Đỗ Chu khơi nguồn sáng tạo từ cái nôi văn hóa Kinh Bắc

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 26 - 30)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Đỗ Chu và việc đến với thể tài tùy bút

1.3.1. Đỗ Chu khơi nguồn sáng tạo từ cái nôi văn hóa Kinh Bắc

Đào Duy Anh và nguyễn Văn Huyên khi nghiên cứu về mảnh đất và con người Kinh Bắc đã cho rằng: “Xứ Bắc là cái nôi sinh thành tộc người Việt - dân tộc chủ thể, là không gian sinh thành nền tảng và bản sắc văn hóa Việt Nam”. Những đặc trưng và sắc thái văn hóa vùng Kinh Bắc đều được hình thành từ những điều kiện tự nhiên, vị thế của lịch sử xã hội, với những phong tục tập quán, các nghi thức, ngôn ngữ rất riêng của con người thuộc vùng đất này quy định. Đây là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, sinh ra nhiều hiền tài cho đất nước trong suốt tiến trình phát triển chung của lịch sử nước nhà.

Sinh ra và lớn lên từ cái nôi văn hóa Kinh Bắc, ngay từ nhỏ Đỗ Chu đã hấp thụ một cách tự nhiên những tinh hoa văn hóa của vùng đất “quê Trương Chi hòn đất cũng đa tình”. Tuổi thơ ông trôi qua với bao kỉ niệm êm đềm đáng nhớ. Sau này, nhiều kỉ niệm đã trở đi trở lại trong tâm thức sáng tạo của nhà văn. Nó thôi thúc nhà văn phải viết về nó như là một món nợ trước sau cũng phải trả. Những hồi ức ấy vui có, buồn có… nhưng tất cả đều gần gũi thân thương như nhành cây, lá cỏ trong đời sống thường ngày của mỗi con người. Đấy là kỉ niệm của riêng Đỗ Chu nhưng khi chảy tràn lên trang giấy thì nó đã kêu gọi được sự đồng cảm, đồng vọng ở nơi người đọc.

Đến với tùy bút Đỗ Chu, người đọc như được sống lại những tháng năm tuổi thơ, thấy bóng dáng của những người thân yêu một thời lam lũ, thấy cả những õm thanh dõn dó nơi đường làng ngừ xúm lỳc sớm mai hay lỳc chiều xuống, thấy cả những hình ảnh của núi, của đồi với ánh lửa bập bùng... Tất cả như mời gọi, như khơi dậy những tình cảm trong trẻo nhất trong thẳm sâu tâm hồn mỗi con người.

Trong những hồi ức đó, dòng sông Tiêu Tương, sông Thương, sông Cầu hiện lên như một chứng nhân văn hóa. Đó là những dòng sông có thực nhưng khi đi vào tùy bút Đỗ Chu, chúng trở thành những dòng sông biểu tượng, dòng sông nhuốm màu cổ tích, huyền thoại và lắng đọng trong đó là

những giá trị văn hóa truyền thống. Dòng sông quê nhưng cuốn trong dòng chảy của nó bao nhiêu cuộc đời, số phận cùng bóng dáng của quê hương xứ sở suốt chiều dài thời gian. Chứng kiến bao đổi thay của cuộc đời, những dòng sông quê ấy mang trong mình bao yêu ghét, hờn ghen, niềm vui và cả nỗi đau khổ tủi nhục của con người xứ Bắc. Tìm lại tuổi thơ nơi dòng sông quê, Đỗ Chu như sống lại với những con người mà ông đã từng nhìn thấy, nghe thấy. Nơi tận cùng của dòng sông, hình ảnh của anh Bi - một người Pháp lai Ấn vẫn mãi khát khao muốn được là người Kinh Bắc, sống hòa thuận với người Kinh Bắc. Dòng sông ấy cũng thổn thức quặn sóng khi chứng kiến hình ảnh chị Gái Nhỡ tất tả chạy trên bờ đê tìm chồng trong tiếng khóc không thành tiếng trong một buổi chiều nhá nhem tối (Thăm thẳm bóng người). Dòng sông quê ấy cũng là nơi đón nhận một người con khi đã chuẩn bị đầy đủ cho sự trở về với tổ tiên, cội nguồn - cụ lang Tích… Tự bao đời nay dòng sông vẫn cứ trôi, nó vẫn cứ cuốn đi vào trong tận cùng tâm sóng những buồn vui của những kiếp đời, kiếp người để rồi sau mưa lũ là mặt sông lại lấp lánh ánh nắng của buổi bình minh.

