5. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Ngôn ngữ trong tùy bút Đỗ Chu
3.2.2. Ngôn ngữ đậm tính triết lý, suy nghiệm
Trong tùy bút Đỗ Chu, bên cạnh ngôn ngữ giàu chất thơ, người đọc còn bắt gặp một thứ ngôn từ giản dị, chân phương, nhẹ nhàng nhưng vẫn thấm đượm chất triết lý, suy nghiệm. Đây là một điểm khác biệt và cũng là một bước tiến của Đỗ Chu từ truyện ngắn đến tùy bút. Ở thế giới truyện ngắn, chất liệu ngôn ngữ chủ đạo mà Đỗ Chu sử dụng là ngôn ngữ trong trẻo, giàu chất thơ. Đến với tùy bút khi đã có độ từng trải trong đời người, đời văn,
Đỗ Chu đã tìm cho mình một chất liệu ngôn ngữ mới để chuyển tải những suy tư, trăn trở trước những điều mắt thấy tai nghe trong suốt cuộc đời cầm bút. Và ngôn ngữ mang tính triết lý, suy nghiệm trở thành điểm đến trong hành trình chọn lựa của nhà văn.
Nhiều khi chất suy tư được toát lên khi tác giả bất ngờ nhận ra sự chuyển mùa của thiên nhiên: “Những trái sấu thảng thốt rơi trên mái nhà làm lòng ta bâng khuâng vì hiểu rằng mùa thu đang về”. Cũng có khi nó chảy ngầm trong những dòng suy tưởng của nhà văn về một Hà Nội xưa và nay, về những suy nghiệm trước sự chảy trôi của thời gian: “Hà nội bao giờ cũng dễ gần gụi và bao giờ cũng thú vị. Hà Nội hôm nay, Hà Nội thuở xưa, Hà Nội của mỗi người trong chúng ta, rất riêng tư mà cũng rất chung. Thời gian đi như ngựa lồng, thời thế đổi thay liên miên, những triều đại huy hoàng, những triều đại tàn lụi, thế kỉ nào cũng lắm vật vã, chỉ những góc thành cổ kính là vẫn còn đứng nguyên đó, chỉ những con đường là vẫn rợp bóng cây. Và trong những tiếng trẻ rao đêm, từ trong những tiếng chào thưa lảnh lót của mấy bà mấy chị ta nghe thầm một lời nhắn nhủ dịu dàng” [I.2, 248,249]. Những câu văn thật đẹp, nó quyện hòa mùi vị của tháng năm xưa và nay, quá khứ và hiện tại nhưng đọng lại nơi người đọc là một Hà Nội đẹp một cách thâm trầm và cổ kính. Đó là cái đẹp vĩnh hằng, vĩnh cửu bất chấp sự chảy trôi của thời gian. Không một ai sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, đi qua Hà Nội và có thể chưa một lần tới Hà Nội lại không ngưỡng vọng về nó. Cái đẹp tự tại trong không gian văn hóa đó được Đỗ Chu chưng cất trên những dòng trong tùy bút miên man thẫm đẫm chất trữ tình của ông.
Đặc biệt ngôn ngữ giàu triết lý, suy nghiệm được Đỗ Chu sử dụng khi viết về những đồng nghiệp, những bạn bè, những con người mà ông từng trân trọng, quý mến. Đằng sau đó là quan niệm của Đỗ Chu về cuộc đời, con người và những giá trị văn hóa của một dân tộc. Trước sự ra đi của Trịnh Công Sơn, Đỗ Chu suy nghiệm về sức ám ảnh của thời gian: “Thời gian là gì vậy, nó là thứ không nhìn thấy nhưng có thể đo đếm, có thể cảm nhận và nó rất nặng. Nó
bõng khuõng cú lý và vụ lý như những cõu hỏt, ngừ nhỏ phố nhỏ nhà tụi ở đú, cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi” [I.1, 242]. Chất triết lý, suy nghiệm của ngôn ngữ được toát lên từ cảm xúc bâng khuâng không thể diễn tả của nhà văn, từ những giai điệu ngân nga không dứt trong ca từ Trịnh Công Sơn. Nó tạo nên cảm giác bâng khuâng, trăn trở nơi người đọc.
Nhớ về nhà văn Nguyên Hồng, Đỗ Chu như muốn bày tỏ những suy tư, trăn trở về cuộc đời và duyên nợ của những người sống bằng nghề cầm bút: “Đời thằng nhà văn do quê hương xứ sở đắp nên, là do ông trời ông ấy phù chú, cho nên nó suốt đời mang nợ, trả được gánh nợ đâu có dễ, và chỉ có thể trả bằng tác phẩm mà thôi. Nhưng một khi, ai đã trả xong gánh nợ đó thì người ấy sẽ là bất diệt”. Và theo Đỗ Chu, quy luật nhân quả này không chỉ ứng cuộc đời của nhà văn mà còn có ở nhiều người khác nữa. Những ai chứa chất trong mình chữ tình với sông núi quê hương đều có khả năng và bản lĩnh để trở thành những con người “bất tử”.
