5. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Một cái tôi gắn bó với các giá trị tự tại
2.1.2. Con người bảo lưu những giá trị uyên nguyên
Trên giang sơn gấm vóc Việt Nam, mỗi một vùng miền đều có một những vẻ đẹp riêng của mình. Trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, vùng Kinh Bắc vẫn còn bảo lưu được những di tích lịch sử và những giá trị văn hóa truyền thống. Đây là một vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời được vật chất hóa bởi bao nhiêu đình chùa miếu mạo, lăng tẩm, thành quách, được mắc gửi trong những câu hò điệu hát của các liền anh liền chị trong ngày hội, trong các huyền tích, giai thoạị, những phong tục tập quán và nếp sống cổ truyền.
Là vùng đất nằm giữa nội địa cách biển khoảng ba chục kilomet, Kinh Bắc chịu ảnh hưởng của biển về nhiều mặt. Núi và sông là những giới hạn địa lý tự nhiên ngăn cách giữa vùng Kinh Bắc với các vùng lân cận.Vì vậy, nằm bên lề của Hà Nội nhưng do vị trí địa lý thuận lợi nên Kinh Bắc không bị tác động và chi phối bởi quy luật hưng vong cùng những biến thiên của lịch sử dân tộc. Nơi đây, những giá trị văn hóa cùng những chứng tích, cái nhìn thấy, cái nghe thấy, cái cảm được và cái ngẫm suy... vẫn được con người cùng thời gian lưu giữ cho tới ngày nay. Vùng đất này là nơi có nhiều con sông chảy qua và tỏa đi các hướng khác nhau, tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa giữa các vùng miền ngược xuôi. Để rồi, những nét đẹp văn hóa của các vùng quê khác nhau dồn tụ về đây, được Kinh Bắc hóa và trở thành bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng người vùng đất “diễm hảo, huê tình”.
Sinh ra và lớn lên từ cái nôi văn hóa đặc trưng của đất Bắc, con người nơi đây cũng có những nét tính cách riêng “quê mùa, chất phác nhưng thiên về có trước có sau, ít sự đảo điên, suy tệ... phần nhiều ngay thẳng trung thực”. Tuy mang tính địa phương nhưng những nét đẹp văn hóa của cảnh của người Kinh Bắc vẫn có tính điển hình chung và không vượt ra ngoài tính nhân loại, tính người, tính thế giới.
Đỗ Chu là người con của đất Kinh Bắc. Ngay từ nhỏ ông đã hấp thụ những nét đẹp văn hóa của quê hương mình vào giọng nói, tiếng cười và cả
tính cách, tâm hồn một cách hết sức tự nhiên. Ông yêu quê hương Kinh Bắc với một tình cảm say đắm, nồng nàn hiếm có. Tự hào về những nét đẹp văn hóa tồn tại bất chấp sự chảy trôi của thời gian, nhưng đằng sau đó người ta còn thấy một Đỗ Chu chìm đắm trong nỗi xót xa nuối tiếc khi làng quê mình, tuổi thơ mình lùi xa ngút ngát. Cái đẹp một thời còn đó nhưng đang dần bị mai một, bị quên lãng trước sức tác động nghê gớm của “cơn sóng thần” thời buổi kinh tế thị trường. Dường như đến với tùy bút, Đỗ Chu vừa có cơ hội và điều kiện để quảng bá cái đẹp văn hóa của quê hương mình, khắc tạc nó trong trái tim, hồn phách của con người, vừa là mảnh đất để nhà văn trải bày những suy tư, trăn trở về nỗi niềm của một con người nặng tình với sông núi, quê hương xứ sở để tìm sự đồng cảm, sẻ chia nơi người đọc. Và hiện lên trên những trang tùy bút là một Đỗ Chu đang giữ lửa, nhóm lửa và truyền lửa. Đó là ngọn lửa của tình yêu, tình thương, là niềm trân trọng, cảm phục trước cái đẹp của cảnh và của người, của những giá trị văn hóa không chỉ với Kinh Bắc mà ông dành cho tất cả con người và cảnh vật những nơi ông đi qua và dừng chân.
