Trước đây, giọng trữ tình đằm thắm một đặc điểm đã được khẳng định trong thế giới truyện ngắn của Đỗ Chu. Đến với tùy bút, tuy vẫn còn vướng vấn với sắc điệu trữ tình nhưng nổi bật ở đây là giọng ngậm ngùi, xa xót. Nó phù hợp với tạng cảm xúc của Đỗ Chu, một con người ln đắm mình trong những miên man hồi niệm về q khứ, về những kỉ niệm tuổi thơ, về bạn bè và người thân. Ông là một con người yêu say đắm, yêu tha thiết quê hương xứ sở, nơi nảy mầm và vươn dậy của một tâm hồn đa cảm, giàu suy ngẫm. Bởi yêu nhiều nên ơng càng lắm xót xa khi những gì ơng u thương đang ngày bị mai một trước cơn sóng của nền kinh tế thị trường đang từng ngày từng giờ làm thay đổi gương mặt làng quê đất Việt.
Nhớ về làng xưa, nhà văn khơng khỏi xót xa, ngậm ngùi khi mọi dấu tích ngun sơ của nó đang dần bị mai một: “Làng quê giờ đây với tơi chỉ
cịn là nơi để thương để nhớ mà thôi. Nơi ấy tôi đã gửi lại mồ mả cha ông, họ mạc lâu ngày thành xa ngái, bạn bè cùng lứa giờ đã già, thoáng một cái đã nên ơng nên bà, thống một cái đã người còn kẻ mất, mỗi đứa một phương. Mái nhà xưa chẳng còn, cây đa bến nước chả còn, cánh diều bay lơ lửng trên nền trời chiều chả còn, bụi duối già ngoài bờ ao, bụi cúc tần, bụi cây “ma thổi cơm nếp”, cái điếm nghỉ chân ngoài đồng, cái văn chỉ, cái nghè, đền miếu tất cả đều thành hoang phế, một lần biến mất không trở lại, ngay cả một tiếng chim cũng vắng” [I.2, 316]. Vì u, vì nặng lịng với quê hương nên
nhà văn mới đau lịng khi chứng kiến cái làng Việt của ơng khơng nằm ngồi quy luật băng hoại của thời gian. Lời tâm sự chân thành dường như được viết ra từ thẳm sâu cõi lịng của một con người đang đắm chìm trong hồi niệm, trong nuối tiếc. Người đọc thoáng thấy trong từng câu từng chữ là tâm tình của người từng trải. Khơng gian làng Việt cổ đặc trưng thân thương là vậy, giờ đã và đang vụt biến như bóng câu qua cửa. Nó đã hồn tồn mất đi bóng dáng trong đời sống hiện tại, chỉ còn trong niềm thương nỗi nhớ của nhà văn. Đỗ Chu hiểu hơn ai hết đây là cái mất mát khơng gì bù đắp được trong tâm
hồn con người, nhất là với những con người nặng tình nặng nghĩa với quê cha đất tổ.
Trở về làng xưa, đeo đẳng trong tâm hồn Đỗ Chu một nỗi buồn xa xót: “Tơi cảm thấy thân phận tơi buồn thảm chẳng thua gì cái buồn của ơng
Hạ Chí Chương ngàn năm trước. Khi làm bài thơ kể lể tình cảnh về thăm cố hương của mình, ơng đã ngậm ngùi biết bao khi có mấy đứa trẻ trong làng hỏi ông là người từ đâu tới đây”. Hai câu văn viết về người xưa, chuyện xưa
cách thời của Đỗ Chu hàng mấy trăm năm vậy mà nó lại khêu gợi lên hình bóng cùng với nỗi lịng của con người thời hiện tại. Sự gặp gỡ của hai tâm hồn, hai tâm sự dường như bất chấp sự chảy trôi của thời gian. Cũng giống như người xưa, Đỗ chu cũng tràn ngập trong lịng một nỗi cơ đơn, trống trải đến hoang vắng khi quay trở lại cố hương. Giọng văn nhẹ nhàng như một lời thủ thỉ tâm tình khơi mở được sự đồng cảm, sẻ chia nơi người đọc. Có lẽ ngun nhân dẫn nỗi buồn khơng lúc nào vơi cạn trong lòng Đỗ Chu bởi xuất phát từ chữ yêu. Bản thân ơng đã từng tâm sự: “cịn biết vui buồn chính là
bởi cịn u, cịn gắn bó. Ví phỏng khơng u, khơng gắn bó với đời thì cịn vui buồn làm gì nữa, lúc ấy hẳn lịng người sẽ hóa băng giá, sẽ dửng dưng trước tất thảy. Cho nên sự vui buồn hàng ngày chính là tình cảm, là nhựa sống, là cái đủ sức nâng con người ta dậy, là cả một mớ những cuốn bện, nghĩ ngợi, vân vi” [I.1, 288].
Nhiều khi, con người lắm mơ mộng viển vông như Đỗ Chu cứ mải miết đi tìm những cái sẽ khơng bao giờ tìm thấy. Giọng ngậm ngùi, xa xót trong tùy bút Đỗ Chu thể hiện những nuối tiếc của con người về một ước muốn không thành, dù là ước muốn trong tâm tưởng: “Suốt một đời tơi đi tìm
sơng Tương mà vẫn chưa gặp nó... Nhiều năm tơi đi xa, nhưng xa mấy có lúc cũng phải quay về, mỗi lần rở về lại một lần qua nơi ấy, là lại bận tâm nghĩ tới một dịng sơng nay đã biến mất ngay trước mắt mọi người, từ lúc nào không hay” [I.1, 264]. Có chút gì đó nuối tiếc pha lẫn sự hụt hẫng trong lịng
hút mãnh liệt lơi kéo tâm hồn ơng khiến ơng cả một đời muốn tìm ra dấu vết của nó, dù chỉ là tên gọi.
Giọng điệu ngậm ngùi, xa xót cịn được thể hiện qua những hồi tưởng của Đỗ Chu về những nghệ sĩ tài năng, nhân cách. Nhớ về Trịnh Công Sơn, nhà văn bộc lộ sự tiếc nhớ và ngưỡng vọng: “Anh Sơn như một con chim lạ
từ khoảng sáng nhân văn, từ cõi nhân ái nào đó rất xa bay về nước non Việt Nam.(...) Con chim thiêng Trịnh Công sơn rồi sẽ đến một ngày bay trở về cõi thiêng của nó, nhưng chắc chắn nó vẫn cịn để lại mãi mãi những giọt máu nồng ấm và thiết tha cho xứ sở quê nhà” [I.1, 242]. Bằng một giọng ngậm ngùi, tiếc nuối mà ấm áp tình người, Đỗ Chu đã tinh tế nhận ra điểm sáng nhân văn trong con người nghệ sĩ lớn, tài danh ấy. Với Đỗ Chu đây là cái chết gieo mầm sự sống.
Có thể thấy, bằng chất giọng ngậm ngùi xa xót, cái tơi nhà văn đã giãi bày được trên trang giấy những băn khoăn, day dứt của mình về những vấn đề nhân sinh, thế sự. Những nuối tiếc, những nhớ thương tha thiết về những giá trị văn hóa của dân tộc đang ngày một phơi pha trong đời sống hiện tại của nhà văn xứ Bắc này khơi gợi trong lịng người đọc sự đồng vọng, cảm thơng chia sẻ.