Con người ưu tư trước những vấn đề của thời đạ

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 52 - 59)

Tùy bút Tản mạn trước đèn và Thăm thẳm bóng người của Đỗ Chu đã thể hiện sâu sắc nỗi ưu tư của một nhà văn trong q trình sáng tạo. Đó là những suy nghĩ trăn trở về “người văn”, “nghề văn”, và những vấn đề đang trở thành điểm nóng trong xã hội chúng ta hiện nay. Là một nhà văn sớm thành đạt nhưng ơng khơng bao giờ bằng lịng với những gì mình có. Thời gian viết tùy bút, Đỗ Chu thường về quê Bắc Ninh sống và viết. Có lẽ quê hương chính là điểm tựa tinh thần, là nơi ông tìm thấy sự an nhiên để nhìn lại cuộc đời hơn 40 năm cầm bút với những chiêm nghiệm và dự cảm về hiện tại và tương lai trong những trang viết của mình.

Với Đỗ Chu, viết văn là một cơng việc khơng hề đơn giản. Ơng từng tâm sự với đồng nghiệp: “nhà văn cũng có những lúc bế tắc khơng viết nổi

một dòng”. Giống như con ong muốn làm ra mật ngọt phải có những chuyến

bay xa để tìm hương phấn, những lúc không viết được Đỗ Chu đã chọn cho mình một phương án để tìm lại cho mình nguồn cảm hứng: đi và đi. “Đi cho

tới mọi cái đủ để cho một dịng - một trang văn có thể có đủ giấy thơng hành vào đời”. Ơng đã lội vào những cách đồng và những cánh rừng, sống với

nhân dân, cùng mọi người lo toan, bàn bạc. Ông về thăm làng, thăm đình, thăm chùa, đọc văn bia, câu đối, trị chuyện cùng các cụ già và trẻ thơ.

Khơng chỉ có đi, Đỗ Chu cịn chịu khó đọc nhiều. Ơng lẳng lặng đọc một cách có hệ thống về nhiều vấn đề, khơng chỉ có văn học. Ơng từng tâm

sự: “Nhiều anh thích ầm ĩ q, trong khi sự tự vượt mình chỉ có thể làm được

trong im lặng và sáng tạo”. Đó cũng là bài học trong sống và viết của Đỗ

Chu. Đúng là sự học là vấn đề muôn thuở, của mn người và của mọi lứa tuổi. Chỉ có học mới làm con người có đủ bản lĩnh để nói và viết ra những điều mình muốn nói, những gì mình nghĩ và biết nói ra những gì nên nói, cần nói. Đọc Đỗ Chu ta thấy ngồn ngộn trên trang viết của ông những sự kiện và con người trên mọi lĩnh vực. Nổi bật lên suốt hai tập tùy bút là những suy nghĩ về nhà văn, nghề văn, là những vấn đề mang tính cập nhật trong đời sống văn học nước nhà.

Đến với văn chương, Đỗ Chu quan niệm đây là một nghề. Và đã là nghề thì phải tinh thạo về nó, phải có trách nhiệm với những gì mình viết ra, để mỗi ngày chúng ta sống “không được phép cẩu thả, không được phép vẩn

đục. Và những khúc nhạc xuân cũng không thể ủ dột ẻo lả” [I.1, 9]. Trong

làng văn, Đỗ chu là người có cuộc sống giàu trải nghiệm và càng đi nhiều, biết nhiều, hiểu nhiều, Đỗ Chu càng lắm trăn trở, suy tư.

Hơn bốn mươi năm cầm bút, ơng đã viết, đã nói được rất nhiều điều ơng u thương, ấp ủ trong lịng. Tuy nhiên cái mà ông chưa viết được hoặc cịn e ngại chưa thể viết được thì có lẽ vẫn cịn khơng ít. Tâm sự với bạn bè, đồng nghiệp ơng thổ lộ: “nhìn vào chân mình, cái sự thật về chính mình

trước một hồn cảnh, trước mỗi trường hợp thì lại chưa viết được”. Có lẽ ở

trong trường hợp này khơng chỉ có mình Đỗ Chu. Đã có một thời các nhà văn phải viết và phản ánh hiện thực như nó phải có, cần phải có chứ khơng được viết và nói về hiện thực như nó vốn có. Lúc đó, các nhà văn của chúng ta phải tâm niệm mình là “nhà cách mạng làm văn, làm thơ chứ không phải là