Linh hồn của văn hóa Kinh Bắc được Đỗ Chu truyền tải trong những trang tùy bút viết về những làn điệu quan họ đằm thắm trữ tình. So với các loại hình văn hóa dân gian khác như hát chèo, hát ví, hát dặm... thì hát quan họ có thời gian tồn tại lâu nhất (tuổi thọ hàng ngàn năm). Điều đó đã chứng tỏ quan họ là một bộ phận của nền văn hóa bản địa không những không bị đồng hóa, phai nhạt mà ngược lại vẫn phát triển mang bản sắc riêng và mang những giá trị tinh thần đặc trưng của vùng Kinh Bắc. Nó trôi nổi bồng bềnh trên các con sông, xuyên thấm qua những triền đồi, rừng cây tán lá, len lỏi, luồn lỏch nơi đường làng ngừ xúm Kinh Bắc. Lời ca tiếng hỏt Quan họ gắn liền với nếp sống sinh hoạt đời thường, những phong tục tập quán đã kết tinh vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm và ước mơ khát vọng của con người Kinh Bắc.
Tính cách của người quan họ cũng được ẩn tàng trong những lời mời gọi của ca từ. Vẻ đẹp đó thể hiện từ phong thái lịch sự trang nhã bên ngoài đến ngôn ngữ, cử chỉ lúc mời chào, khi hứa hẹn...đều biểu thị sự tôn trọng, quý mến
con người. Đó là nét đẹp trong văn hóa ứng xử, giao tiếp của người Kinh Bắc đã được những lời ca tiếng hát lưu truyền cùng với nhịp chảy của thời gian.
Bao lần nghe hát, vậy mà với Đỗ Chu “mỗi lần ngồi vào chiếu để nghe canh quan họ là y như rằng lại thêm một lần được dẫn dắt vào mê cung của những tình cảm vừa lịch lãm vừa đằm thắm” [I.2, 301]. Như một người sành nhạc, nhà văn nhập hồn mình vào giai điệu của lời ca tiếng hát để được một lần nữa trong đời phiêu du trong thế giới tình cảm của người quan họ xưa và nay. Trong cuộc hành trình chốc lát ấy, Đỗ Chu gặp lại quê hương và con người nơi đây với tất cả những nét đẹp thuần khiết: “những khúc thức nhặt khoan vững chãi, những giai điệu vương giả bay lượn. Kìa những lời thở than mới bùi ngùi làm sao, chất phác làm sao. Đời sống một vùng đất vùng người mặn mà hiện ra với bao lớp lang tầng vỉa, ta chìm vào đấy để bắt gặp khuôn mặt tinh thần quê nhà”. Sức ràng bện của những làn điệu quan họ thật kì diệu, nó lay động tâm hồn của bất cứ ai đến với nó. Viết về những làn điệu Quan họ quê mình, Đỗ Chu không khỏi tự hào khi nhận ra: “cái sức giăng mắc mỏng manh như tơ nhện mà thực lắm ràng buộc”. Sức hút của Quan họ không chỉ bởi ca từ, giai điệu của nó mà còn bởi ý tình gửi trong người hát, từ dáng điệu, cử chỉ, ánh mắt đến sắc màu trang phục đặc trưng đầy hấp dẫn của các liền chị, liền anh. Trong hồi tưởng của Đỗ Chu, tất cả ẩn hiện sống động, lung linh: “Áo sống mớ năm mớ bảy những mận những đào, cái cổ nghểnh lên để nhả lời, thon thả và kiêu kì như cọng lan cọng huệ, con mắt lấp lánh lửa, gương mặt ngời ngợi nồng nàn. Em là cây gừng cây cải, là giậu mựng tơi mọc hoang ngoài ngừ, mà lại đang là bà hoàng bà chỳa trong lòng tôi” [I.2, 302]. Trong lời ca tiếng hát dìu dặt, khoan thai làm đắm say lòng người ấy, Đỗ Chu nhìn thấy bóng dáng của tháng năm, bóng dáng của người thân, của những người mẹ, người chị, người em đã đi qua cuộc đời ông và bao người. Thẳm sâu nơi niềm thương nỗi nhớ, nhà văn nhận ra “sức sống phồn thực của dân tộc cất giấu trong những luyến láy ý a gửi nón ý a qua cầu” và “trong câu em hát có mang cái tình của muôn đời” [I.2, 302]. Viết về
