HÌNH ẢNH LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG – MỘT ĐIỂM SÁNG Ở CUỐI TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong truyện ngắn vợ nhặt của kim lân (Trang 34 - 38)

Có thể nói chất thơ đời sống đã mang lại luồng sáng tuy không rực rỡ nhưng giàu ý nghĩa để cho tác phẩm hiện thực “Vợ nhặt” bít u ám, ảm đạm, đó là ánh sáng của tình người, và khơng thể bỏ qua điểm sáng ở cuối tác phẩm: hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

Có ý kiến cho rằng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở cuối “Vợ nhặt” là gượng gạo, khiên cưỡng. Nhưng theo người viết luận văn, đánh giá

nh vậy là chưa đầy đủ, chưa thấy hết được ý nghĩa tư tưởng của hình ảnh này bởi những lÝ do sau:

Chóng ta được biết, nhà văn Kim Lân khởi thảo tác phẩm từ năm 1940, chắc đã thai nghén những nhân vật, những tình huống, chi tiết truyện sớm hơn nữa. Đến 1946, “Vợ nhặt” là một chương được viết lại của truyện dài “Xóm

ngụ cư” mà nhà văn viết dở dang. Bản thảo tác phẩm đã bị mất. Sau năm

1954, nhân một số báo kỉ niệm Cách mạng tháng Tám, tác giả liền nhớ lại, viết thành truyện ngắn “Vợ nhặt”, in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Trải qua hai Cái mốc lớn của dân tộc: cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống Pháp, nhà văn đã có độ lùi thời gian để giác ngộ, trải nghiệm; có độ chín của tư duy sáng tạo; có nhận thức đúng đắn hơn về cuộc sống và con người, nhà văn mới hồn thiện và cơng bố tác phẩm. Do đó tác phẩm có dáng hình giống những áng văn hiện thực trước 1945, song âm hưởng khác hẳn. Nó khơng tăm tối, ngột ngạt đến bế tắc vì “có màu sắc cách

mạng” và “mang âm hưởng chung của văn học thời đại từ sau Cách mạng tháng tám 1945 đến 1975” (lời tâm sự của nhà văn).

“Màu sắc cách mạng” đã khiến ba con người khốn khổ cố quên đi những đắng chát trong túp lều nhỏ hẹp để lắng nghe tiếng vọng ở ngoài đời rộng lớn. Đó là tiếng trống thúc thuế, những âm thanh tàn ác, bất công đang lẩn khuất, đe doạ. Song họ không hoảng hốt, lo sợ nh trước nữa. Người con dâu hỏi mẹ: “Ở

đây vẫn phải đóng thuế cơ à?”. Rồi chị kể chuyện mạn Thái Nguyên, Bắc

nghèo đói…Từ lời kể của vợ, Tràng nh bừng tỉnh. Anh nhớ tới cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp, đằng trước có lá cờ đỏ to lắm, lá cờ của Việt Minh dẫn đồn người đi phá kho thóc chia cho người đói. Khi vợ và mẹ đứng dậy, Tràng vẫn còn mơ màng nghĩ tới “đám người đói và lá cờ đỏ

bay phấp phới”. Hình ảnh lá cờ đỏ hai lần hiện lên trong tâm trí Tràng, phải

chăng là một luồng sáng mới? Luồng khởi quang Cách mạng. Luồng khởi quang Cách mạng Êy tuy mới bắt đầu và đang ở nơi xa nhưng đã soi sáng phần nào nhận thức những con người khốn khổ nh Tràng, để rồi đưa dẫn họ đến những hành động đúng đắn và hợp lí. Lịng thương u và hi vọng là cần nhưng chưa đủ để giúp họ thoát khỏi thực tại thê thảm. Muốn sống họ cịn phải hành động. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng đã gieo vào lòng họ những hi vọng mới, nó lung linh, chấp chới một dự cảm Êm lịng. Nó ni dưỡng niềm tin cuộc sống. Nó thắp sáng thêm ngọn lửa tình người, giục giã con người gắng gỏi vươn lên, xé tan màn đêm vây bủa để đi tới buổi mai của khát vọng làm người, khát vọng hạnh phúc. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng còn gợi ý những hành động mới. Những con người đã vượt qua mặc cảm đói nghèo, tủi hờn để khẳng định sự sống, chắc chắn sẽ đi theo tiếng gọi của Việt Minh để giành lại sự sống cho mình. Nhà văn khơng dễ dãi trong việc miêu tả gia đình Tràng tham gia cách mạng. Nhưng lơgíc cuộc sống sẽ cho thấy họ sẽ khơng có con đường nào khác.

Về bút pháp, có thể thấy trước sau nhà văn Kim Lân vẫn trung thành với dòng văn hiện thực. Nhưng, trước Cách mạng tháng Tám là hiện thực tự nhiên (Đứa con người vợ lẽ, Nên vợ nên chồng), thì sau Cách mạng tháng Tám ngòi bút hiện thực ở Kim Lân đã “mang màu sắc cách mạng”[53] mà “Vợ

nhặt” là một tiêu biểu. Ngòi bút nhà văn vẫn am tường cuộc sống, song trải

qua hai mốc lớn của dân tộc: Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, văn chương Kim Lân đã có chuyển biến về phong cách đó là phản ánh xã hội, con người dưới nhãn quan lạc quan cách mạng. Chứng tỏ sự trưởng thành của ngòi bút Kim Lân và cũng là tất yếu khi lịch sử xã hội thay đổi.

Từ những phân tích trên, người viết luận văn có thể khẳng định rằng: hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở cuối tác phẩm “Vợ nhặt” không hề khiên cưỡng mà phù hợp với xu thế của cuộc sống đang thay đổi. Đó cịn là một điểm sáng, một vẻ đẹp của đời sống tâm hồn con người tạo âm hưởng ngân nga, hiện thực và lãng mạn đan xen. Hình ảnh Êy là một biểu hiện rõ rệt của chất thơ đời sống, như một vĩ thanh buông ngân một âm hưởng lạc quan. Cuộc đời chưa diễn ra song ánh sáng hồng một đời mới nh đang ở ngay trước mặt, thắp trong người đọc một niềm vui, một sức mạnh để càng thêm yêu và tin ở con người, ở tình người và cuộc sống ngày mai. Trong tác phẩm ln có sự đan xen niềm vui và nỗi buồn, nụ cười và giọt nước mắt, sự sống và cái chết; có sự giành giật bãng tối và ánh sáng nhưng cuối cùng mở ra một ngày sáng lóa, có ánh sáng của mặt trời, sắc đỏ của lá cờ cách mạng. Cảm hứng nhân văn – tình thương, niềm tin ở con người, trước hết với nhân dân lao động – của “Vợ nhặt” dường như đã mang nét mới của thời đại, thời đại cách mạng. Lá cờ đỏ sao vàng là điểm sáng của thời đại. Điểm sáng Êy đã bước đầu soi sáng nhận thức cho những con người khèn khổ nh Tràng và soi chiếu trên trang văn của "Vợt nhặt". Đồng thời đây là một hình ảnh đẹp của cuộc sống, góp phần làm rõ nét cho nội dung chất thơ trong tác phẩm.

Chương 2

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong truyện ngắn vợ nhặt của kim lân (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w