5. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Con người tự thú
Nếu như trong thế giới truyện ngắn, Đỗ Chu gửi gắm những nỗi lòng, tình cảm riêng tư của mình qua hình tượng các nhân vật mang tính chất chất
hư cấu thì đến địa hạt tùy bút, nhà văn được nói ra những điều giấu kín trong lòng một cách công khai, trực tiếp. Tác giả để cảm xúc cùng những suy tư về con người, cuộc đời miên man theo ngòi bút từ qua khứ đến hiện tại và cả những suy ngẫm về tương lai. Có thể nói, chỉ khi đến với tùy bút, Đỗ Chu mới có điều kiện giãi bày lòng mình trên trang giấy, để tâm hồn mình phiêu du đến những nơi ông muốn đến, dừng lại ở những cuộc đời, con người ông muốn gặp để nói một lời yêu thương trìu mến.
Trong tùy bút Tản mạn trước đèn và Thăm thẳm bóng người, cái tôi bản thể Đỗ Chu hiện ra với những phức tạp trong chiều sâu tâm hồn. Những bí mật ở nơi tận cựng cừi nhớ, cừi thương trong đời người, đời văn của ụng dần dần được bày lộ trên từng trang viết. Nhà văn nói về nó bằng giọng điệu điềm tĩnh, khoan hòa của một người từng trải, sâu sắc và nhạy cảm. Dù trong hoàn cảnh nào thì Đỗ Chu vẫn lấy chữ tình làm điểm tựa và đích đến cho mỗi trang văn của ông.
Nhìn lại những lúc quanh co, lên xuống trong cuộc đời cầm bút, Đỗ Chu thấy rằng: “Thực ra trong những năm vừa rồi, sống cũng gọi là biết dung hòa, biết vừa phải, biết nín nhịn, biết lựa, không nhằm tới quyền lợi gì đâu, nhưng cứ lựa, cứ nhịn, cứ im chính là vì phải nghĩ đến một hình ảnh của đất nước, một nhiệm vụ lớn của đất nước mà mình phải xúm vào đóng góp, ủng hộ, đi tới cùng nhân dân, với dân tộc. Rồi lại thấy, hình như trong cái số phận đấy cũng có những số phận riêng mà nếu bỏ qua thì nhà văn cũng chưa nói được gì, như thế trang viết nó sẽ kém, sẽ mất mát. Mà hình như việc viết ra hết, nói ra hết những cái đấy, kể cả những cái đấy, nó cũng cần cho đất nước”. Với những gì tâm sự, ta thấy Đỗ Chu là người có ý thức sâu sắc trước những gì ông nghĩ, ông nói và viết ra trên trang giấy. Những dòng tâm sự chân thành từ thẳm sâu ý thức sáng tạo cho thấy quá trình đấu tranh tư tưởng âm thầm dai dẳng và quyết liệt của nhà văn giữa cái nên và không nên viết.
Dù lựa chọn như thế nào thì cái đích cuối cùng mà nhà văn hướng tới vẫn là vì nhân dân, vì dân tộc mình. Đó là ý thức trách nhiệm của một công dân, sau
nữa là của một nhà văn, một người nghệ sĩ cần mẫn trên hành trình tìm và sáng tạo ra cái đẹp.
Sau những thăng trầm của cuộc đời, Đỗ Chu nghiệm ra rằng: “con người ta sống trong trời đất là ngổn ngang những khôn dại đúng sai, là hết đứng dậy lại vấp ngã, lẫn lộn những kiêu hãnh và tầm thường, đầu óc lúc quang lúc tối, khi nó mở ra thì ngôn ngoan vượt cả Khổng Minh, Hàn Tín, mà khi nó đóng lại thì mờ mịt yếu đuối như con vờ ngoài sông vào lúc chiều tà. Sự hơn kém nhau có lẽ chỉ là ở chỗ người ấy có chịu nhớ hay đã không chịu nhớ mình là ai, mình từ đâu đến và mình đang đi về đâu” [I.1, 112]. Những suy nghĩ, chiêm nghiệm ấy được chứng thực bằng cuộc đời của chính nhà văn.
