5. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Biểu tượng trong tùy bút Đỗ Chu 1. Giới thuyết về khái niệm
3.1.2. Biểu tượng - cách thể hiện khát vọng và suy nghiệm của Đỗ Chu
Biểu tượng xuất hiện với tần số khá cao trong tùy bút Đỗ Chu như một tín hiệu thẩm mĩ dồn nén tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Trong chiều sâu của nó, cảm hứng văn hóa vẫn là cội nguồn sinh thành hệ thống biểu tượng đầy sức ám gợi này. Và đi tìm hiểu về biểu tượng cũng là đi tìm hiểu về chiều sâu văn hóa trong tâm thức sáng tạo của cái tôi tinh tế, tài hoa.
Hành trình sáng tạo của Đỗ Chu là hành trình mải miết đi tìm cái đẹp ẩn sâu trong bề dày văn hóa của con người, dân tộc. Những giá trị vĩnh hằng đó được mã hóa qua hệ thống biểu tượng dày đặc trong những trang tùy bút của ông. Đằng sau mỗi biểu tượng là những tư tưởng cảm xúc của tác giả về những bóng dáng con người của một thời đã qua, về những giá trị văn hóa xưa và nay của một dân tộc có hàng ngàn năm văn hiến.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa, bằng sự nhạy cảm của một nhà văn, bằng cái tinh tế của một nhà hội họa, cái tình sâu nặng với quê cha đất tổ… Đỗ Chu hiểu hơn ai hết cái văn hóa thâm hậu của xứ mình, quê mình. Viết về con người, thiên nhiên cùng những chứng tích văn hóa nơi quê Việt bằng một niềm kiêu hãnh, trân trọng, linh thiêng, Đỗ Chu như đang dùng đôi bàn tay của mình nâng niu, gượng nhẹ
từng nét đẹp văn hóa của quê nhà chưng cất nó tạo thành nội dung cho những biểu tượng giàu sức gợi.
3.1.2.1. Dòng sông
Trở đi trở lại trong hai tập tùy bút của Đỗ Chu là hình ảnh dòng sông Thương, sông Tiêu Tương quê ông. Những dòng sông của vùng quê Kinh Bắc ấy được gắn liền với truyền thống lịch sử, những câu chuyện huyền thoại, và đằm sâu trong nó là cội nguồn văn hóa. Dòng sông luôn gợi về những kí ức tuổi thơ, dung chứa bao tâm trạng, tình cảm của Đỗ Chu để làm thành dòng sông thẫm đẫm chất thơ, chất trữ tình.
Trong đó, để lại dấu ấn đậm nét trong tùy bút Đỗ Chu là dòng sông Thương. Dòng sông quê hiền hòa yêu dấu ấy đi vào tùy bút Đỗ chu đã trở thành biểu tượng về dòng sông văn hóa. Sắc màu văn hóa được lí giải ngay từ tên gọi của nó. Thương vừa có nghĩa là thương yêu vừa có nghĩa là xanh bởi nó bắt nguồn từ vùng núi đá vôi nên nó là dòng nước xanh. Tên chữ của nó được gọi là sông Nhật Đức, có nguồn gốc từ đời Lý. Trải dài theo thời gian, từ bến sông Thương ấy đã sinh thành ra bao nhà thơ, nhà văn nổi tiếng cho đất nước. Khởi nguồn cho dòng thi văn bất tận ấy là Hàn Thuyên - người được xem là người Kinh Bắc đầu tiên sáng tạo ra thể loại văn học mới - thơ Nôm với bài “Văn tế cá sấu”.
Nối tiếp nguồn mạch thi văn ấy, dòng sông văn thi của dân tộc đã đón nhận bao gương mặt tài danh như Đoàn Thị Điểm, Cao Bá Quát…trong nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Sang thế kỉ XX có các nhà thơ
như Bàng Bá Lân, Hoàng Cầm, Anh Thơ và các nhà văn như Ngô Tất Tố, Kim Lân…
Và như vậy dòng sông Thương trong tâm thức sáng tạo của nhà văn nó trở thành dòng sông thi ca, dòng sông văn học. Tất cả đều được bồi đắp dần dần theo thời gian bởi tình cảm của con người. Trong ý niệm của Đỗ Chu, dòng sông ngàn năm vẫn thế, “còn như thấy là đẹp hay xấu, vui hay buồn lại tùy thuộc vào cái tình của ta. Cái cảnh diễn ra theo cái tình là vậy”.
