giọng trữ tình, Đỗ Chu đã gợi được cái đẹp kín đáo, có một không hai của một loài hoa không tên, không tuổi. Đằng sau đó còn là nỗi lòng của một con người tâm huyết với đời, với nghề.

Cũng với tâm hồn yêu say mê cái đẹp của thiên nhiên tạo hóa, cũng với giọng văn trữ tình, đằm thắm, Đỗ Chu đã đưa người đọc đến với vẻ đẹp của đất nước triệu voi: “Những cánh rừng nhiệt đới trùng điệp, bát ngát ruộng vườn, hào phóng hoa trái, mái nhà sàn ẩn hiện, tháp chùa ẩn hiện gợi đến dáng những chiếc mũ đội trên đầu các vũ nữ buông váy bước ra khoan thai trong tiếng nhạc thánh thót và tiếng nhạc với những khúc thức nghe càng lâu càng thấm một vẻ đẹp u hoài, một lời rủ rê trìu mến miên man” [I.2, 42]. Một câu văn dài, những vế câu ràng bện với nhau nhịp nhàng, uyển chuyển như lời mời gọi, thúc giục du khách bốn phương đến với không gian văn hóa này.

Tạm biệt đất Thái, Đỗ Chu lại làm người đọc say mê trước vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của vùng đất Vân Nam, Trung Quốc bằng chất giọng trữ

tình, đằm thắm: “Không có mây trời đâu trong sạch như mây trời Vân Nam, cũng như không có núi đồi nào tươi đẹp hơn núi đồi Vân Nam. Những cụm mây trắng xốp nằm lơ lửng trên nền trời cao, những cụm mây yên lặng như không muốn bay đi đâu nữa, ngày mai sớm ra vẫn thấy chúng nằm nguyên ở đó, ngày kia, sang năm, sang năm nữa, mãi mãi vẫn thấy nó đợi ta ở đó.

Những miền đồi núi trập trùng, băng tuyết phủ trên những ngọn núi cao trắng lóa, những cánh rừng đại ngàn thẳm xanh đầy bí ẩn, đại bằng sải cánh lượn ngang sườn núi. Những đồng cỏ ngàn ngạt trải thảm tới tận chân trời...”.

Không chỉ nhạy cảm, tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Đỗ Chu còn biết tìm, phát hiện những nét đẹp tâm hồn, tính cách trong mỗi con người mà ông từng gặp, từng quen trong suốt cuộc đời cầm bút. Tấm lòng yêu mến, trân trọng trước những vẻ đẹp của con người Đỗ Chu đã chuyển tải nó bằng chất giọng trữ tình đằm thắm. Viết về những người Việt trên đất Thái, những người Việt “trên khắp trái đất đông đúc này, ở đâu có người là ở đó có họ”, ông nhìn thấy ở họ những vẻ đẹp tiềm ẩn trong cách khu xử mang hồn cách Việt nam: “Họ là những con chim lạc lìa đàn còn biết lưu lại dấu vết chân móng của mình trên tang trống đồng cổ tích, là những con chim Lạc lúc vỗ cánh bay đi trăm ngả vẫn còn biết để bóng dáng mình ở lại với nước non”.

Ông gặp họ, viết về họ “để nói một lời yêu dấu và quý trọng” [I.2, 27]. Con người Đỗ Chu là vậy, sống hết mình, yêu hết mình, trọn tình vẹn nghĩa với bạn bè và người thân. Có điều ông thể hiện tình cảm đó một cách đặc biệt và chỉ có những trang tùy bút là hiểu lòng ông, nói hộ ông, giãi bày giùm ông bao tình cảm chất chứa trong lòng với những nơi ông đi qua, với những người mà ông từng gặp.

Có thể chỉ ở lĩnh vực tùy bút, Đỗ Chu mới nói hết, bộc lộ hết những tâm tư, suy nghĩ của mình trước những người con người mà ông quý mến.

Viết về nhà thơ Đồng Đức Bốn, Đỗ Chu trực tiếp khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách toát ra từ chính đời thơ của ông: “Mở đọc lại thơ Đồng Đức Bốn chợt nhận ra lòng dạ anh mang một nỗi đau hết sức trong sạch. Từ sâu thẳm

thơ anh có những tố chất giàu tính nhân bản, cái đó làm cho chúng ta quý anh, nhớ thương anh nhiều hơn tất cả những gì anh sống ngoài đời. Hồn nhiên như một đứa trẻ anh đã xem những năm tháng đời mình chẳng khác nào một cuộc chơi chăn trâu đốt lửa” [I.2, 105]. Dường như giữa Đỗ Chu và nhân vật mà ông nói đến luôn gặp gỡ nhau ở chữ tình. Đó là tình yêu, tình thương với con người, với quê hương xứ sở, là nỗi đau mang tính nhân bản trước những bất hạnh của con người. Sự đồng cảm của nhà văn và nhân vật được chất giọng trữ tình đằm thắm chuyển tải và lây lan sang người đọc.

