2.2.1.1. Đọc
Tác phẩm văn học là một “đề án tiếp nhận”, đề án tiếp nhận của tác phẩm văn học đóng vai trò gạch nối giữa tác giả và người đọc nhằm tạo nên một cách đọc vừa bị tác phẩm đeo bám liên tục vừa tạo ra những khoảng cách, những chỗ trống để người đọc được tự do lựa chọn và xác định một cách hiểu.
Đọc tác phẩm là một hoạt động đặc thù của nhận thức văn học. Nó được coi nh là một biện pháp chủ công của quá trình phân tích tác phẩm văn chương. Trên thực tế, đọc là bước đầu tiên để tiếp cận tác phẩm. Đọc tác phẩm giúp học sinh đi sâu vào thế giới hình tượng, thế giới cảm xúc của nhà văn.
Đọc còn là hình thức bồi dưỡng năng lực Văn cho học sinh, năng lực tiếp nhận
và khám phá, năng lực cắt nghĩa ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Đọc là một lao động hoàn toàn sáng tạo, nó phụ thuộc vào tâm lí thể chất, thị hiếu, tâm thế của người đọc, đòi hỏi người đọc phải huy động tất cả năng lực, hứng thú, cảm xúc, nhu cầu, khát vọng, niềm tin để phân tích, đánh giá, cảm nhận một cách tinh tế nội dung, nghệ thuật còn tiềm Èn trong những con chữ của nhà văn. Từ họat động đọc, người thày dẫn dắt học sinh đi từ lớp vỏ âm thanh của ngôn từ đến việc chiếm lĩnh toàn bộ giá trị của tác phẩm và thâm nhập sâu vào thế giới nghệ thuật. Khi đọc cần chú ý cách đọc, mức độ đọc. Mức thấp nhất là đọc đúng, sau đó đến đọc kĩ, đọc diễn cảm. Ở mức độ nào đọc cũng là diễn tả cảm thụ chứ không phải dừng lại ở mức độ thể hiện cảm xúc, chỉ có điều sự cảm thụ đến đâu mà thôi.
Đọc đỳng là đọc trũn vành rừ chữ, đỳng õm, đỳng chớnh tả. Theo PGS.
Nguyễn Thị Thanh Hương: “Đọc đúng tức là đọc trung thành với tác phẩm.
Đọc đúng chính là phải ngừng, nghỉ đúng với nguyên tác, phải thể hiện được cao độ, cường độ, trường độ của từng âm thanh, không quá cường điệu hoặc tuỳ tiện trong giọng đọc”. [30]
Tác phẩm văn chương là một “hệ thống mở”, luôn chứa đựng những lớp nang nội dung và nghệ thuật vì vậy không thể đọc một lần dù đã đọc đúng.
Theo GS Phan Trọng Luận: “trước một tác phẩm, một bài văn nhất là bài thơ, chúng ta phải đọc, đọc nhiều lần, đọc đúng với ý nghĩa của đọc để nhập vào bài văn, bài thơ để cảm nhận được tiếng nói nhà văn, để lĩnh hội được thần thái của nhà văn, sau đó mới đi vào phân tích”[44]. Gần gũi với quan điểm này, GSTS Nguyễn Thanh Hùng nêu lên dạng đọc kỹ: “Đọc kỹ trước hết phải đọc nhiều lần. Đây là một dạng đọc có tần số cao, là đọc sử dụng thao tác phân tích và tổng hợp, là đọc không bỏ sót một đơn vị nào của văn bản”[28].
Trung tâm và ở mức độ cao của đọc là đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là năng lực thể hiện cảm xúc cao độ về vẻ đẹp hài hoà của ngôn từ, là sự nhạy cảm trước những yếu tố nghệ thuật của tác phẩm. Đọc diễn cảm không phải là một thủ thuật do chủ quan người đọc tạo nên mà chính là một hình thức lao động phù hợp với bản chất của hình tượng và quy luật sáng tác. M. Gorki đã từng nói: “Bằng ngôn ngữ tiểu thuyết nhà văn có thể tác động trực tiếp đến tri giác, thính giác, xúc giác của người đọc, làm cho họ cảm giác được nhân vật một cách vật chất”. Đọc diễn cảm cũng là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
Có khác chăng là nhà văn đi từ tư tưởng đến ngôn ngữ, người đọc lại đi từ ngôn ngữ đến tư tưởng. Trong “Phương pháp dạy học văn” (2008), GS Phan Trọng Luận đã xem đọc diễn cảm là một trong những phương pháp thường dùng trong quá trình thâm nhập tác phẩm văn chương. Đọc văn để làm vang lờn cỏi quan niệm của tỏc giả, “đọc cho sỏng rừ từng ý nghĩa, tỡnh cảm, thỏi độ, tâm trạng mà nhà văn định gửi gắm cho người nghe người đọc”[44]. Đọc diễn cảm gắn bó trong suốt quá trình giảng văn, làm cho tiếng nói nhà văn luôn luôn gần gũi với học sinh. Gắn việc đọc diễn cảm với các phương pháp khác sẽ tạo cho giờ giảng văn không khí tươi mát, những Ên tượng ban đầu, những dung cảm và xúc động thẩm mĩ của học sinh luôn làm nền cho công việc phân tích.