Có thể nói, nếu thiếu đi những câu hát, bài thơ thì chắc chắn “dòng sông Thương ấy sẽ vô duyên đi nhiều lắm. Vô duyên bởi vì người ta quên bồi đắp cho nó một giá trị văn hóa”. Với Đỗ Chu, dòng sông nuôi dưỡng con người bằng nước mát và phù sa, đến lượt con người lại nuôi dưỡng dòng sông bằng những dòng thơ và câu hát.
Bên cạnh dòng sông tồn tại như một chứng tích văn hóa ấy, sông Tiêu Tương lại hiện về trong tùy bút của Đỗ Chu như một dòng sông mang đậm màu cổ tích, huyền thoại. Cả cuộc đời viết văn, Đỗ Chu đã mải miết đi tìm nguồn lạch của nó mà vẫn mơ hồ. Trên hành trình chưa có điểm dừng đó, Đỗ Chu đã gặp những con người làm nên dòng sông huyền thoại ấy. Đó là Nguyễn Siêu, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, và lớp lớp thế hệ những nhà văn, những bậc trí giả nối dài theo thời gian. Họ là những con người làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, vun trồng và nuôi dưỡng nó. Chính họ đã làm nên dòng sông Tiêu Tương mà Đỗ Chu đi suốt một đời văn để tìm kiếm. Trên hành trình kiếm tìm đó, Đỗ Chu hiểu hơn ai hết chính tâm hồn - tài năng - nhân cách của những bậc tiền bối đã làm nên vẻ đẹp lấp lánh mang màu sắc huyền thoại của dòng sông Tiêu Tương.
Như vậy, trong tùy bút Đỗ Chu, những dòng sông quê được suy tưởng thành những dòng sông văn học, dòng sông lắng đọng những giá văn hóa của dân tộc. Tìm về dòng sông chính là khát vọng của Đỗ Chu muốn tìm về cội nguồn sáng tạo của văn chương nghệ thuật.
3.1.2.2. Lửa
Trong tùy bút của Đỗ Chu ta thấy lửa là một hình ảnh trở đi trở lại nhiều lần trong những trang viết của ông. Từ hình ảnh lửa gần gũi quen thuộc ngoài cuộc sống đi vào trong tác phẩm đã được nâng cấp lên thành lửa mang ý nghĩa biểu tượng với sự đa diện về nghĩa.
Lửa là nguồn nhiệt cung cấp ánh sáng và nhiệt độ. Trong tùy bút Đỗ Chu, ngọn lửa hiện lên phong phú và đa dạng. Có ngọn lửa bên ngoài và ngọn lửa bên trong. Ngọn lửa bên ngoài chia hai loại: ngọn lửa tự nhiên và ngọn lửa nhân tạo. Trong đó, ngọn lửa tự nhiên là mặt trời, nó tồn tại và chiếu sáng một vùng không gian rộng. Ngọn lửa tự nhiên này xuất hiện vào những thời khắc khác nhau của ngày và chúng mang trong nó những sức mạnh riêng. Đó là hình ảnh của mặt trời lúc rạng sáng cho tới lúc bầu trời hiện ra xanh thẳm, không một gợn mây khi người con Hà Nội Vũ Xuân Thiều bay lên bầu trời đối mặt với chiếc pháo đài bay B.52 góp phần kết thúc một cuộc oanh kích cực khốc liệt. Người anh hùng đó ở lại mãi mãi với bầu trời. Sự ra đi của anh “khiến mỗi ngày của những người ở lại không được phép cẩu thả, không được phép vẩn đục” [I.1, 9]. Sự hi sinh của anh đã tạo nên ngọn lửa hồi sinh sự sống cho con người, lây lan nguồn sức mạnh cho con người và làm cho bầu trời của chúng ta trong hơn, sáng hơn và bình yên hơn. Ánh lửa mặt trời còn làm cho cát nóng lên và nguội đi trong Cát nóng.