giá trị văn hóa độc đáo của quê hương mình, Đỗ Chu như muốn trả một món nợ đối với quê hương xứ sở. Nơi đây đã sinh ra ông, nuôi dưỡng và tắm mát tâm hồn ông bằng những làn điệu quan họ ngọt ngào như dòng sữa mẹ ngay từ thuở ấu thơ. Với ông cũng như bao người con đất Việt, đó là món quà vô giá mà tổ tiên, đất đai quê nhà đã để lại. Nó mang trong mạch nguồn của nó cái đẹp thuần khiết và hồn hậu của con người, cảnh sắc nơi đây.
Tiếng hát quan họ có một sức lay động và lan tỏa ghê gớm đối với mỗi ai nghe nó. Từ những trải nghiệm thực tế, Đỗ Chu khẳng định: “Một khi đã ngồi nghe những người đàn bà vùng chúng tôi hát thì thôi chả cần phải nói gì nữa, khi cái giọng vàng anh vang rền nảy ấy cất lên thì chả cứ gì cánh đàn ông xứ này, mà tôi nghĩ đàn ông khắp gầm trời này đều cảm thấy hóa ra mình vẫn còn thấp, còn đuối” [I.2, 404]. Phải chăng cái duyên, cái đằm thắm của người con gái Kinh Bắc là kết quả của sự thẩm thấu tự nhiên của những làn điệu quan họ theo sự chảy trôi của thời gian? Lâu dần nó hình thành nên tính cách, định hình cách cảm, cách nghĩ, cách ứng xử của con người nơi đây.
Đến đây ta mới hiểu sức mạnh của cái duyên ngầm, cái đẹp kín đáo lớn hơn nhiều với cái đẹp hình thức “bắt mắt” lộ ra bên ngoài. Chiều sâu của văn hóa Kinh Bắc là ở chỗ đó.
Cũng như Kinh Bắc, Tây Nguyên là vùng đất mà cho tới ngày nay vẫn giữ được cái vẻ đẹp “rất cổ sơ và nguyên sinh, từ trong lịch sử nó đã đã mang sẵn tố chất bi hùng và mẫn tiệp” [I.1, 47]. Đây là quê hương của những chàng Đăm Săn đã đi vào huyền thoại. Có thế thấy “qua những dòng sử thi truyền từ đời này đời khác người ta tìm thấy những phẩm chất hết sức thuần phác của một vùng người vùng đất, của một vùng lịch sử đã được hình thành với đầy đủ sức mạnh để đi tới, bất chấp mọi thử thách”. Đến với Tây Nguyên, Đỗ Chu nhìn thấy cái đẹp cổ sơ và hùng vĩ của thiên nhiên núi đã từng đi vào thế giới của những sử thi, huyền thoại. Phải chăng chính cái đẹp cổ sơ và nguyên sinh của thiên nhiên, con người nơi đây đã góp tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của người Tây
Nguyên. Bằng cái nhìn tinh tế của người đi kiếm tìm cái đẹp, Đỗ Chu thấy Tây Nguyên là “một bản giao hưởng lớn vang động” của các sông thác, nguồn lạch đổ dồn về đây: “Thác Đrai sák kia rồi, nó hiện ra đột ngột giữa một vùng trời đất mênh mang như sương như gió lại như mưa. Dòng nước từ trong núi ào xuống chia thành nhiều nhánh trang ra phủ kín vách đá. Chân thác là một cánh đồng đá lô xô, nước sục sôi, nước len lỏi tỏ ra thành trăm ngả như trăm con rồng vật mình uốn lượn và tung bọt trắng xóa” [I.1, 44, 45]. Hòa trong âm thanh vang dội của tiếng nước, tiếng thác ấy người ta đan bện lên những câu chuyện huyền thoại về bóng dáng voi trắng: “những bước đi của nó thậm thình giữ nhịp làm bè trầm cho