nhà thơ, nhà văn làm cách mạng”. Riêng ông, nhiều khi ông thấy day dứt

khơng được là chính mình trong sống và viết: “thỉnh thoảng người ta cũng

nhắc nhở” và ông biết “nhác nhở nhiều khi cũng cần thiết”. Tuy nhiên ông và

các nhà văn trước và cùng thời với ông đều hiểu rằng: “chính vì ai cũng nghĩ

nhiên”. Nhiều khi vì nhà văn cứ phải “tinh thần trách nhiệm” nên khơng ít

người đánh mất đi cái tự nhiên, hồn hậu, cái mà làm nên cá tính độc đáo của người nghệ sĩ. Điều ấy cũng có nghĩa là nhà văn khơng thực sự được là mình, sống là mình, viết những gì mình tâm đắc, mình mong mỏi, khao khát. Nhà văn phải “gượng nhẹ” trên từng câu chữ, phải cân nhắc giữa cái gì nên và khơng nên viết kẻo lại có cớ để “lúc nào bí” người ta “ lại lơi văn nghệ ra

đánh túi bụi” [I.1, 53]. Có thể nói, đây là nỗi ưu tư của một nhà văn sống mái

với nghề. Nó là những tâm sự rất cần và rất thật mà khơng phải ai cũng nói ra được. Phải là một người có bản lĩnh, đằng sau là tinh thần trách nhiệm mới có thể lộ mình, hiện mình. Hơn nữa, Đỗ Chu nói ra tâm sự của mình, những băn khoăn, trăn trở, day dứt trong lịng mình bằng một giọng điệu điềm tĩnh khoan hòa như lời tâm sự, lời chuyện trị nên ơng tạo được sự đồng cảm nơi người đọc. Cái tài, cái khéo léo của Đỗ Chu là vậy, cái khôn ngoan, mẫn tiệp của Đỗ Chu là ở chỗ ấy.

Nhìn nhận về tình hình văn học hiện nay, Đỗ Chu khơng khỏi xót xa khi “thấy một hiện tượng đáng sợ là có nhiều sách dở, có q nhiều ấn phẩm

khơng bao giờ thành tác phẩm”. Đặc biệt hiện nay có quá nhiều người viết

văn, ở khắp nơi từ “ngoài chợ búa” đến chỗ tưởng chừng như “trang nghiêm

và hàn lâm nhất”. Ơng chua xót khi chứng kiến một hiện trạng phổ biến hiện

nay: “sự cẩu thả trong sống và viết, lòng thèm khát những tầm thường danh

lợi không thể cho tầm mắt người ta vượt xa hơn góc buồng một nếp nhà hộp”

[I.1, 227]. Phải là người yêu nghề, cẩn trọng và có tinh thần trách nhiệm cao, Đỗ Chu mới có những nỗi ưu tư về nghề văn, đời văn như vậy. Câu hỏi đặt ra với ông là làm thế nào nền văn học Việt nam có thể vượt qua được “những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm tháng nhiều thách thức cay đắng”?. Với Đỗ Chu, điểm tựa tinh thần

giúp ơng có thể được chia sẻ, an ủi là tựa lưng vào quá khứ khi ông ngưỡng vọng về “những cây bút xuất chúng mà không cần nhiều tác phẩm”. Họ là những nhà văn, nhà thơ “đã nằm xuống dọc đường văn học”, tiêu biểu như: Quang Dũng, Hồng Lộc, Hồng Ngun, Trần Đăng, Thâm Tâm, Thơi Hữu,

Nguyễn Mỹ... Với Đỗ Chu, “những gì họ để lại cho mai sau đều là những viên

đá tảng đặt nền móng cho cái lâu đài mà hơm nay chúng ta, những kẻ đến sau cần phải xúm vào xây cất lên bằng khối óc và bàn tay của những người thợ biết trọng danh dự” [I.1, 227, 228]. Tự hào về lớp nhà văn đã cống hiến tài

năng, tuổi trẻ và dâng hiến cả thân mình cho đất nước, dân tộc nhưng đằng sau niềm ngưỡng vọng đó cịn là lời khun chân thành với các nhà văn, nhà thơ hôm nay, những người phải làm làm nốt những việc mà thế hệ trước làm còn dang dở. Trách nhiệm thật cao quý nhưng cũng thật nặng nề đối với mỗi người cầm bút. Trên lộ trình viết tiếp những gì người đi trước chưa kịp viết, chưa có đủ thời gian để viết thì “danh dự” sẽ trở thành kim chỉ nam giúp người cầm bút sống và viết xứng đáng với những gì người đi trước để lại.