Lúc này lửa mặt trời vừa là hiện thân của sự hủy diệt vừa là chất thử bản lĩnh và sức mạnh của con người nơi dải đất miền Trung với “cát dâng lóa mắt.
Núi cát, đồng cát, sông cát và biển cát”. Nơi đó “một cọng cỏ, một con giun đều khó sống, nhánh khoai nhành lúa vươn lên càng lắm nhọc nhằn” [I.1, 65]. Vậy mà con người hết đời này đến đời khác vẫn bền bỉ sống bên cát, trên cát và “chết vùi” trong cát. Có thể thấy “con người của vùng đất này, cũng không thể mềm yếu một khi quanh nó là cát nóng, là sóng gió” [I.1, 66].
Trong thời kì hội nhập mảnh đất Quảng Nam Đà Nẵng trở thành điểm nóng kinh tế của dải đất miền Trung. Giữa nơi trời nóng nắng như đổ lửa, thành
phố Đà Nẵng hiện lên là “một thành phố đang khởi sắc, vui dần lên trong thời kì mở cửa”, nơi có những con người đang từng ngày từng giờ bằng bàn tay, khối óc của mình đem lại sự phồn thịnh cho mảnh đất này. Chính ngọn lửa hủy diệt biến những vùng đất thành vùng cát, dải cát kia khi khúc xạ vào trong con người đã trở thành sức mạnh ngầm bất diệt. Trong chiến tranh, với ngọn lửa yêu nước, người dân nơi đây đã bám đất, bám làng, lấy cát nóng làm nơi trú ẩn và chở che. Vào thời bình thì những con người đi ra từ chiến tranh ấy lại nỗ lực không ngừng để xây dựng quê hương đất nước, biến mảnh đất nhọc nhằn này thành nơi đất lành cho con người muôn phương tìm đến.
Và như vậy ngọn lửa tự nhiên trong Cát nóng khi được khúc xạ vào trong tâm thức con người đã trở thành ngọn lửa có sức mạnh hồi sinh. Trước là với con người, sau là với mảnh đất quê hương cùng với sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh. Sức nóng của lửa mặt trời làm cho cát nóng nhưng nó lại bị khuất phục bởi con người. Nơi mảnh đất miền Trung đó “Nắng dữ, cát nóng. Nhưng người thì hình như lại rất dịu dàng” [I.1, 87]. Bản chất của lửa là như vậy. Nó tồn tại trong nó những mặt mâu thuẫn và đối lập, vừa tạo sự hồi sinh vừa có sức mạnh hủy diệt, vừa là nguồn sáng sưởi ấm con người vừa là chất thử để làm nổi rừ cỏi dịu dàng trong họ.
Ngọn lửa nhân tạo là đèn, lửa hương, khói lửa chiến tranh. Đặc biệt hình ảnh lửa đèn là hình ảnh trở đi trở lại trong tùy bút Đỗ Chu. Ánh sáng nhân tạo này khi thì ẩn mình trong ngọn đèn hạt đỗ trong quán cóc ven đường, khi thì chiếu dọi trong ánh đèn điện nơi phòng nghỉ của nhạc sĩ Huy Du và được hội tụ nhiệt năng nơi ánh điện trên bàn làm việc của Đỗ Chu.
Nguồn sáng nhỏ nhoi đó đã tạo nguồn cảm hứng cho những trang viết của Đỗ Chu. Hình ảnh lửa đèn trong căn phòng nhạc sĩ Huy Du trên mảnh đất “Điện Biên mây trắng” năm nào đến giờ còn vang bóng lại trong tâm tưởng Đỗ Chu. Nguồn sáng từ ngọn đèn nhân tạo ấy đã chiếu dọi và phản quang những tâm tư suy nghĩ trong dòng hồi cố của người nhạc sĩ già. Trong câu chuyện của ông, bên cạnh hình bóng người vợ chu toàn hiện lên trên từng bước chân
của ông còn là hình bóng của bạn bè, đồng nghiệp, đồng đội trong những năm “đi đến đâu cũng thấy người ta vẫy cờ đỏ sao vàng và hô to Việt nam - Hồ Chí Minh” [I.1, 93]. Cùng với hình bóng của một thời đã qua là âm vang của những bài hát đi cùng năm tháng của ông và của những nhạc sĩ cùng thời với ông.
