Một cái tơi trên hành trình trở lại với chính mình

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 66 - 67)

Văn học, cũng như mọi loại hình nghệ thuật khác, là “hình ảnh chủ

quan về thế giới khách quan”. Với tư cách là chủ thể sáng tạo, ý thức về mình

của nhà văn giữ vai trị quan trọng góp phần làm nên diện mạo tinh thần của chính anh ta.

Ở giai đoạn 1945- 1975, trong cuộc sống cũng như trong văn học, con người Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ của hoàn cảnh lịch sử. Hoàn cảnh lớn ấy khiến cá nhân hòa tan trong cộng đồng, thành viên mờ nhòe trong đội ngũ, mỗi con người sống với cái chung của đất nước, thời đại hơn là sống riêng với bản thân mình. “Khoảng cách sử thi” lại đặt nhà văn ở vị trí người chiêm ngưỡng tầm vóc và quan sát hành động của nhân vật mà ít có khả năng nhận biết những gì diễn ra nơi thế giới bên trong nó. Cái tơi nhà văn bị hòa chung trong cái ta cộng đồng, ít được sống là mình, được viết theo những gì mình khao khát, mình muốn thể nghiệm.

Sau 1975, đất nước bước vào thời kì đổi mới, những quy luật thời bình sớm muộn sẽ chi phối văn học. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi phải nhìn nhận lại nhiều điều. Lúc này con người trở thành trung tâm để nhà văn quan tâm và khám phá trong tác phẩm. Từ cuộc “chiến

đấu cho quyền sống của cả dân tộc”, nhà văn cùng đất nước chuyển sang

đều tự tìm cho mình một hướng đi riêng trong dịng chảy đổi mới của văn học Việt Nam.

Trong nhiều tác phẩm viết sau 1975, những vấn đề mang tính đối thoại được khơi dậy từ trang viết của các nhà văn đã làm rạn nứt những quan niệm khô cứng một thời về nhân sinh, thế sự. Bên cạnh những tác phẩm viết về những vấn đề liên quan đến số phận con người với trăm ngàn những khúc đoạn ghập ghềnh khác nhau, các nhà văn cũng có thiên hướng tự bộc bạch, tự phán xét, tự ý thức về mình trên trang viết để tìm sự đồng vọng nơi người đọc. Tuy nhiên phải là người có độ từng trải, có uy tín văn học, có bản lĩnh văn hóa thì mới nói ra và nói một cách thuyết phục về con người bên trong của chính mình. Đỗ Chu là một nhà văn như vậy.

Trong hai tập tùy bút Tản mạn trước đèn và Thăm thẳm bóng

người, nhà văn đã cho mình một cơ hội để nói lên những bí mật trong lịng,

thổ lộ những suy tư, trăn trở của mình về cuộc đời và con người. Con đường trở lại chính mình đã giúp nhà văn mở lịng hơn với con người và gần với con người hơn. Những điều khó nói ơng cũng nói ra được bằng sự đĩnh đạc, trầm tĩnh của một con người từng trải trong đời người, đời văn. Những câu hỏi Đỗ Chu đặt ra, những suy tư trăn trở về mình, về bạn bè đồng nghiệp, cả những lúc bật cười dí dỏm khi tự trào về mình đã khuấy động lên trong lịng người đọc những phút giây phải suy xét lại chính mình, phải suy ngẫm cùng ơng về những cái có lí và vơ lí của cuộc đời, cái nên làm và không nên làm trong cuộc sống, để mỗi ngày sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Con đường trở về với chính mình trên những trang tùy bút đã bộc lộ sâu sắc một cái tơi văn hóa đầy bản lĩnh của nhà văn Đỗ Chu.

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 66 - 67)