Tiếp nhận tác phẩm văn chương ở bạn đọc nói chung, ở học sinh nói riêng là q trình phức tạp gồm nhiều khâu, chịu chi phối của nhiều yếu tố. Song với bạn đọc - học sinh trong nhà trường - những người lĩnh hội tác phẩm văn chương để từ đó tự nhận thức, tự giáo dục, tự phát triển, theo chúng tơi hứng thú khi đến với tác phẩm đóng vai trị rất quan trọng. Nó sẽ thắp lên và làm toả sáng ngọn lửa nội lực của niềm đam mê, khám phá sáng tạo khi học sinh đến với tác phẩm.
Mặt khác, việc tiếp nhận tác phẩm văn học luôn gắn liền hữu cơ với việc đọc văn. Vì muốn lĩnh hội trọn vẹn tác phẩm, khơng có con đường nào khác là đọc để từ đó đạt tới sự hiểu biết, xúc cảm thật sự. Đồng thời qua hoạt động đọc, bước đầu các em có thể nhận biết được một vài yếu tố nghệ thuật tiêu biểu, hoặc những chi tiết được lặp đi lặp lại nhiều lần mang dơng ý nghệ thuật nào đó của nhà văn. Từ đó, các em có ý thức tự khám phá và mong muốn được tìm hiểu để giải toả những nghi ngờ, thắc mắc.
Với những suy nghĩ đó, chúng tơi tiến hành khảo sát theo dạng câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Em có thích học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân khơng? (học sinh có thể trả lời “có” hoặc “khơng” và đánh dấu vào những ơ phù hợp với mình).
Câu 2: Em đã đọc tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân bao nhiêu lần trước khi được học? (Học sinh đánh dấu vào ơ phù hợp với trường hợp của mình: khơng đọc lần nào, đọc 1 lần, đọc 2 lần, đọc 3 lần trở lên).
Câu 3: Tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân có thể hiện chất thơ đời sống không? (Học sinh chọn và đánh dấu vào ơ mà mình thấy: có, khơng, khơng biết).
Câu 4: Chất thơ đời sang được biểu hiện nh thế nào? (Học sinh chọn ý phù hợp và đánh dấu vào ô)
Đối tương khảo sát là học sinh thuộc các trường: - Trung học phổ thơng Bình Giang – Hải Dương
- Trung học phổ thông Thanh Miện – Hải Dương (năm 2008)