Ngôn ngữ trong tùy bút Đỗ Chu

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 98 - 100)

Ngôn ngữ là phương tiện, công cụ quan trọng truyền đạt thông tin, nối kết con người với con người. Và giao tiếp bằng ngơn ngữ chính là con đường

ngắn nhất để con người trên mọi vùng miền, ở mọi thời đại có thể tìm thấy tiếng nói chung và xích lại gần nhau. Trong tiến trình phát triển của xã hội lồi người, ngơn ngữ khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong hoạt động giao tiếp mà nó cịn được coi là tiêu chuẩn xác định trình độ văn hóa của mỗi con người. Ngôn ngữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày không phải là ngôn từ nghệ thuật mà chỉ là cội nguồn của ngôn từ nghệ thuật. Qua bàn tay lao động nghệ thuật của nhà văn, ngôn ngữ nhân dân được chọn lọc, đẽo gọt để trở thành ngôn từ nghệ thuật và mang trong đó linh hồn và sức sống mới. Khi trở thành ngôn từ nghệ thuật rồi, bản thân nó lại làm cuộc hành trình quay trở về làm mới, nâng cao và làm phong phú ngơn ngữ nhân dân. Đây chính là mối quan hệ tác động qua lại giữa ngôn ngữ nhân dân và ngôn từ văn học.

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ “được lựa chọn, được tổ chức

thành văn bản cố định, sao cho nói một lần mà có thể giao tiếp mãi mãi”

[II.28, 166]. Nó có chức năng quan trọng trong việc giúp nhà văn kiến tạo nên tác phẩm của mình. Đi vào bản chất của nó, ngơn từ nghệ thuật “sáng tạo

ra thực tại nghệ thuật, sáng tạo ra khách thể thẩm mỹ, đồng thời sáng tạo ra các hình tượng ngơn từ, các biểu tượng nghệ thuật, các hình thức lời thơ, lời văn xi nghệ thuật, để thỏa mãn như cầu giao tiếp nghệ thuật”.

Trong tác phẩm văn học, ngôn từ nghệ thuật là yếu tố thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Những nhà văn lớn là những tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động sáng tạo để trau rồi ngơn ngữ trong q trình sáng tác. Tuy nhiên, ngơn ngữ nghệ thuật của mỗi nhà văn lại do yếu tố tài năng nghệ thuật, mơi trường sống và mục đích sáng tác chi phối. Chính bởi vậy, ngơn từ nghệ thuật ghi dấu ấn của cá nhân nhà văn trong từng câu chữ, đồng thời nó biểu hiện vốn sống, vốn văn hóa của nhà văn đó. Việc tìm hiểu ngơn ngữ mà nhà văn sử dụng trong tác phẩm, người đọc sẽ có trong tay chìa khóa để vừa khám giá trị của tác phẩm vừa khẳng định được tài năng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Tuy nhiên để sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ độc đáo khơng trộn lẫn với bất kì ai thì khơng phải người nghệ sĩ nào cũng nào cũng có thể làm được.

Đến với những sáng tác của Đỗ Chu, người đọc thấy ông là một trong những nhà văn rất chú trọng tới vẻ đẹp của câu chữ. Khi trả lời phỏng vấn nhà văn Vương Trí Nhàn, Đỗ Chu đã khẳng định: “Kể cả khi tưởng như trần

trụi, thì ngơn ngữ trong truyện ngắn cũng phải có nhung có tuyết... Nhà văn phải chăm sóc tới từng chữ. Và đó là một trong những cái thú của người viết truyện ngắn” [II.26, 128]. Câu trả lời phỏng vấn đó đủ thấy trong cuộc đời

viết văn, Đỗ Chu chăm sóc cho từng câu từng chữ như là một cái thú của người nghệ sĩ. Nó bộc lộ niềm say mê mãnh liệt, được viết ra những điều mình nghĩ, mình ấp ủ trong lịng, vừa thấy được sự cẩn trọng và có tinh thần trách nhiệm với từng trang viết của nhà văn xứ Bắc. Trên chặng đường hơn bốn mười năm cầm bút, hình như những nét phong cách đó của Đỗ Chu khơng hề nhạt đi mà ngày càng đằm sâu hơn trong những trang tùy bút khi tuổi đã ngoại lục tuần.

Một ấn tượng không hề phai nhạt trong tâm thức của người đọc khi tiếp nhận tùy bút của Đỗ Chu là một phong cách ngơn ngữ giàu chất thơ và mang tính triết lý, suy nghiệm. Phong cách ngôn ngữ này của Đỗ Chu được bộc lộ rõ nét qua những cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên, suy nghĩ về văn chương nghệ thuật cũng như những giá trị văn hóa tồn tại trong cuộc sống và tâm thức con người.

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w