Cùng với hình ảnh dòng sông, hồi ức của Đỗ Chu đưa ta trở về với những ngọn núi cùng những đốm lửa đường dài. Những ngọn lửa có sức lay động tới tận cùng của nỗi nhớ một thời xa vắng trong mỗi con người. Tuổi thơ nơi làng quê, ai chẳng có đôi lần nhóm lửa trên đường đi thả trâu, cắt cỏ lúc sang đông. Những đốm lửa thơm nức mùi ngô, mùi khoai nướng. Khói cay nhèm mắt, chân tay, mặt mũi nhem nhuốc vì than củi, vậy mà vẫn vui, vẫn sung sướng. Điều ấy mới thấy, với trẻ con, hạnh phúc và niềm sung sướng thật đơn giản, thật ngây thơ. Chính vì vậy không cần băn khoăn vì sao Đỗ Chu - một nhà văn gần đến ngưỡng cửa của cái tuổi thất thập cổ lai hy lại luôn khao khát được một lần trở lại tuổi thơ bên núi Voi, bên dòng Tiêu tương cổ tích, dòng sông Thương nước chảy đôi dòng...

Kinh Bắc là nơi sinh ra những hiền nhân quân tử, những danh thần cho đất nước suốt chiều dài dựng nước và giữ nước. Nơi mảnh đất lành này

đã sinh ra vị vua sáng lập triều Lý - Lý Công Uẩn - người mở đầu cho một quốc gia giàu mạnh của thời kì độc lập tự chủ, phục hưng xây đắp nền văn hóa dân tộc. Không chỉ vậy, xứ Bắc còn là mảnh đất của nguồn văn không bao giờ cạn. Nguyễn Thuyên - người được coi đã sáng tạo ra loại văn học mới - văn Nôm với bài “Văn tế cá sấu” đã được sinh ra và lớn lên ở đây. Và ở độ rực rỡ nhất của văn học có Đoàn Thị Điểm, Cao Bá Quát xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Bước sang thế kỉ XX, Kinh Bắc lại chào đón những nhà thơ, nhà văn lần lượt xuất hiện và khẳng định tên tuổi như: Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Thế Lữ rồi Ngô Tất Tố, Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng... cùng nhiều, rất nhiều bậc trí giả, lương y nổi tiến. Mảnh đất địa linh nhân kiệt, với những tên tuổi lừng danh và những dấu tích đẹp đã thổi vào tâm hồn Đỗ Chu một niềm kiêu hãnh, tự hào ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cho tới khi cầm bút viết những trang văn đầu tiên trong cuộc đời gắn bó với văn nghiệp của mình.

Có thể thấy, bất kì một vùng quê nào trên đất Việt cũng có những nét đẹp văn hóa, những giá trị tinh thần vô giá của riêng nó. Tuy nhiên hiếm thấy một người con của quê hương nào lại lưu giữ nó một cách trân trọng, thiêng liêng và sống động hồn phách quê hương Kinh Bắc như Đỗ Chu. Và cái đặc biệt, trong tùy bút Tản mạn trước đèn Thăm thẳm bóng người, nhà văn lấy văn hóa Kinh Bắc làm hệ quy chiếu để đi tìm cái đẹp của cảnh, của người, của những giá trị văn hóa truyền thống trên mọi miền tổ quốc. Hiện lên trên các trang tùy bút, trước hết là một người con của đất Kinh Bắc “địa linh nhân kiệt”. Ông viết về những giá trị truyền thống của quê hương mình, chỉ có ở quê hương mình bằng niềm tự hào và kiêu hãnh. Nhiều khi người đọc thấy ông miên man ca ngợi về những giá trị văn hóa độc đáo đó một cách say sưa như chính ông đang sống, đang đắm chìm, ngụp lặn trong đó.