Có thể nói, đọc văn chương là đọc cái chủ quan của người viết bằng cách đồng hoá tâm hồn, tình cảm suy nghĩ của mình vào trang sách. Đọc không chỉ là tái tạo âm thanh từ chữ viết mà còn là quá trình thức tỉnh cảm xúc, quá trình tri giác và nhuần thấm tín hiệu để giải mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật đồng thời với việc huy động vốn sống, vốn kinh nghiệm của cá nhân người đọc để lựa chọn giá trị tư tưởng thẩm mĩ và ý nghĩa vốn có hoặc phát hiện ra những nội dung mới còn tiềm Èn trong tác phẩm.
Tóm lại, đọc là một hoạt động bắt buộc trong quá trình phân tích tác phẩm văn chương. Đọc một văn bản văn học trước tiên là phải đọc đúng rồi sau đó đọc kĩ để hiểu về tác phẩm đó. Bước cao hơn là đọc diễn cảm để vang lên cái chủ quan của tác giả, cái ý định của tác giả khi phản ánh. Đọc để hiểu rừ từng nhõn vật trong tỏc phẩm, về tư tưởng và suy nghĩ của tỏc giả muốn gửi gắm vào trong nhân vật của mình. Đọc để hiểu về phong cách nghệ thuật của từng tác giả và phải hiểu về bối cảnh lịch sử lúc tác giả viết tác phẩm đó nh thế nào.
Với truyện ngắn “Vợ nhặt”, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc để tìm thấy và hiểu về chất thơ đời sống bàng bạc sau mỗi trang văn. ở phổ thông, khi được học một tác phẩm văn chương, các em đều tập trung vào những công việc quen thuộc như: phân tích nhân vật, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật (giá trị hiện thực giá trị nhân đạo…). Đây là lần đầu tiên học sinh được tiếp xúc và phân tích chất thơ đời sống trong một tác phẩm văn xuôi. Vì vậy, công việc đầu tiên người giáo viên phải làm là làm sao để các em hiểu được khái niệm chất thơ đời sống, từ đó các em nhận dạng, phát hiện và cảm nhận chất thơ đời sống có trong tác phẩm “Vợ nhặt”. Muốn vậy, giáo viên cần cung cấp khái niệm chất thơ đời sống là sự thể hiện vẻ đẹp của đời sống, vẻ đẹp của tâm hồn con người (biểu hiện rừ nột ở: tỡnh yờu thương, chia sẻ; khỏt vọng sống mónh liệt và niềm tin tưởng, lạc quan vào tương lai tốt đẹp) trong một cuộc sống khắc nghiệt khốn cùng. Chất thơ đời sống khiến tác phẩm hiện thực bớt ảm đạm, nặng nề; không bế tắc, bi quan mà phơi phới niềm tin vào cuộc sống tương lai.
Sau khi cung cấp khái niệm,giáo viên hướng dẫn học sinh đọc truyện ngắn “Vợ nhặt”. Thực ra để phát hiện những yếu tố, chi tiết thể hiện chất thơ đời sống thì chỉ cần đọc một đến hai lần thì sẽ thấy. Nhưng phát hiện ra chưa chắc đã đủ và thậm chí chưa hiểu được ý nghĩa của chất thơ đời sống. Điều đó phải đọc nhiều lần. Với thời lượng hai tiết, việc đọc không thể đến lớp mới tiến hành mà học sinh phải đọc trước ở nhà. Việc nhận dạng, tìm hiểu chất thơ đời sống đối với học sinh phổ thông không phải là điều đơn giản. Công việc đó có đạt kết quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc đọc…Người đọc phải xác định cho được âm hưởng chủ đạo của tác phẩm, cảm hứng chủ đạo của nhà văn, hình thành Ên tượng ban đầu đối với tác phẩm… Để làm được việc đó, giáo viên phải tìm hiểu, nghiền ngẫm tác phẩm từ trước, xác định một cách có hiệu quả nhất để đọc mẫu, rèn luyện, uốn nắn, điều chỉnh có hiệu quả giọng đọc cho học sinh. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên đổ lỗi cho năng khiếu hoặc “sợ” tác phẩm dài, thời gian lên lớp lại quá ngắn mà không chú trọng việc đọc. Vì vậy công việc đọc tác phẩm chỉ là một việc rất nhỏ ở đầu giờ, hoặc cho mét em học sinh đọc tác phẩm một cách qua loa, không chú trọng đến giọng điệu của học sinh đúng hay sai. Đọc văn phải đúng giọng điệu, âm điệu, tư thế đọc phải trang trọng, nghiêm túc; đọc bằng tình cảm chân thành của mình từ đó mới có cảm xúc, mới vỡ ra điều mình cần tìm hiểu, nắm bắt.
Hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, giáo viên cần hướng dẫn các em đọc đúng giọng điệu của các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Đây là một tác phẩm văn xuôi dài, vì vậy công việc đọc chủ yếu là ở nhà, đến lớp giáo viên có thể hướng dẫn các em đọc theo đoạn, đọc phân vai những đoạn tiêu biểu. Việc phát hiện ra giọng điệu chi phối rất lớn đến việc phát hiện ra chất thơ đời sống. Giáo viên cần lưu ý học sinh: ở cùng một nhân vật nhưng có sự thay đổi giọng điệu từ đầu đến cuối tác phẩm. Với nhân vật Tràng, khi cất câu hò là giọng ỡm ờ, đùa cợt như của bất kì chàng trai chưa vợ nào trước đối tượng là các cô gái. Qua
hai lần ỡm ờ, tầm phơ tầm phào, cô gái đã đồng ý theo Tràng về làm vợ. Trên đường về hắn khoe với người vợ nhặt về việc mua dầu:
“ - Dầu tối thắp đây này.
…
- Khá thôi. Hai hào đấy, đắt quá, cơ mà thôi chả cần
…
- “Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ”
Tuy việc có vợ xảy ra với Tràng quá nhanh chóng và dễ dàng nhưng hắn không hề có ý coi thường, rẻ rúng cô gái. Trái lại qua giọng điệu của những lời đối thoại có phần giản dị, thô kệch, người đọc nhận ra tâm trạng vui mừng và hãnh diện của Tràng. Hôm nay là ngày đặc biệt của đời mình, ngày mình có vợ, anh đã tự chuẩn bị một sự việc đặc biệt: mua hai hào dầu. Hắn biết trong hoàn cảnh Êy hai hào dầu là “đắt quá”, là xa xỉ nhưng chỉ là việc nhỏ trong một sự kiện lớn. Hạnh phúc đến dễ dàng nhưng Tràng rất coi trọng. Đằng sau câu nói “vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ” là sự trân trọng: trân trọng với hành phúc nhỏ nhoi bình dị; trân trọng chính mình và cả cô gái. Giọng điệu có vẻ suồng sã nhưng Èn đằng sau đó là sự nghiêm trang, hãnh diện, là niềm vui nho nhỏ nhưng mang ý nghĩa thật lớn lao. Khi đưa người vợ nhặt về giới thiệu với mẹ thì giọng điệu của Tràng đã hoàn toàn thay đổi. Lời lẽ của hắn rừ ràng, rành rọt. Với mẹ thể hiện sự nghiờm trang, lễ phép: “ - Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ. Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau…chẳng qua nó cũng là cái số cả…”
Giọng điệu nghiêm trang nhưng không lạnh lùng, xa cách mà thể hiện tình cảm, sự quyết tâm gắn bó. Với mẹ là kính trọng, lễ phép; với vợ là tôn trọng thân tình. Qua giọng điệu, Tràng đã làm được phận sự của một người con và trách nhiệm của một người chồng. Việc nên vợ nên chồng không có cỗ bàn linh đình, cũng không có lễ rước dâu tưng bừng náo nhiệt mà chỉ bằng bốn bát bánh đúc ở vỉa hè nhưng qua giọng điệu của Tràng ta thấy anh rất quý trọng người vợ nhặt và trân trọng hạnh phúc nhanh chóng, bất ngờ của mình.
Điều đó chỉ có thể có dược ở những người có tinh thần cao đẹp, sống có nghĩa, có tình. Đây chính là một biểu hiện của chất thơ đời sống.
Với người vợ nhặt, cái đói đã tước đi những điều thuộc về nữ tính của một người con gái. Nên vì miếng ăn, ban đầu gặp Tràng ở thị chỉ là sự trơ tráo, liều lĩnh với những lời lẽ cộc lốc, chao chát, chỏng lỏn xoay quanh miếng ăn. Nhưng trên đường về làm dâu nhà Tràng, giọng điệu của cô gái đã có sự thay đổi. Cô đã biết nói đùa, lời lẽ dễ nghe: “ - Đã một mình lại còn mấy u… Bé lắm đấy!”.
