Một cái tôi luôn hướng tới các giá trị hiện đại 1 Con người ưu tư trước các vấn đề của dân tộc

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 47 - 52)

2.2.1. Con người ưu tư trước các vấn đề của dân tộc

Khiến tranh chống Mỹ cứu nước diễn ra, Đỗ Chu cũng như bạn bè cùng trang lứa nhập ngũ và ơng trở thành lính qn chủng phịng qn khơng quân. Từ đây, con người nhà văn lớn lên, trưởng thành cùng con người chiến sĩ trong Đỗ Chu. Nhiệt huyết của tuổi trẻ, kết hợp với khơng khí hào hùng và sơi nổi của thế hệ thanh niên “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi

phới dậy tương lai” (Tố Hữu), cùng thái độ cầu tiến, ham học hỏi đã giúp cho

Đỗ Chu có những trang viết về hiện thực chiến tranh hết sức sinh động và chân thực. Tuy nhiên, cái nhìn về chiến tranh, về con người từ những truyện ngắn, bút kí được Đỗ Chu viết vào những năm 60 của thế kỉ trước đến những tác phẩm tùy bút xuất hiện vào đầu thế kỉ XXI đã có nhiều đổi mới. Nếu như ở thế giới truyện ngắn, bút kí, con người và lịch sử dân tộc chủ yếu được bao bọc bởi cảm hứng sử thi, được nhìn bằng quan điểm giai cấp thì trong thế giới tùy bút, con người và lịch sử dân tộc được thể hiện dưới cái nhìn nhiều chiều với sự đan xen của nhiều cảm hứng khác nhau.

Thực tế cho thấy, trong tùy bút Tản mạn trước đèn và Thăm thẳm

bóng người, khi đề cập đến đề tài chiến tranh và hình tượng người lính trong

cuộc chiến, Đỗ Chu đã có cái nhìn mới vừa thấy được cái hào hùng của một thời, vừa thấy được những mất mát đau thương của con người khi đi qua cuộc chiến. Cảm hứng sử thi trộn hòa trong cảm hứng nhân văn đã tạo nên những trang viết có sức nặng tình cảm trong lịng người đọc. Con người vừa được khám phá trong những chiều không gian, thời gian khác nhau để cuối cùng chúng ta thấy hiện lên trên những trang tùy bút những vẻ đẹp khác nhau trong mỗi con người. Dù vui sướng hay khổ đau, mất mát thì họ đều sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời mình vì sự tồn vong của dân tộc.

Viết về những người lính trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Đỗ Chu vẫn một lần nữa muốn khẳng định cái đẹp của con người Việt Nam, dù là trong cái chết: “Ba mươi năm trước trong một đêm tháng Chạp Hà Nội rực

cháy, mặt đất rung chuyển từng cơn trong ánh chớp của bom Mỹ của tên lửa và đạn pháo cao xạ, có một người con trai Hà Nội đã bay lên đối mặt với chiếc pháo đài bay B.52. Anh lao vào chúng làm một trận đánh cảm tử, làm một chiến cơng góp phần kết thúc một cuộc oanh kích cực kì dữ dằn” [I.1, 8].

Anh có cái tên thật đẹp: Vũ Xuân Thiều – Một khúc nhạc xuân. Sự ra đi của anh khiến cho bầu trời Hà Nội trở nên trong xanh hơn, bình yên hơn và những khúc nhạc xuân trở nên không “ủ dột ẻo lả”, và khiến mỗi ngày sống của chúng ta không được phép “vẩn đục và cẩu thả”. Cái chết của anh như là một sự hóa thân vào trời đất, như một cây nến tự đốt mình để thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết trong trái tim những đồng đội còn sống, trong triệu triệu tâm hồn người dân đất Việt trong thời điểm lúc bấy giờ.

Nhưng đằng sau sự ra đi của người lính khơng quân ấy, sau những khúc nhạc xuân hào hùng ấy, Đỗ Chu nhìn thấy nỗi đau thương hằn trên nét mặt, trái tim của người thân của anh: “Anh gửi lại trong thành phố này người

mẹ một lần tiễn chồng ra trận, một lần tiễn con trai duy nhất ra trận, cả hai đều không trở về. Vợ anh cịn trẻ, họ cũng vừa cưới nhau được ít lâu” [I.1,

8]. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, nước mắt nối dài nước mắt, sự thực ấy khiến cho chúng ta nhận ra rằng mỗi tấc đất, mỗi nhành hoa cây cỏ được bình yên nẩy mầm vươn dậy trên đất nước Việt Nam đã phải đánh đổi bằng máu xương, nước mắt của bao con người như anh. Đọc tùy bút Đỗ chu, ta thấy cái đẹp không chỉ tỏa ra từ những cái hào hùng mà nhiều khi nó cịn được chìm ẩn trong cả những đau thương và mất mát. Đó là cái đẹp của tình người, của ánh sáng nhân văn nảy nở tự nhiên trong mỗi con người.