Đi cùng thời gian, ngọn đèn hạt đỗ còn cháy leo lét trong những quán cóc ven đường thời chiến như ghi lại gương mặt những con người của năm tháng đã lùi xa. Chủ nhân của ngọn đèn là bà cụ già ngồi bán cháo, bán nước trong một túp lều cóc che bằng mấy tấm liếp sơ sài, mái lợp vài vỉ lá mía khô bên một rặng tre um tùm kẽo kẹt kêu trong đêm. Lúc này ngọn lửa nhỏ nhoi ấy là hiện thân cho cuộc đời lam lũ, vất vả của những kiếp người lao động trong xã hội. Không chỉ vậy, giữa thời buổi bom đạn chiến tranh, chết chóc mà con người vẫn sống, vẫn mưu sinh. Lúc đó ngọn lửa lại là biểu tượng của sự dẻo dai, sức chịu đựng của con người Việt Nam. Nó không chỉ làm ấm lòng những chiến sĩ trên đường hành quân mà còn góp phần chiếu sáng những con đường mà họ đi qua. Và chắc hẳn, trước khi bước vào những trận đánh cảm tử những người lính sẽ mang theo trong mình ánh sáng của ngọn đèn chai ấy. Bởi trong đó phản chiếu hình ảnh của những người mẹ, người chị một đời lam lũ vất vả vì họ. Và đằng sau đó còn là hình ảnh của quê hương, xóm làng, là tình nghĩa thủy chung mặn mà của con người đất Việt.
Từ ngọn đèn nơi quán nước trong những năm tháng chiến tranh đến hình ảnh ngọn đèn trên bàn làm việc để Đỗ Chu “tản mạn” cùng bạn đọc có một khoảng cách không nhỏ về thời gian. Tuy nhiên, ngọn lửa nơi quán nước của bà cụ năm nào ấy lại có một sức cháy dẻo dai đến kì lạ. Nó ám ảnh nhà văn và ông viết về nó như là một món nợ trước sau phải trả. Khi “tản mạn trước đèn”, Đỗ Chu đã viết về những năm tháng đã đi qua cuộc đời ông, với những con người, những cuộc đời của hôm qua và hôm nay. Quá khứ, hiện tại và tương lai hòa trộn vào nhau, cùng hiện lên trên trang giấy trước đèn.
Lúc này, ánh sáng trở thành người bạn đồng hành với nhà văn trên hành trình
đối diện với nỗi bơ vơ, cô đơn và những đêm dài rộng mênh mông. Tuy nhiên cô đơn mà không hề lẻ loi, bởi đây là nỗi cô đơn của con người trên hành trình đi tìm cái đẹp, “của một kẻ yêu chúng bạn, nỗi cô đơn pha chút kiêu ngạo”. Và lúc này, lửa trở thành biểu tượng của niềm say mê sáng tạo tuy là nhọc nhằn, vất vả nhưng cuối của cuộc hành trình lại là một sự hồi sinh. Nếu không có những giây phút trước đèn thì liệu rằng những năm tháng, những con người của một thời một đi không trở lại kia có thật sự sống như nó đã sống không? Một sự hồi sinh được tạo ra từ nguồn sáng của trí tuệ, từ tấm lòng của người nghệ sĩ say mê sống, say mê yêu và say mê viết.
Lửa trong tùy bút Đỗ Chu còn mắc gửi trong hình ảnh của khói lửa chiến tranh “ba mươi năm trước trong một đêm tháng Chạp Hà Nội rực cháy, mặt đất rung chuyển từng cơn trong ánh chớp của bom Mỹ của tên lửa và đạn pháo cao xạ” [I.1, 8]. Đó là ngọn lửa tồn tại theo nghĩa thực nhưng nó còn tiềm ẩn những ý nghĩa biểu tượng. Nó tiềm ẩn trong đó là ngọn lửa hủy diệt, là khốc liệt của chiến tranh, là màu đỏ của máu và vị mặn của nước mắt.