Đi theo dòng chảy của dòng sông Đuống, Đỗ Chu dẫn dắt người đọc đến với nhà thơ Hoàng Cầm, người mang lại linh hồn và sức sống bất diệt của dòng sông ấy. Ngôn ngữ mang đậm triết lý, suy nghiệm giúp Đỗ Chu thể hiện được cái nhìn mới mẻ, độc đáo về đời người, đời thơ Hoàng Cầm:
“Cuộc đời ông hóa ra cũng chỉ quanh quẩn cùng con sông đào ấy, vùng quê ấy, mấy chị em ấy, vậy mà cũng đủ ca hát suốt một đời dài. Ông là một nhà thơ thiêm bẩm, như sinh ra để làm thơ. Thơ ca với ông là một niềm đam mê không dứt nổi, nó chính là một định mệnh. Hạnh phúc và khổ đau trong đời ông cũng từ thơ mà ra. Ngoài thơ ra ông chẳng biết làm gì cho ra hồn...”. Có lẽ hiểu Hoàng Cầm đến vậy chỉ có ở Đỗ Chu. Ông viết về người bạn đồng hương, đồng nghiệp, đồng tài... bằng cái tình tri ân với cái đẹp, cái thiện và bằng sự trải đời, trải nghề của mình. Chính góc nhìn riêng ấy, Đỗ Chu hiểu hơn ai hết con người cùng thế giới nội cảm của Hoàng Cầm, một nhà thơ, một con người mà “lòng ham sống, lòng thèm yêu trong ông là cả một sức
mạnh quật khởi, là không bao giờ mệt mỏi, chán nản”. Với Đỗ Chu đó là một vẻ đẹp chỉ có ở Hoàng Cầm, một người “không chịu biết đến tuổi tác, bất chấp tháng ngày, bất chấp mọi đúng sai khôn dại của đời người, ông cứ sống như ông đã sống, rất sinh động và rất đáng yêu” [I.1, 132]. Cùng với Hoàng cầm, nhạc sĩ Hồ Bắc được Đỗ Chu ví như “ngọn gió lành”. Hai ông
“là hồn cốt của xứ Kinh Bắc, là sự hoành tráng sang trọng, là âm vang của miền đất ngàn năm văn vật”. Để nói lên cái thần, cái hồn cốt của từng nghệ sĩ Đỗ Chu đã có những so sánh liên tưởng hết sức độc đáo. Hay khi viết về nhà văn Kim Lân, Đỗ Chu thấy rằng: “nhà văn quê mùa” này “là một sự bí hiểm chẳng khác nào những chiếc lọ cổ” [I.1, 139]. Sưu tầm lọ cổ là một thú chơi khác đời khác người của Kim Lân. Tuy những chiếc lọ cổ có chung một hình dáng quê mùa nhưng nó khiến người ta “cảm thấy gần gụi, nhớ đến gốc gác xưa, nhớ đến người thân nơi quê nhà lam lũ, nghĩ đến những lầm than mà dân tộc đã nếm trải... đó là những chiếc lọ biết im lặng và biết nói”. Với ngôn ngữ đậm triết lý, suy nghiệm, Đỗ Chu đã thể hiện trên những trang tùy bút một trí tuệ sắc sảo, một cái tôi văn hóa đầy bản lĩnh trong sống và viết.
Khi bắt đầu trở thành một trang nam nhi thì cũng là lúc Đỗ Chu bắt đầu vào nghề viết. Từ đó tới nay, hơn bốn mươi năm có dư ông gắn bó với nghề mình chọn. Là người trong cuộc, lại là thế hệ nhà văn đón nhận trọn vẹn luồng giú thổi tới từ cụng cuộc đổi mới văn học, Đỗ Chu hiểu rừ những gấp khỳc của đường đời và thân phận của những người cầm bút. Từ những suy nghiệm về đời người, ông nghĩ đến cái giới hạn và cái vĩnh hằng trong cuộc đời một nhà văn: “Ở đời có hai hạng người. Có người lúc sống giàu có, nhưng khi nằm xuống hình như cái để lại không là bao, lại có người lúc sống vất vả, cái ăn cái mặc cũng khó, nhưng khi nằm xuống vẫn có thể để lại một cái gì đó đáng kể. Với những ai cầm bút thì trang văn là cái ở lại với đời” [I.1, 246].
Từ cuộc đời của những con người bình thường mà Đỗ Chu gặp cùng những trải nghiệm của bản thân, Đỗ Chu nghiệm ra rằng: “Con người ta rất có thể sinh ở một nơi, chết một nơi và suốt đời lại mang lòng thương nhớ một
nơi khác”[I.1, 25]. Những câu từ giản dị nhưng được xâu chuỗi bằng một nhịp âm thanh trầm bổng khiến người đọc thấy vang vọng trong đó những suy tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc đời, con người.
Ngôn ngữ đậm tính triết lí, suy nghiệm còn giúp Đỗ Chu diễn tả niềm tự hào, kiêu hãnh về làng Việt, nơi sinh thành những anh hùng, những nhân tài kiệt xuất suốt chiều dài lịch sử: “cái làng Việt là sức người sức của, là kho lẫm tinh thần và vật chất của đất nước. Là sáng tạo kiêu hãnh của lịch sử. Nước nhà có tuổi thọ mấy ngàn năm thì cái làng Việt cũng có tuổi thọ là ngần ấy. Cái làng Việt từng trải và chìm nổi như lịch sử dân tộc từng trải và chìm nổi. Từ mảnh đất nghèo ấy đã bước ra lớp lớp những người con dám ghé vai gánh vác mọi nỗi hy sinh nhọc nhằn, mọi thách thức hiểm nghèo để tổ quốc ngẩng đầu lên” [I.1, 319].
Có thể thấy, trong việc dùng từ đặt câu, Nguyễn Tuân cầu kì, trau chuốt bao nhiêu thì người đọc lại thấy Đỗ Chu chân phương, giản dị bấy nhiêu. Giản dị, chân phương mà lại đậm sắc màu triết lí, suy nghiệm nên những trang tùy bút của Đỗ Chu thường gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.
3.3. Giọng điệu trong tùy bút Đỗ Chu