Bản chất của hoạt động dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường là quá trình người giáo viên trên cơ sở trình độ, sự hiểu biết và tài năng của bản thân, tổ chức một cách nghệ thuật và khoa học tiến trình học sinh chiếm lĩnh tác phẩm một cách sáng tạo, để từ đó giúp các em tự nhận thức tự giáo dục tự phát triển.
Ở nước ta, cùng với những biến đổi và biến động xã hội tâm lí về nhiều mặt, kể cả những tác động từ ngồi vào vấn đề dạy học văn trong nhà trường càng trở thành mối quan tâm chung. Vì vậy, khơng chỉ là cơng việc của bản thân nhà trường, lại càng không phải là chuyện văn chương chữ nghĩa đơn thuần mà là vấn đề có ý nghĩa chính trị xã hội, trước mắt cũng như về lâu dài. Không phải ngẫu nhiên mà một viện sĩ nổi tiếng thế giới - Mikhan Cốp – khi bàn về văn học đã nói rằng: “Giảm nội dung văn học trong chương trình nhà
trường là giảm nhẹ chất nhân văn, bộ mặt tinh thần của thế hệ trẻ ngày nay và sau này ra sao không những lệ thuộc vào việc giảng dạy cái gì mà cịn là do dạy như thế nào?” [43].
Đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường đã được đề cập đến từ khá lâu. Nhưng thực chất đã áp dụng vào nhà trường nh thế nào và giảng dạy ra sao, quả thực đến nay vẫn cịn nhiều vấn đề cần xem xét. Tình trạng học sinh thích hay khơng thích học tác phẩm văn học nói chung, “Vợ nhặt” nói riêng có một phần từ phía người dạy. Do vậy mà việc hiểu thế nào cho hợp lí các giá trị của tác phẩm, tiếp cận tác phẩm từ góc độ nào, cách dạy ra sao để vừa đủ lượng tri thức, vừa gợi mở cho học sinh luôn là các vấn đề thường được đưa ra trao đổi.
Để có được kết luận tương đối xác thực về phương pháp dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu ghi sẵn câu hỏi.
Câu hỏi được đưa ra như sau:
Câu 1: Khi giảng dạy tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, đồng chí có khai thác nội dung chất thơ đời sống khơng? (Giáo viên đánh dấu vào ơ “có” hoặc “khơng”).
Câu 2: Theo đồng chí việc khai thác nội dung chất thơ đời sống trong tác phẩm này có cần thiết khơng? (Giáo viên đánh dấu vào ơ “có” hoặc “khơng”).
Câu 3: Ý kiến của đồng chí về: tài liệu phục vụ cho bài giảng của giáo viên về tác phẩm trên (còn thiếu, đầy đủ) và sách giáo khoa, sách tham khảo cho học sinh học tác phẩm đó (cịn thiếu, đầy đủ).
Câu 4: Đánh giá chủ quan của đồng chí về khả năng cảm thụ của học sinh về tác phẩm này như thế nào? Tính theo % (hiểu nội dung, cịn mơ hồ, không hiểu nội dung).
Đối tượng khảo sát là giáo viên văn thuộc trường: - Trung học phổ thơng Bình Giang – Hải Dương
- Trung học phổ thông Thanh Miện – Hải Dương (2008)