Viết về những con người đất Việt trong chiến tranh, Đỗ Chu đã tìm thấy vẻ đẹp tâm hồn cùng nhân cách đáng trọng, đáng quý của những con người bình thường bên trong những người chiến sĩ. Dù trong chiến tranh hay

thời bình, những nhân vật trên trang tùy bút của ơng đều tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để khắc tạo nên dáng đứng cho q hương xứ sở. Nét đẹp đó, nhà văn tìm thấy trong hình ảnh của “Đồn đại biểu Phụ nữ miền Nam ra thăm miền Bắc” sau khi hiệp định Paris được kí kết. Đồn qn do bà tướng Nguyễn Thị Định dẫn đầu. Trong đồn đại biểu ấy đơng tới năm, sáu chục người và họ đều là những người nữ anh hùng. Đặc biệt, Đỗ Chu chú ý đến hình ảnh của người con gái Sài Gịn nhưng lại có gốc gác Hà Đông: Dương Thục Trinh. Một cô gái “Chưa đầy hai chục tuổi, nom hiền khô, duyên dáng

lạ lùng... nước da đỏ hồng, dáng dấp lại đoan trang con nhà gia giáo, một cơ gái nội thành Sài Sịn êm nhẹ” [I.1, 10]. Vậy mà Thục Trinh đã tham gia hoạt

động cách mạng khi mười sáu tuổi, đã làm nên tiếng tăm vang dội của “quân bà Định”. Sau khi ra miền Bắc ít lâu, Thục Trinh được cử sang Liên Xô học

tập nhưng cô đã từ chối, cô xin quay trở lại miền Nam chiến đấu cho tới ngày 30 tháng tư lịch sử. Trong người con gái đầy nữ tính ấy có một sức mạnh gan góc lạ kì, ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ luôn cháy sáng trong trái tim và cô muốn dâng trọn nó cho đất nước và dân tộc. Có biết bao con người như Thục Trinh trên khắp chiến trường miền Nam những năm chống Mỹ, họ sống, chiến đấu và hi sinh như những người anh hùng. Họ tiêu biểu cho cái đẹp một thời khói lửa, cái đẹp mà bom đạn chiến tranh khơng thể nào hủy diệt được bởi nó mang mình sức mạnh của sự hồi sinh, người đi trước ngã xuống, người đi sau sẽ càng vững bước tiến lên, chiến đấu cho tới khi khắp nơi tiếng súng được thay bằng tiếng cười nói hồ hởi của ngày chiến thắng.

Khi hịa bình lập lại trên đất nước, họ lại trở về với cuộc sống đời thường như bao con người bình thường khác, khơng địi hỏi phải được đền đáp. Có người may mắn thì ở nơi phố xá sống cuộc sống sung túc, có địa vị xã hội, nhà cao của rộng. Có người thì sống khơng ai biết chết khơng ai hay, bị đồng đội bỏ quên, sống âm thầm lặng lẽ, lam lũ vất vả ở một vùng đất hoang sơ nào đó. Trăm người trăm cảnh ngộ nhưng hết thảy họ đều sống đẹp, thanh cao và không hổ thẹn với vong linh những người đã khuất.

Viết về chiến tranh khi hịa bình đã lập lại trên đất nước hơn ba mươi năm, Đỗ Chu hiểu hơn ai hết cái giá mà con người trên mảnh đất hình chữ S phải trả là quá lớn. Đằng sau những niềm vui của ngày toàn thắng là nỗi đắng chát khi con người phải đối diện với những mất mát, thương tổn trong lịng khơng gì bù đắp nổi. Có lẽ cái làm nên cuộc sống của mỗi con người, làm nên sự sống của lồi người khơng chỉ có niềm vui mà có cả nỗi buồn. Sự tồn vong của một dân tộc cũng vậy. Đỗ Chu muốn nói về lịch sử của dân tộc như nó vốn thế, chân thực và hồn hậu với những góc chiếu khác nhau. Trong bài tùy bút Ghi chép ở Ban mê (Tản mạn trước đèn), Đỗ Chu đưa người đọc đến với Tây Nguyên xưa và nay theo bước chân của người lão thành cách mạng: Phan Sĩ Đắc. Ơng Đắc từng có năm năm ngồi ở căng Ban Mê trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Khi bị giải tới đây, ơng cùng những người đồng chí của mình cịn rất trẻ, đau thương, khổ nhục nơi nhà căng Ban Mê đã khiến cho mảnh đất nơi đây trở thành một phần sống trong cuộc đời của ơng. Tìm đến đây, một phần vì muốn gặp lại cảnh cũ người xưa, một phần muốn tìm phần mộ người con trai đã hi sinh trong kháng chiến chống Mĩ. Con trai ông, hai mươi tuổi, một kĩ sư giao thông vừa cầm mảnh bằng trong tay đã tình nguyện làm lính bộ binh vào Tây Ngun mở những tuyến đường cho quân ta đi. Trong một trận đánh ác liệt, người thanh niên đã nằm lại nơi cánh rừng Tây Nguyên. Khi đối diện với cái chết, người con trai trẻ Hà Nội ấy đã tìm cho mình một cái chết thật đẹp, thật anh hùng. Và có bao nhiêu cách ra đi thì có bấy nhiêu cách chết. Tin báo tử về nhà chỉ ghi chung chung là mặt trận phía Nam bởi cái chết của anh là một câu hỏi lớn, chết rồi mà không thấy xác, không một nấm mồ. Biết bao người lính Việt Nam trong những năm chiến tranh cũng ra đi như thế, họ trở thành những người liệt sĩ vơ danh hóa thân vào dáng hình xứ sở Việt Nam. Và sẽ còn biết bao người mẹ, người cha, người vợ mong mỏi tìm hài cốt của người con, người chồng mình trên dọc chiều dài đất nước? Con số những bà mẹ anh hùng, những người con anh hùng trên khắp đất nước này là không thể kể xiết. Một dải cát nhỏ miền

