Truyện ngắn “Vợ nhặt” và sự kết tinh nhiều giá trị.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong truyện ngắn vợ nhặt của kim lân (Trang 40 - 42)

Là tác phẩm tiêu biểu của một trong những cây bút viết truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, “Vợ nhặt” đã được lựa chọn vào chương trình giảng dạy lớp 12 trường THPT, được đông đảo bạn đọc yêu mến bởi cốt truyện hấp dẫn, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và bởi tác phẩm có sự kết

tinh nhiều giá trị: giá trị tố cáo, giá trị nhân văn, giá trị nhân bản và trên hết là giá trị nhân đạo sâu sắc.

Mét trong những thành công của “Vợ nhặt” là sự tái hiện hiện thực khủng khiếp năm 1945, hậu quả của chính sách tàn bạo: nhổ lúa, trồng đay của phát xít Nhật. Hơn 2 triệu dân Việt Nam đã chết đói. Bóng đen chết chóc phủ xuống khắp xóm làng.: “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình

đội chiếu lũ lượt bang bế dắt díu nhau lên, xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết nh ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba, bèn cái thây nằm cong queo bên đường. Khơng khí vẩn lên mùi Èm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người…Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cú gào lên từng hồi thê thiết…”. Cái đói làm cho một cơ gái chỉ sau một thời gian ngắn đã “áo quần tả tơi nh tổ đỉa,… gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ cịn thấy hai con mắt”. Cái đói khiến con người ta đánh mất sĩ diện và nhân cách

chỉ vì miếng ăn: sẵn sàng xà xuống ăn một chặp bốn bát bánh đúc, sẵn sàng theo khơng một người đàn ơng. Cái đói dẫn đến cái chết thê thảm, khơng khí ảm đạm, thê lương. Đêm đêm tiếng hờ khóc người chết tỉ tê, văng vẳng; trên trời quạ bay nh mây đen…

Lên án tội ác của bọn đế quốc Nhật Pháp đã gây ra cho dân ta nạn đói khủng khiếp mùa xuân năm 1945, đã là đề tài của hàng loạt tác phẩm thơ văn sau cách mạng tháng Tám 1945. Với “Vợ nhặt”, Kim Lân đã giải quyết đề tài Êy theo một cách riêng vừa vô cùng cảm động, vừa buộc người đọc phải suy nghĩ nhức nhối, day dứt mãi, lớp trẻ ngày nay đọc chắc không thể tưởng tượng nổi cái giá của con người đã có lúc rẻ mạt đến thế. Nghĩa là không bằng con vật. Chỉ vài bát bánh đúc mà thành vợ hẳn hoi, thân phận con người nh thế có hơn gì cỏ rác? Bọn phát xít thực dân đã đẩy nhân dân ta đến nơng nỗi như thế. Lời kết tội của “Vợ nhặt” thật ngắn gọn mà sâu sắc, thấm thía biết bao! Tiếng nói tố cáo tội ác kẻ ngoại xâm khơng đao to búa lớn mà thuyết phục lịng người.

Có thể nói các nhân vật trong “Vợ nhặt” khơng được ưu ái về hình thức. Họ là những con người thơ kệch, xấu xí, rách rưới, già nua ln bị bao vây bởi cái đói, cái chết nhưng Èn đằng sau đó là vẻ đẹp tâm hồn rất đáng quý trọng. Tuy nghèo khổ nhưng họ giàu lòng nhân ái; tuy bị bủa vây bởi đói khát, chết chóc nhưng niềm tin vào cuộc sống khơng bị lụi tàn, trái lại nó trỗi dậy âm ỉ và không kém phần mạnh mẽ. Và nh nhà văn Kim Lân đã nói về truyện ngắn “Vợ

nhặt”: “Những người đói, họ khơng nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống”.

Năm tháng qua đi, còn mãi với thời gian là vẻ đẹp tâm hồn con người, là chất nhân văn cao cả của một nghệ sĩ mà cả đời văn gắn bó với người nơng dân.

Gần gũi, am hiểu người nông dân nên trong các sáng tác của Kim Lân chan chứa tình nhân đạo, “Vợ nhặt” khơng ngồi ngoại lệ đó. Chọn tình huống “nhặt vợ” do nạn đói khủng khiếp gây nên, nhà văn không nhằm miêu tả sự mất giá, sa đoạ của con người, trái lại thể hiện sự đồng cảm cùng cảnh ngộ, cùng số phận người dân lao động nghèo khổ; thấu hiểu nỗi lòng, trân trọng niềm vui hạnh phúc bình dị của họ; khẳng định khát vọng sống còn và phẩm giá của các nhân vật. Nhà văn đã miêu tả tình yêu sự sống của những con người bên bờ cái chết như một nguồn sáng, nguồn Êm áp sưởi Êm lịng người, thơi thúc họ đi tới cứu lấy đời mình. Cái nhìn nhân đạo của Kim Lân còn thể hiện ở cách kết thúc tác phẩm. “Vợ nhặt” không dừng lại ở tuyệt vọng (sau vị đắng chát của cháo cám), ở màu sắc đen tối, bi quan. Nhà văn đã gieo vào lòng người đọc dự cảm về sự đấu tranh, sự đổi đời của các nhân vật. Tác phẩm đã cho thấy mối liên hệ khăng khít giữa nhu cầu sống còn của mỗi cá nhân lao khổ với cơng cuộc cách mạng xã hội. Đó là một tư tưởng nhân đạo mới mẻ, có tính chiến đấu.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong truyện ngắn vợ nhặt của kim lân (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w