5. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Khái lược về thuật ngữ văn hóa và cái tôi văn hóa
1.2.1. Khái niệm văn hóa
Hội nhập là nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Và hội nhập trước hết là hội nhập về văn hóa. Vậy văn hóa là gì? Đây là một khái niệm hết sức phức tạp và nội hàm hết sức phong phú. Văn hóa là một hiện tượng vừa mang tính phổ biến vừa mang tính cá biệt. Tuy nhiên cách nhìn nhận vấn đề này cũng thay đổi theo thời gian và còn tùy thuộc vào quan niệm của từng người.
Về bản chất, văn hóa có tính bền vững. Văn hóa luôn luôn tồn tại trong đời sống của con người, luôn chiếm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người bởi vì nó chính là con người. Văn hóa là yếu tố thể hiện một cách đầy đủ nhất, một cách trọn vẹn nhất, một cách tổng hợp nhất các giá trị người.
Trong Tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của những xã hội, dân tộc, bộ tộc cụ thể: văn hóa cổ đại, văn hóa May a, văn hóa Trung Hoa… Theo nghĩa hẹp, văn hóa thường dùng để chỉ những vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần của con người.
Với ý nghĩa rộng, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt thể hiện trình độ phát triển về mặt vật chất và tinh thần, trí tuệ và cảm xúc, và trình độ tổ chức cuộc sống, quyết định tính cách của một xã hội hay một cộng đồng người. Với nghĩa rộng này, văn hóa lại được các nhà nghiên cứu về các lĩnh vực xã hội định giá với vô vàn các khái niệm khác nhau.
Coi văn hóa như tập hợp, như hệ thống, như giá trị, như hoạt động, như kí hiệu, như thuộc tính nhân cách, như thuộc tính xã hội… Giáo sư Trần Ngọc Thờm trong Cơ sở văn húa Việt Nam đó khẳng định: “VĂN HểA là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [II.30, 10].
Ý kiến trên đã nhấn mạnh văn hóa là một sự tổng hòa chứ không phải là tổng số các thành tố văn hóa. Văn hóa không phải là cái gì cụ thể nhưng lại có mặt ở tất cả mọi thứ: nó là phần giao bội của tất cả các đường tròn tiếp xúc với nhau.
Đó là cách nhìn nhận, đánh giá từ phía các nhà văn hóa học. Còn các nhà văn và nghiên cứu văn học - một lĩnh vực của văn hóa thì lại có cách hiểu riêng của mình. Hoàng Phủ Ngọc Tường - Tác giả của những trang văn
đậm màu sắc văn hóa thì cho rằng: “Văn hóa chính là bài thơ cuộc sống, không phải làm ra trong một khoảnh khắc cảm hứng của thi sỹ mà được sáng tạo qua kinh nghiệm sống trường kỳ của nhân dân, là sức vươn tới cái đẹp của con người nhiều đời, trong cuộc tiếp xúc trao đổi giữa con người và con người, mang những lối sống khác nhau thuộc các dân tộc”. Với cách hiểu này thì văn hóa có tính lịch sử, nó không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi, nó định hướng các chuẩn mực cho con người và như vậy nó cũng là động lực cho sự phát triển của xã hội. Đồng thời văn hóa chính là thước đo trình độ phát triển theo hướng chân - thiện - mĩ của xã hội hay một cộng đồng người nhất định.
Cũng như con người ngày càng muốn trở nên CON NGƯỜI hơn, thì nhân loại ngày càng muốn tiến đến một nhân loại tiến bộ hơn. Văn hóa hướng tới một nền văn hóa ngày càng cao, hoàn hảo hơn, nhân bản hơn.
Như vậy, một nhân loại văn hóa là một nhân loại đang tiến tới giá trị văn hóa lý tưởng. Chúng ta không thể phủ nhận rằng: văn hóa là cái nhân loại đã có rồi nhưng luôn luôn còn thiếu. Nghị trưởng Pháp Edouard Herriot đã từng nói: “Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả, là cái vẫn còn thiếu khi người ta đã học đủ cả”.
Trong định nghĩa về văn hóa của UNESCO, “Văn hóa là tập hợp hệ thống biểu tượng, nó quy định về thế ứng xử của con người và làm cho số đông con người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ thành một cộng đồng riêng”. Như vậy văn hóa là sản phẩm của con người, cũng là dấu hiệu riêng chỉ có ở loài người. Đó chính là sự hiểu biết, tình cảm và trí khôn của con người được biểu hiện ra bằng hệ thống các biểu tượng nhằm phân biệt giữa người và động vật.
Mặc dù có những quan niệm, định nghĩa khác nhau về văn hóa nhưng các ý kiến đó đều đồng qui ở một điểm: văn hóa không là cái gì cụ thể, nhưng lại có mặt trong tất cả mọi thứ. Tất cả đều được con người sáng tạo ra và dồn tụ, lưu giữ qua mọi thời gian, qua mọi sự biến thiên của lịch
sử loài người. Và dân tộc nào cũng có nền văn hóa mang diện mạo đặc thù khác nhau. Nó chính là bảo bối của mỗi một dân tộc trên hành trình vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ.