khúc tự sự của đất đai”. Và từ “trong thẳm sâu tinh thần Việt vẫn đang có nó, vẹn nguyên và vĩnh hằng” [I.1, 45]. Chính cái hùng vĩ, “cổ sơ và nguyên sinh” của thiên nhiên, những câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết đầy bí ẩn đã góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa đặc trưng của người dân Tây Nguyên. Đây chính là sức hút mãnh liệt đối với tất cả những ai đã từng và chưa từng đến mảnh đất vẫn còn dung chứa nhiều điều bí ẩn.
Dưới cái nhìn phát hiện của nhà văn, Tây nguyên “là một tập hợp phong phú, quần tụ nhiều dân tộc anh em, mặc dù có sự phát triển không đồng đều, có dân tộc còn non yếu như vừa từ thời nguyên thủy bước ra, lại có những dân tộc đạt đến một trình độ, từng trải và bản lĩnh. Trong khi người Êđê đã có họ, có, tên, có văn tự, văn học nghệ thuật thì người Stiêng, người Mnông vẫn đang tù mù” [I.1,48]. Tuy nhiên, Đỗ Chu khẳng định: “người Mnông lại có cụ Điểu Câu”. Cụ xuất hiện giữa núi rừng tây Nguyên giống như ngọn lửa Đanko nơi rừng rậm có sức mạnh đem lại nguồn sống và sự tái sinh cho con người.
Với người Tây Nguyên nói chung, người Mnông nói riêng, cụ Điểu Câu là
“ông lão có đôi tai thần, cái lưỡi khôn ngoan và một trí tuệ hiếm thấy. Ông cụ chính là đại biểu của văn hóa Tây Nguyên, một người rất giàu có mà cũng hết sức hào phóng... ông cụ chính là một thực thể văn hóa sống động, là bộ bách khoa toàn thư, là cuốn từ điển của nhiều ngôn ngữ”. Cùng với cụ Điểu Câu, ngoài Hà Nội có cụ giáo Thấu cũng là người đam mê nghiên cứu văn hóa Tây
Nguyên. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng phần lớn cuộc đời cụ Thấu lại gắn bó với con người và mảnh đất Tây Nguyên. Càng tiếp xúc với người dân nơi đây, trong lòng cụ giáo thấu đã sớm “manh nha se bện, đã khơi dậy một tình yêu và sự say mê trước những vẻ đẹp mới mẻ, trước các giá trị truyền thống của một nền văn hóa đầy hấp dẫn” [I.1, 57]. Đi trọn một kiếp người, khi nhìn lại những năm tháng sống và gắn bó với con người và mảnh đất Tây Nguyên, cụ luôn cảm thấy “biết ơn rất nhiều những năm tháng ấy, những con người ấy, chính nó đã làm cho cuộc đời mình đậm đà thêm rất nhiều”. Cụ Thấu mê khan, kể cả khan Đăm Săn và khan Đăm Klan Mlan. Hoài bão đeo đuổi suốt cả cuộc đời từ lúc trai trẻ đến khi tóc trên đầu điểm bạc được gói trọn trong mong ước:
“một ngày chính cụ dịch được một khan toàn bích để có mặt trong tủ sách chung của đại gia đình các dân tộc anh em một cách xứng đáng như nó cần phải được như thế ” [I.1, 58]. Và cụ đã làm được sau ba mươi năm ấp ủ và theo đuổi ước mơ hoài bão của mình. Với tư cách là người thầy giáo, cụ đã tự tay mình đào tạo ra một lớp học trò cho kháng chiến và cách mạng. Họ trở thành những “người anh hùng rất tài năng, chính họ đã góp phần không nhỏ cùng đất nước làm nên một bộ sử thi của thời đại Hồ Chí Minh”. Với tư cách là một nhà văn hóa và giữ gìn văn hóa, cụ chính là “ông già ngồi dịch Đăm Săn”. Những gì cụ đã kịp để lại cho chúng ta trở thành những thành tựu mang giá trị văn hóa rất bền vững.