Cũng như đạo làm người, đạo trời đất, Đỗ Chu xem văn chương cũng là một thứ đạo. Vì thế mà “để có những trang sách hay là cả một cuộc lên

đường đầy gian nan, có khi vất vưởng suốt đời mà tay trắng vẫn hoàn tay trắng” [I.1, 252]. Là một thứ đạo nhưng nó lại mơ hồ và khó nắm bắt bởi nó

đến với mỗi người một cách tự nhiên, không hẹn trước. Nếu biết nắm bắt đúng thời, đúng độ thì con người được thứ đạo đó chiếu tỏ sẽ tạo ra những trang sách có lửa, có nguồn sáng giúp cho con người vượt sông mê bể khổ. Thứ đạo đặc biệt này “khi đến với nó chẳng ai chào mời, mà khi đi cũng

chẳng ai níu giữ. Vào ra ở đây là chuyện tự nhiên, như thể bước vào một cái chợ rồi ra khỏi một cái chợ vậy”. Vì tính chất bất thường và đơi khi là ngẫu

nhiên, tình cờ ấy mà Đỗ Chu cho rằng công việc sáng tạo của người nghệ sĩ “dễ dàng đấy mà cũng khó nắm đấy, vui vẻ đấy mà cũng đắng cay lắm đấy”. Đi giữa một vùng biển động khơng ít sóng gió, nếu cõi lòng người cầm bút dối trá, hời hợt, láu lỉnh uốn éo lại thiếu ln cả dũng khí thì những trang viết của họ là thứ vô bổ. Hiểu như vậy nên trong hành trình sáng tạo của mình, Đỗ Chu ln băn khoăn, trăn trở làm thế nào để có những trang sách hay? Người cầm bút có khi “vất vưởng cả đời mà tay trắng vẫn hồn tay trắng”. Nhìn nhận về vấn đề này, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hòa cũng nhận

thấy: “Nếu so sánh về đội ngũ, chắc chắn số nhà văn Việt Nam hôm nay đông

đảo hơn số nhà văn vài chục năm trước. Nếu so sánh về đầu sách, số đầu sách được xuất bản ngày nay hẳn là lớn hơn ngày trước rất nhiều. Vậy tại sao câu hỏi về tác phẩm lớn vẫn được đặt ra? Tại sao lời kêu gọi thiết tha cùng tiền bạc đầu tư của nhà nước cho văn chương vẫn chưa đưa tới kết quả như chúng ta mong muốn”. Đó quả là câu hỏi khó trả lời trong một sớm một

chiều khi nhìn vào thực tế văn học hiện nay: “Đọc nhiều, đọc như là một sự

khảo sát và khái quát, đọc trong tâm thế phản biện... càng ngày tôi càng nhận ra sự dễ dãi và cẩu thả, sự thiếu thốn tri thức cả chiều rộng lẫn chiều sâu (...) đang là vấn nạn lớn nhất đối với nhiều người viết văn xuôi ở Việt Nam hiện tại, nhất là với một số cây bút trẻ” [III.1]. Như vậy, những nỗi ưu

tư về nghề văn và đời văn khơng chỉ có ở Đỗ Chu mà nó thường trực trong bất cứ ai lo lắng cho sự tồn vong của nền văn học nước nhà.

Trong con người Đỗ Chu, vừa có cái nhạy cảm của nhà văn, vừa mang trong mình cái nhạy cảm của nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà giáo dục học. Viết tùy bút, Đỗ Chu không chỉ san sẻ cùng bạn đọc những ưu tư về chuyện nghề, chuyện đời của người cầm bút mà còn là những băn khoăn, day dứt trước những thách thức của dân tộc trước thềm hội nhập: “Đời sống hôm

nay đang đặt ra, mọc ra nhiều vấn đề quá lạ lùng, những vấn đề đang khiến những ai đang sống đều phải biết nhạy cảm. Là người cầm bút mà thờ ơ được sao?”. Muốn đưa con tàu Việt Nam bay vào quỹ đạo của thế giới thì

chúng ta phải giải quyết được được vấn đề nan giải hiện nay và nhà văn phải nhập cuộc.

Trước hết là vấn đề tài chính. Mặc dù tin tưởng vào “những sáng tạo,

tài năng và bản lĩnh vốn trở thành truyền thống của một nền tài chính mang tính nhân dân, của dân, do dân và vì dân như lịch sử vừa ghi nhận trên nửa thế kỉ qua” nhưng trước sự tác động của nền kinh tế thị trường với những mặt

trái của nó, nhà văn đã khơng khỏi lo âu, trăn trở: “tính lãng mạn sang trọng của cuộc cách mạng rất có thể bị phủ mờ chỉ bởi sự sa sút phẩm hạnh của

một bộ phận không nhỏ cán bộ trong Đảng. Đó chính là ngun nhân của nạn tham nhũng, thói hoang phí ngơng cuồng, thói cửa quyền kiêu ngạo, mất dân chủ, bất chấp mọi đạo lý và nhiều khi dẫn tới bất nhân bất nghĩa” [I.1,