Sống giản dị, chu đáo, nhạy cảm nhưng Đỗ Chu luôn biết mình là ai, mình đứng ở đâu trong cái thế giới người “ngổn ngang những khôn dại đúng sai”.
Khi nói về những người bạn văn, về những giá trị văn học mà họ để lại cho đời, Đỗ Chu đã nói hộ, giãi bày hộ những suy tư trong lòng không ít đồng nghiệp khi họ cũng có độ từng trải trong đời, trong nghề: “Những trang viết của những người từng trải đọc chẳng thấy khó nhọc gì, vậy mà không dễ có, nó chứa chất nhiều u uẩn, nhiều nỗi niềm xa xăm, nó chính là lẽ đời được chắt lọc từ trong gan ruột” [I. 1, 130]. Nhà văn cầm bút viết văn vừa là duyên trời phú vừa là nghiệp, là món nợ mà họ phải trả cho quê hương, gia đình, dòng họ và cuộc đời. Khi họ hoàn thành được xứ mệnh do
“thiên định” cũng có nghĩa là họ được trở về với con người của chính mình, sống là mình. Lời của nhà văn Kim Lân như một lần chứng thực: “tôi làm đếch gì phải giấu mình. Tôi cứ sống như tôi đang sống, giữa thanh thiên bạch nhật, thích thì làm, lười thì đừng làm, nào có ai bắt ai giục, mà bản thân mình thì có thèm khát nỗi gì, như thế là thanh thản, là biết dừng. Tôi chẳng cần một chữ tâm, một chữ nhẫn mà thiên hạ đang đi tìm như một cái
“mốt” vậy [I.1, 143]. Nhà văn nhiều khi là vậy, họ dám nói và nói một cách thẳng thắn, chân thành những điều họ nghĩ trong lòng, không cần màu mè, hoa mĩ.
Đỗ Chu cũng vậy, bên cạnh một cái tôi từng trải, lịch lãm, ta còn mắt gặp những bối rối, hồi hộp trong tâm trạng chàng trai trẻ mới bước vào nghề trong lời tự bạch của ông: “Quả tim hay buồn của tôi vốn đạp uể oải mà tối đó nó nhảy lên dữ lắm. Nào tôi có phải là người quen bẽn lẽn cho cam.
Nghiêm chỉnh mà nói không khéo mình còn là thằng bé tính nết có phần nhăng nhố là đằng khác” [I.1, 187]. Đó cái bối rối, hồi hộp khi được đến thăm và trò chuyện với nhạc sĩ Văn Cao - một nhạc sĩ lớn, một nhân cách lớn được muôn người quý trọng. Đỗ Chu cúi mình, nghiêng mình trước cái cao đẹp, thanh khiết của con người ấy khiến ông không thấp đi mà ngược lại nó thể hiện cái cốt cách của một con người biết trọng, biết quý cái đẹp. Phải chăng đó chính là mối liên tài của kẻ sĩ? Nghĩ về sự ra đi của “một con người” Đỗ Chu cho rằng: “Không phải ai đang sống cũng được gọi là người.
Với những người có cách nghĩ đơn giản thì sự ra đi của họ đồng nghĩa với từ chết. Với những ai đã gắn bó vui buồn của mình với buồn vui của dân tộc, với sự còn mất của dân tộc thì sự ra đi của họ không có nghĩa là chết, và đấy chính là chuẩn mực chính xác nhất để ta mang ướm vào nhân cách của mỗi người khi họ nhắm mắt, khi chính ta nhắm mắt” [I.1, 198]. Nói vậy, giãi bày như vậy đủ thấy Đỗ Chu là một mình có trách nhiệm với những ngày mình đang sống, với những gì mình viết ra. Có như vậy thì mỗi ngày sống của ông mới đầy ắp kỉ niệm và ý nghĩa.