Trung mà có tới “ba ngàn bà mẹ được phong mẹ anh hùng lần đầu và hai

ngàn được phong lần sau”. Nhìn vào thực tế ấy, nhà văn cho rằng: “việc này nếu được làm sớm hơn thì chắc chắn sẽ có vài vạn bà được phong; và như thế, trên thực tế cùng với cá bà sẽ có vài vạn người cha anh hùng, vài mươi vạn người con anh hùng, những đóng góp hi sinh sẽ là khơng kể xiết” [I.1,

66]. Hay như chỉ “một xã dưới mạn biển, hồi chiến tranh được gọi là “vùng

lõm”... căn cứ địa kiên cường nằm trong vịng vây của địch, “có sáu ngàn dân, có hai ngàn hộ thì chín trăm hộ thuộc diện gia đình thương binh liệt sĩ”

[I.1, 66]. Với khởi điểm một xã miền Trung, chúng ta sẽ nhân lên với n lần khi khảo sát dọc chiều dài đất nước thì con số gia đình thương binh liệt sĩ sẽ là bao nhiêu? Và những con số này nói lên điều gì? Bản chất của chiến tranh là khốc liệt, là đau thương và mất mát, Đỗ Chu không phủ nhận điều đó. Tuy nhiên, với một dẫn chứng tiêu biểu về số lượng bà mẹ Việt Nam anh hùng tại một vùng, một xã duyên hải miền Trung, ông muốn đi đến khẳng định sức sống bất diệt của con người Việt Nam khi đối diện với sự tàn phá của chiến tranh.

Có lẽ trong cuộc đời, mỗi người sẽ có những cách thức và con đường đi riêng để góp phần làm nên lịch sử và văn hóa của dân tộc. Trong thời chiến, những người lính chọn con đường đi “quyết tử cho tổ quốc quyết

sinh”. Hịa bình lập lại trên đất nước Việt Nam, việc giữ gìn nền độc lập ấy

lại là một vấn đề nan giải. Đây là điều Đỗ Chu băn khoăn và cũng là nỗi lo lắng của nhiều người. Muốn tạo cho dân tộc một chỗ đứng vững chãi trong thời kì mở cửa và hội nhập thì chúng ta phải viết tựa lưng vào quá khứ để có bàn đạp hướng vào tương lai. Và lúc này, bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc chính là điểm xuất phát khi chúng ta đưa con tàu Việt Nam bay vào quỹ đạo chung của thế giới. Trong cuộc đấu tranh cho sự tồn vong của dân tộc, những người làm nghệ thuật như Đỗ Chu có vai trị khơng nhỏ. Bằng tài năng, tâm huyết của mình, những nhà văn nhà thơ đang từng ngày từng giờ ghi lại gương mặt của con người, của đất nước, dân tộc trong các thời điểm lịch sử khác nhau. Văn hóa của một dân tộc với mn màu mn vẻ cũng

được lưu giữ trên những dịng chữ phập phồng nhựa sống. Theo thời gian, những câu chuyện đó sẽ trở thành giai thoại, huyền thoại, thành bia đá tượng đồng, thành bản sắc văn hóa Việt Nam.

Con đường đi của nhà văn cũng chính là một cách tạo cho quê hương đất nước mình một chỗ đứng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân loại. Và có lẽ, chỉ những con người nặng tình với sơng núi mới có thể làm được điều kì diệu đó, mới có thể làm cho đất nước tồn tại lâu bền bất chấp quy luật băng hoại nghiệt ngã của thời gian.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hình tượng cái tôi văn hóa trong tùy bút đỗ chu (Trang 47 - 52)