Dù sinh ra nơi núi rừng Tây Nguyên như cụ Điểu Câu, hay là đến từ đô thành Hà Nội như cụ giáo Thấu... thì những con người này đều nặng tình nặng nghĩa với con người và mảnh đất Tây Nguyên. Cuộc đời của họ là những hi sinh thầm lặng, cống hiến thầm lặng để lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của một xứ sở, một vùng đất. Họ chính là người đem lại linh hồn và sức sống lâu bền cho những giá trị văn hóa uyên nguyên của Tây Nguyên nói chung và dân tộc Việt Nam nói chung. Viết về những người đã và đang lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên chính là cách
mà Đỗ Chu khẳng định sức sống bền bỉ của những giá trị văn hóa uyên nguyên của trên mảnh đất này.
Nói đến văn hóa Việt là nói đến văn hóa làng xã, là nói đến cái đẹp tinh khôi, nguyên bản của một đất nước thoát thai từ nền nông nghiệp lúa nước. Làng Việt có cấu trúc giống nhau nên văn hóa làng cũng có nét tương đồng. Xã hội người Việt là một tập hợp những ngôi làng giống nhau, xét về mặt cấu trúc thì cả xã hội Việt Nam là một ngôi làng được mở rộng. Dù trải qua những biến thiên của lịch sử với sự thay đổi của môi trường sinh sống, làm việc... nhưng những hồn cách đặc trưng của người Việt thì không hề thay đổi. Ngay từ khi sinh ra, người dân đất Việt đã hình thành cho mình một ý thức phải bám làng, bám đất mà sống. Họ sống gần gụi với thiên nhiên, gắn bó với đất đai, ruộng vườn. Dòng sông ngọn núi trở thành nơi để thương để nhớ khi con người xa quê, là nơi ghi tạc những kí ức tuổi thơ của mình. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi mồ mả tổ tiên nằm lại, là khởi nguồn của mọi tình cảm yêu thương và cả những hờn giận trước những buồn vui của cuộc sống. Tình yêu quê hương xứ sở từ khởi thủy đã trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng và bện chặt trong lòng mỗi con người. Nó trở thành sợi dây vô hình nhưng có sức mạnh cố kết cộng đồng, níu kéo con người xích lại gần nhau. Đây là một vẻ đẹp đặc thù của con người Việt Nam, nó sống dẻo dai nơi người Việt sống ở quê cha đất tổ, nơi người Việt bôn ba tứ xứ ngoài biên giới lãnh thổ Việt Nam. Đỗ Chu đã thấy vẻ đẹp đó, và lưu giữ nó trên những trang tùy bút của ông để mỗi con người Việt Nam khi đọc đến đều thấy có bóng dáng mình trong đó, bóng dáng của những người thân yêu, bóng dáng của một thời quá khứ tồn tại mãi, không bị bị quy luật băng hoại của thời gian chi phối, tác động.
Viết về những giá trị uyên nguyên, Đỗ Chu muốn nói và khẳng định những giá trị vốn có, tinh khôi, nguyên bản của quê hương xứ sở. Dù trải qua những khúc quanh của lịch sử nhưng từ trong bản chất những giá trị văn hóa