Đôi khi nhà văn của chúng ta cũng lộ diện là một người rất khiêm cung trong cách cảm, cách nghĩ: “ không có mấy tủ sách trong thành phố này lại ít sách như tủ sách nhà tôi. Cũng như không có nhiều chiếc ba lô lại quá nhẹ như chiếc ba lô tôi đang khoác trên vai để bước qua thế kỉ mới. [I.1,230].
Thực tế những gì mà ông đã đạt được trong đời người, đời văn của mình là niềm mơ ước của không ít người.
Tuy rằng trong cuộc đời sống và viết, Đỗ Chu đã nói được rất nhiều điều ông muốn nói nhưng dường như trong con người ông không lúc nào thôi day dứt, trăn trở: “Xưa nay cầm bút viết văn vẫn là để giãi bày tâm sự,
để nói ra bằng chữ những rung động, những suy tư trước nhiều cảnh huống mà mình đã trải, đã cảm nhận... nhưng làm sao để có những giãi bày, đấy mới là khó. Người ta gọi đó là vốn sống, vốn sống phải đầy ắp, phải rạo rực”. Trong quan niệm của ông, nhà văn là người “đã sống hộ người khác, anh ta đó nhập vai, đó lờn đồng. Cú được khả năng đú là bởi cừi lũng anh ta không nguội lạnh, hồn anh ta dễ rung, như sợi tơ đàn vậy. Nó cũng chính là dấu hiệu của tài năng”. Ứng nghiệm vào đời người, đời văn Đỗ Chu ta thấy quả không sai. Là một người nhạy cảm, lại luôn nặng tình nặng nghĩa với quê hương, con người Đỗ Chu luôn chìm đắm trong những hoài niệm.
Sống với hiện tại, suy tư trước những vấn đề của thời đại nhưng đường dây tình cảm nối liền với quá khứ không bị rạn nứt nơi ông. Trên hành trình trở về với cái tôi bản thể, Đỗ Chu một lần nữa được sống lại con người quá khứ của mình qua những hồi tưởng: “Vào năm mười tám tuổi tôi bắt đầu viết những trang văn đầu tay, ở đó thấp thoáng hiện ra hình ảnh những người thân, hình ảnh quê nhà yêu dấu và tuổi thơ nhiều buồn bã của mình” [I.2, 320]. Những kỉ niệm buồn trong thời thơ ấu lần lượt được giãi bày lên trang sách: “Chưa đến mười tuổi đã dời quê để làm một kiếp tha hương”, rồi “Tôi vốn là một anh thất học cho nên đã xem những buổi ngồi như thế ở các quán nước là trường học của mình. Và dường như “càng sống càng mang cảm giác mắc nợ. Nợ đời, nhìn tất cả đều lấm láp. Đêm nằm trằn trọc khó ngủ, tôi mong sẽ có một lần được trở lại giấc mơ tuổi thơ” [I.2, 19]. Nơi đó nhà văn sẽ được hóa thành chú chim Hoàng Điểu nhảy hót vô tư trên những miền không gian của riêng mình.
Có thể những suy nghiệm của Đỗ Chu ta có thể bắt gặp ở nhiều nhà văn, nhà thơ khác nhưng điểm khác biệt ở đây là Đỗ Chu nói về những bí mật trong lòng mình, về con người tự nhiên của mình bằng một phong cách riêng.
Từ ngôn ngữ, giọng điệu đến cách kiến tạo hình ảnh, biểu tượng đã hòa trộn và kết tụ nên một cái tôi văn hóa rất Đỗ Chu. Cả kho tàng văn hóa dân gian, bác học, lịch sử được giấu trong cái tôi đầy nhạy cảm và sâu sắc. Đặc biệt,
những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của Đỗ Chu vừa mang những nét truyền thống vừa đậm màu sắc hiện đại. Trân trọng, quý mến những giá trị vật chất và tinh thần của con người, dân tộc là nét tính cách nổi bật mà ta bắt gặp ở cái tôi nhà văn xứ Bắc.