Trong Phảng phất hơi may, Đỗ Chu đã viết về Nguyễn Đình Thi với tấm lòng ngưỡng mộ và kính phục. Dù đã qua đời, nhưng trong tâm thức Đỗ Chu và những người còn sống, Nguyễn Đình Thi vẫn còn “phảng phất trong hơi may, phảng phất trong mưa bụi, trong hoa cỏ giêng hai quê nhà”. Ông ra đi nhưng “vẫn nụ cười ấy anh đang trò chuyện cùng ta, vẫn ánh mắt ấy anh đang nhìn về Hà Nội xiết bao nhân ái, xiết bao hồn hậu, khiêm cung”. Tình cảm chân thành và trân trọng của tác giả đối với những tài năng, nhân cách lớn đã được bao bọc bởi giọng điệu trữ tình, đằm thắm.

Có thể thấy, trong suốt hai tập tùy bút, bên cạnh chất giọng ngậm ngùi, xót xa, thì giọng điệu trữ tình đằm thắm luôn được Đỗ Chu sự dụng như một gam màu chính để thể hiện thái độ, tình cảm một cách trực tiếp của mình đối với những vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và những giá trị văn hóa vững bền của dân tộc. Qua đó, chúng ta thấy hiện lên một cái tôi yêu thương tha thiết cái văn hóa xứ mình, tự hào, kiêu hãnh khi ngưỡng vọng về những nhân tài của đất nước và tin yêu trước những vẻ đẹp mang tính nhân văn cao cả tiềm ẩn trong trái tim, tâm hồn mỗi con người. Có thể nói, chất giọng trữ tình vừa là điểm mạnh vừa là dấu ấn riêng phù hợp với tạng cảm xúc của Đỗ Chu trong sáng tạo nghệ thuật.

3.3.2.3. Giọng trầm tư, sâu lắng

Khi suy ngẫm về những vấn đề của cuộc sống, văn chương nghệ thuật cũng như các vấn đề về văn hóa, đạo đức... bên cạnh giọng ngậm ngùi, xa

xót, Đỗ Chu còn đan xen, kết với giọng trầm tư, sâu lắng để hướng người đọc đến những nội dung có vấn đề. Bao băn khoăn, trăn trở của một con người trên hành trình tự đấu tranh với chính mình để hướng tới sự hoàn thiện về tài năng, nhân cách, để có những trang văn đẹp, có hồn, có ý nghĩa với con người đều được tác giả bày lộ qua những lời tâm sự chân thành. Có thể nói với chất giọng này, những vấn đề mà Đỗ Chu nói ra, bàn đến đều tìm được sự đồng cảm, chia sẻ ở người đọc.

Giọng trầm tư, sâu lắng kết hợp hài hòa với sự từng trải đã tạo cơ hội cho nhà văn bày lộ cái vốn văn hóa hết sức sâu rộng của mình trên trang viết.

Và trên mỗi trang tùy bút, người đọc nhận thấy một “Đỗ Chu đủ cái biết đời để mà cắt nghĩa, lý giải, triết lý về sự đời” [II.20]. Đọc tùy bút của ông, người đọc như nhìn thấy ông đang ngồi đó, khuôn mặt sinh động có hồn, từ từ nói chuyện với chúng ta bằng những lời lẽ chân thành, với những câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc: “Nếu cuộc đời nhà văn là một con thuyền trôi trên biển, thì đây là một vùng biển động, rất nhiều sóng gió, rất nhiều thử thách. Sự từng trải của mỗi người là rất đáng kể, ai dường như cũng có tên có tuổi, ấy vậy mà những trang sách thực hay có lẽ vẫn còn quá ít, quá ít là đằng khác. Đội ngũ những người cầm bút thì đâu có thưa thớt gì cho cam.

Chỗ nào cũng gặp, dạo này nhiều nhà văn nhà báo quá, rất là đông, như thế có nghĩa là thế nào?”. Trong những lời tâm sự ấy, ta cảm nhận được những băn khoan, lo lắng của một nhà văn tâm huyết với nghề. Câu hỏi mà ông đặt ra không chỉ muốn tìm cho mình câu trả lời về thực trạng văn học nghệ thuật bây giờ mà là một lời đối thoại với những người cầm bút. Phải là người có tâm huyết, có trách nhiệm cao với những trang viết thì mới có những băn khoăn, trăn trở đáng nể, đáng phục như vậy.

Chất giọng trầm tư, sâu lắng cũng giúp Đỗ Chu nói ra những tâm sự dù là khó nói nhất trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Ông đã đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, kinh ngiệm sống và viết cũng được chắt lọc từ sự trải nghiệm ấy. Từ tận cựng của cừi nhớ cừi thương, ụng luụn tõm niệm:

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 110 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w