Cụ đó chờ khi Tràng khoe mua dầu: “ - Hoang nú vừa vừa chứ” Rừ ràng cô đã tìm thấy một chỗ dựa cho cuộc đời mình và ban đầu tạm yên tâm. Cô đã không cho rằng mình là người dễ dãi, chấp nhận theo không một người đàn ông xấu xí chỉ bằng bốn bát bánh đúc. Qua giọng điệu người đọc nhận ra sù e thẹn và niềm vui thấp thoáng của cô gái. Cô đi bên Tràng mang theo tâm trạng, cảm xúc như của bất kì cô gái nào khi bắt đầu đi làm dâu. Sau một đêm thành vợ chồng, cô trở thành nàng dâu ngoan ngoãn, lễ phép của bà cụ Tứ. Cô nói rất Ýt nhưng thể hiện rất nhiều. Chỉ một câu “vâng” khi mẹ chồng sai đi dọn cơm sáng đã chứng tỏ những đanh đá, chỏng lỏn, cong cớn của ngày hôm qua không còn nữa. Giọng điệu của câu “vâng” làm Êm lòng bà cụ Tứ và người đọc. Cô trở thành vợ có phần dễ dãi nhưng bản tính người của cô đã không dễ dãi mất đi. ở cuối câu chuyện, người vợ nhặt có vẻ đã mạnh dạn hơn khi nói chuyện với chồng và mẹ chồng bằng giọng điệu của sự hiểu biết: “ - Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu.
Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy”. ở nhân vật bà cụ Tứ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc cho phù hợp với giọng điệu đan xen nhiều tâm trạng của một người mẹ nghèo từng trải và thương con. Ban đầu là giọng điệu thể hiện sự ngạc nhiên, bà ngạc nhiên vì không tin con mình lấy được vợ. Sau giây phút ngạc nhiên, bà hiểu ra, bà mừng vì con mình đã có vợ. Nhưng niềm vui đến thật ngắn ngủi vì bà lại tủi thân, xót xa, lo lắng cho hoàn cảnh của mình và hạnh phúc của các con. Khi nói chuyện với
các con về hoàn cảnh của gia đình lại là giọng điệu khuyên nhủ, thủ thỉ, ân tình: “ - kể có ra, làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”. Là người theo không con trai mình nhưng trong giọng điệu, bà cụ Tứ không hề tỏ ra coi thường mà còn hàm ý biết ơn và có sự đồng cảm với cô gái. ở cuối tác phẩm, giọng điệu của người mẹ nghèo khổ Êy chan chứa niềm vui, niềm hi vọng vì bà toàn nói chuyện sung sướng về sau này: chuyện nuôi gà và “ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem”
Tóm lại giọng điệu chủ đạo của các nhân vật đều chan chứa, Êm áp tình người. Họ biết làm nhạt đi cái rẻ rúng của con người trong lúc quẫn bách vì họ biết tìm ra niềm vui, niềm hạnh phúc cho riêng mình dù nhỏ bé, đơn sơ, bình dị và giọng điệu của các nhân vật cuối cùng đều hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Để xác định đọc đúng giọng điệu, trước hết giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc đúng ngôn từ, hình ảnh, âm thanh tiết tấu… của tác phẩm, giúp học sinh ý thức được cái mình đọc, định hướng những cảm xúc, cảm nhận của các em vào vấn đề chất thơ đời sống của tác phẩm thông qua sự nhận biết về từ ngữ, hành động.
Tiếp theo, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ để phát hiện được những yếu tố chất thơ đời sống ở từng nhân vật. Với bà cụ Tứ, khi đọc phải chú ý đến những hành động của bà: hành động lén lau đi những giọt nước mắt tủi hờn khi con trai có vợ là một biểu hiện của chất thơ đời sống vì mang vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ Việt Nam là luôn yêu thương và mong cho con cái được vui vẻ, hạnh phóc; hay hành động “lễ mễ” bưng nồi cháo cám lên và luôn miệng khen “ngon đáo để” cũng là thể hiện chất thơ đời sống của người mẹ già nghèo khổ luôn muốn tạo niềm vui bất ngờ cho các con, mong các con được vui vẻ, no Êm. Trong hoàn cảnh bi đát Êy, bà cụ Tứ đã biết tìm thấy niềm vui trong cuộc sống cho dù niềm vui Êy thật “đáng thương”. “Đáng