287]. Từ thực tế này, Đỗ Chu lường tính đến hậu quả của những vấn nạn này gây ra: “nó là những chứng bệnh hồn tồn xa lạ đối với những mục tiêu căn

bản của sự nghiệp lớn mà tồn Đảng, tồn dân đã dốc lịng dốc sức bấy lâu nay”. Đưa ra vấn đề này, Đỗ Chu muốn tìm được sự chung tay gắng sức của

đơng đảo mọi người để góp phần nhỏ cơng sức của mình đưa đất nước vượt qua những thách thức hiểm nghèo. Đây cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh với những người làm lãnh đạo: “lòng tin của dân đặt vào Đảng sẽ ra sao cũng là

tùy thuộc ở chỗ này” [I.1, 287]. Muốn giải quyết vấn đề này có lẽ cần phải có

thời gian, mỗi người phải tự điều chỉnh chính mình để mỗi ngày qua đi chúng ta đều cảm thấy mình khơng có lỗi với mình, với bạn bè đồng nghiệp, với quê hương đất nước.

Nhìn vào cõi người, Đỗ Chu thấy tình trạng chạy bằng cấp đang là một vấn đề nan giải ngồi xã hội. Chua xót trước những tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, Nhà văn thấy cần thiết phải mua “cái máy thử người”. Có cái máy này thì ai về đúng vị trí của người đó, cơng việc, địa vị sẽ được phân chia theo đúng bằng cấp, năng lực và cơng sức của con người bỏ ra. Lúc đó, “nạn bằng giả bằng thật khơng thành vấn đề nữa, vì lúc đó người ta sẽ lo

thân mà cố cơng tự học, tự rèn luyện để trở thành người thực học, thực tài, để mà thành thật thà, chất phác. Các cô các cậu con nhà quyền quý sẽ trở nên lễ phép nghiêm ngắn, các anh các chị con nhà thứ dân sẽ biết thân biết phận mà dùi mài học hỏi tu thân vượt lên làm người xuất chúng có ích cho đời, để được đời kính trọng” [I.1, 290, 291]. Những trang tùy bút của Đỗ Chu

đã nói hộ bao ấm ức, bao bất bình tồn tại âm ỉ trong lịng con người trước một thời đại mà cơn bão tiền tệ đang làm con người ngày một xa dần bản chất tốt đẹp của mình. Đó cũng là cách răn mình, nhắc mình và mong muốn độc giả cùng suy ngẫm với ông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với nạn tham nhũng, bằng giả bằng thật chưa tìm được câu trả lời thích đáng trong một sớm một chiều, Đỗ Chu muốn người đọc cùng ông lưu tâm đến những vấn đề mang tính thời đại như văn hóa và sự tồn vong của văn hóa. Trước tác động của nền kinh tế thị trường, Đỗ Chu có cái nhìn vừa mang tính khách quan vừa mang tính suy nghiệm của cá nhân người cầm bút: “Thực trạng văn hóa của chúng ta trong những ngày này đang có nhiều biểu

hiện rất đáng báo động, chung quy nó là sự suy thối nhân phẩm, là dấu hiệu hốt hoảng trong đời sống tinh thần, và cái ác đang có cơ được o bế, nó tìm thấy những điều kiện để lên men” [I.1, 220]. Làm thế nào để văn hóa

được tồn tại ý nghĩa đích thực của nó: “văn hóa vốn là vẻ đẹp, là sự tỏa sáng

của con người, là cái có ý nghĩa cao quý nhất để con người thường mang ra để đối đãi nhau”. Là nhà văn quan tâm đến vấn đề văn hóa, Đỗ Chu ý thức

được: “một nền văn hóa càng có bản sắc riêng thì càng dễ đến được với

nhân loại rộng lớn, sức mạnh tồn tại của nó càng lớn, sức thu nhận cái mới, sức vận động sáng tạo càng lớn” [I.1, 219]. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế

nào để giữ gìn và phát triển được một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trong khi những giá trị văn hóa trong đời sống của chúng ta đang có nguy cơ bị mai một. Đỗ Chu đau lịng khi thấy những chứng tích văn hóa một thời cha ông ta cố công xây tạo nên đang bị chính thế hệ nối tiếp hủy hoại. Những cổng làng cùng với cây đa, bến nước sân đình đang dần khuất bóng bởi những dự án quy hoạch đất đai, xây dựng khu cơng nghiệp, nhà cao tầng... Những nét đẹp văn hóa trong những lễ hội truyền thống ở các làng quê đang dần dần bị thương mại hóa, nó khơng cịn mang những nét đẹp hồn hậu của

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 52 - 59)