Đồng hành cùng nó là ngọn lửa sục sôi căm thù cháy bỏng trong lồng ngực những người cầm súng ra trận, là khát vọng được chiến đấu, được hi sinh vì con người và mảnh đất quê hương. Họ còn sống hoặc đã chết nhưng ngọn lửa mà họ gửi lại cho hậu thế thì còn đọng mãi trong trí nhớ của nhân dân.
Khi người lính ngã xuống, ngọn lửa ấy vẫn âm ỉ cháy sáng. Trên ngôi mộ của các anh, dù có tên tuổi, quê quán hay vô danh thì đồng đội của các anh còn sống, người thân của các anh vẫn thắp sáng bằng những nén hương thơm. Lỳc này ngọn lửa trở thành cầu nối giữa cừi õm và cừi dương, giữa người sống và người chết, giữa tâm hồn và tâm hồn. Một nén hương thơm để tỏ lòng biết ơn nhưng cũng là tấm lòng tri ân của kẻ sống đối với người đã khuất. Đây là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam từ xưa đến nay. Và như vậy, ngọn lửa lúc này là biểu tượng cho tình yêu thương vô hạn của con người, nó có sức mạnh thông thiên cả ba giới, cảm hóa cả đất trời và quỷ thần.
Khi hồi nhớ lại những đồng nghiệp của mình, Đỗ Chu đã bị ám ảnh bởi ánh lửa trong thơ Phạm Tiến Duật (Thăm thẳm bóng người). Ông đã viết con người và thơ Phạm Tiến Duật bằng ám ảnh của ánh lửa ấy. Sống trong lửa, bước vào lửa và từ lửa bước ra, trong tâm hồn, trái tim của Phạm Tiến Duật cũng ngập tràn ánh lửa. Theo Đỗ Chu: “lửa với anh Duật là những kỉ niệm không phai nhạt, là một biểu tượng sống, một phẩm chất làm nên cốt cách của anh” và thơ Phạm Tiến Duật “nói nhiều đến lửa, chỗ nào cũng lửa, lửa trong từng câu, trong từng bài và ở ngoài bìa những tập thơ” [I.2. 43].
Như vậy dưới ngòi bút của Đỗ Chu, Phạm Tiến Duật là bằng chứng sống về con người nhóm lửa và giữ lửa trong những năm tháng chiến tranh. Đó là ngọn lửa của bản lĩnh sống, của tâm hồn cao đẹp, nhân cách cứng cỏi và nghị lực phi thường. Trong tùy bút của mình, Đỗ Chu cho người đọc thấy, lửa trong thơ Phạm Tiến Duật từ trong bản chất đã mang nhiều nét nghĩa khác nhau. Không chỉ là khói lửa chiến tranh mà lửa còn là niềm tin, khát vọng thống nhất đất nước, là sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong chiến tranh. Bằng những vần thơ lửa cháy, nhà thơ sinh ra và lớn lên trên đất tổ vua Hùng ấy đã thắp cháy ngọn lửa tình yêu trong bao thế hệ những con người
“xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu). Những vần thơ ấy là người bạn, người đồng hành cùng họ ra trận, cùng họ thức, họ ngủ và theo họ nằm lại chiến trường. Nó mang trong vần điệu của nó khói lửa của chiến tranh, mang hơi thở của cuộc sống chiến đấu của nhân dân gian khổ mà hào hùng. Những vần thơ ấy còn mang cách cảm, cách nghĩ, là nhịp thở phập phồng trong lồng ngực của những chàng trai cô gái mãi mãi tuổi hai mươi. Mỗi câu thơ là một biển trời tình cảm, là sự cảm thông chia sẻ, động viên khích lệ đối với con người. Đỗ Chu đã khéo léo trích dẫn trong tùy bút của mình những vần thơ mà nhà thơ họ Phạm viết cho những người chị, người em trên tuyến đường Trường Sơn:
Em gái đi các anh ở lại Biết bao giờ mới gặp được em đây