Từ không gian văn hóa Kinh Bắc, từ những khúc thức khoan thai mời gọi tha thiết yêu thương của những làn điệu quan họ, Đỗ Chu miên man tìm đến những vẻ đẹp của những giá trị văn hóa trên dọc hành trình kiếm tìm của mình.

Nhà văn đi và thấy những sức sống dẻo dai, trường tồn của những cái đẹp tinh khôi, nguyên bản của xứ sở Việt Nam. Nó tồn tại, giăng mắc ở khắp nơi. Nó toát nên từ hồn phách của một chiếc cổng làng phủ sương kính của thời gian, trong những quán cóc ven đường, trên những cây gạo lập lòe ánh lửa mỗi độ hè sang hay nơi những dòng sông đã đi vào huyền thoại... Quan trọng hơn, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc còn được bảo lưu trong cách cảm, cách nghĩ của con người, trong cái tình sông núi mênh mang, sâu lắng, trong cách khu xử lấy tình người làm trọng của con người Việt Nam.

Đỗ Chu là một người nặng tình nặng nghĩa với quê cha đất tổ. Trong ý thức của ông, Kinh Bắc hiện lên là một vùng quê đẹp, giàu truyền thống văn hóa. Đọc tùy bút của ông, người ta thấy cái tôi tác giả luôn chìm đắm, miên man trong những hồi ức về tuổi thơ. Ông đi tìm một Kinh Bắc đã và đang phôi pha trong hiện tại, một Kinh Bắc chỉ còn lắng đọng trong tiềm thức, trong hoài niệm. Nhiều khi ta tưởng như con người Đỗ Chu đang ngu ngơ trong hiện tại nhưng tâm hồn ông lại lắng sâu trong những giá trị văn hóa vững bền. Giọng văn của Đỗ Chu ngọt ngào bao nhiêu khi được sống trong hoài niệm thì xót xa, ngậm ngùi bấy nhiêu khi đối diện với những giá trị văn hóa của làng quê mình đang ngày bị mai một trong hiện tại. Cơn bão thị trường đã ùa vào đất kinh Bắc tự lúc nào không ai hay, cùng với cuộc sống con người khấm khá hơn thì mặt trái của nó khiến người ta phải lo sợ. Những giá trị văn hóa truyền thống cứ ngày bị mai một dần, con người không biết tì vịn vào đâu để tìm lại một chút thanh thản cho tâm hồn, một chút bình yên cho cuộc sống. Riêng với Đỗ Chu, những nét đẹp văn hóa của vùng quê Kinh Bắc đã được ông mang theo bên mình trong suốt hành trình bôn ba đây đó theo đuổi nghiệp văn. Ông yêu say mê một Kinh Bắc “diễm hảo, huê tình”, ông tự hào về một mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra những nhân tài đất Bắc, nơi nảy mầm của những bậc trí giả được muôn người và muôn đời kính trọng. Ông sống với nó vẹn nghĩa, vẹn tình. Đến với tùy bút, Đỗ Chu như muốn trải lòng mình trên trang giấy để tìm kiếm sự đồng cảm nơi người

đọc. Có lẽ ông tin người đọc sẽ cùng ông “miên man”, “thăm thẳm” trong dòng hồi tưởng và suy nghiệm không có điểm dừng.

Có thể thấy, từ những truyện ngắn đầu tay thuở đầu đời đến những tập tùy bút khi Đỗ Chu đã ngoài sáu mươi, người đọc thấy hiện lên trên những trang văn một Đỗ Chu nặng tình với đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa. Đỗ Chu viết về quê hương, về con người, về những nơi, những cuộc đời ông đã gặp trên hành trình mải miết đi tìm cái đẹp như là một sự tri ân với nguồn cội, với nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Đó là sự tri ân với cái tài, cái đẹp ở đời của cái tôi văn hóa Đỗ Chu.

1.3.2. Tùy bút - Thể tài mời gọi khả năng sáng tạo và ký thác văn hóa

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w