Trong tập tùy bút Tản mạn trước đèn, Đỗ Chu đã bảy tỏ quan niệm của mình về văn hóa: “Văn hóa vốn là vẻ đẹp, là sự tỏa sáng của con người, là cái có ý nghĩa cao quý để người ta thường mang ra đối đãi nhau”. Để nền văn hóa của một dân tộc có thể hợp lưu với những nền văn hóa trên thế giới, theo Đỗ Chu thì “một nền văn hóa có bản sắc riêng thì càng đến được với nhân loại rộng lớn, sức mạnh tồn tại của nó càng lớn, sức thu nhận cái mới, sức vận động sáng tạo càng lớn, (...) và một khi đã thành mực thước văn hóa thì nó chẳng bao giờ cũ cả. Nền văn hóa của chúng ta có sức sống mấy ngàn năm, tất nhiên phải có tiêu chuẩn bền vững của nó” [I.1, 219, 220]. Đồng thời, theo quan niệm của Đỗ Chu, văn hóa xét đến cùng là vẻ đẹp của tình người, tình đời thấm nhuần tư tưởng nhân ái, nhân đạo cao cả.
Bằng sự trải nghiệm của mình, Đỗ Chu cho rằng: làm nên văn hóa Việt Nam không thể là công việc của một người nào, cũng không thể là công việc của một lúc. Công việc kì diệu này là do bàn tay kì diệu của con người Việt Nam cùng bạn bè năm châu tụ họp nơi mảnh đất “địa linh nhân kiệt”
này tạo dựng lên. Giữa những xô đẩy của lịch sử, bằng nghị lực phi thường, người Việt vẫn không ngừng vươn dậy tạo dựng cho mình một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2.2. Quan niệm về cái tôi văn hóa
Nhìn nhận về mối quan hệ giữa con người và văn hóa nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy cho rằng: “Văn hóa nếu hình dung như một tam giác nguyên ủy, thì đỉnh trên của nó là con người, hai đỉnh dưới là thiên nhiên và xã hội. Và trong mối quan hệ tương hỗ nhiều chiều này thì, thì yếu tố con người con người đóng vai trò quan trọng nhất. Con người chẳng những là chủ / khách thể của văn hóa, mà còn là kẻ mang vác những giá trị văn hóa” [II.43, 9].
Như vậy con người là sự ngưng kết những chứng tích và những giá trị văn
hóa. Những biến thiên lịch sử không mất đi mà đọng lại trong tâm thức, trong lối sống, trong ngôn ngữ, trong ứng xử của con người. Những dấu vết văn hóa này luôn tồn tại trong con người, bởi con người từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác, rất khó bị tẩy xóa. Bởi vậy, nghiên cứu con người với những phẩm chất văn hóa của nó là cách thức để tìm ra những bất biến và khả biến, cái còn và cái mất trong đời sống văn hóa dân tộc.
Văn học là một bộ phận quan trọng cấu thành nên văn hóa, lưu giữ dấu ấn văn hóa của mỗi dân tộc. Và như vậy, nhà văn với tư cách là người sáng tạo đã mang bản sắc văn hóa của dân tộc mình lưu giữ trên từng trang viết. Họ là những kẻ mang vác giá trị văn hóa, tạo cho văn hóa có một sức sống mới, linh hồn mới. Những nét đẹp văn hóa đó thể hiện trong cách ứng xử với thiên nhiên, với những giá trị truyền thống và hiện đại của dân tộc mình, với con người xung quanh mình và thể hiện trong cả mối quan hệ với chính bản thân người sáng tạo.
Trong tùy bút, ẩn sau cái tôi - người kể chuyện bao giờ cũng là tác giả. Cái tôi ẩn sau tác phẩm không chỉ là cái tôi trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy tư về một sự vật, sự việc cụ thể mà còn là cái tôi sáng tạo của người nghệ sĩ.
Thực tế cho thấy, tùy bút trở thành địa hạt của cái tôi bởi cái tôi trần thuật và sỏng tạo đồng nhất. Tuy nhiờn, trong tựy bỳt cỏi tụi sỏng tạo lộ rừ hơn.
Nếu gọi tùy bút là lối viết tùy hứng, tùy thích để bộc lộ cảm xúc của mình thì ai cũng có thể viết được nhưng để viết hay không phải dễ. Phải là người có nghề, “cao tay ấn” mới chọn cho mình lối viết này. Bởi thành công của tùy bút chỉ có được khi người viết đủ bản lĩnh, ý thức cái tôi tài hoa của mình cùng với tầm hiểu biết rộng, kiến thức phong phú, uyên thâm.
Có thể nói rằng cái tôi tài hoa của người nghệ sĩ làm nên giá trị tác phẩm. Và ở tùy bút Đỗ Chu cái tôi sáng tạo nghiêng về cái tôi văn hóa. Đó là cái tôi thể hiện cách nhìn, cách xử lí vấn đề, triển khai tình huống và bút pháp đều đề cập đến những yếu tố văn học, văn hóa. Chính cách lựa chọn này đã tạo nên nét độc đáo trong tùy bút Đỗ Chu.