Tình huống ngạc nhiên xen lẫn buồn, vui, lo âu, hi vọng.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong truyện ngắn vợ nhặt của kim lân (Trang 87 - 90)

II. Thời gian và không gian truyện

2. Tình huống ngạc nhiên xen lẫn buồn, vui, lo âu, hi vọng.

lo âu, hi vọng.

- Cả xóm ngụ cư: ngạc nhiên, bàn tán.

- Tràng: + Ban đầu: ngạc nhiên vì không nghĩ rằng ả theo về thật.

+ Rồi lo lắng, phân vân vì: “thóc gạo này đến cái thân mình chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”.

(?) Em hãy giới thiệu đôi nét về nhân vật Tràng?

(?) Em hãy nêu những hành động ứng xử của Tràng?

(?) Trong hoàn cảnh đó, việc Tràng mua hai hào dầu có phải là xa xỉ, hoang phí không? Vì sao?

(?) Qua những hành động ứng xử, em có nhận xét gì về nhân vật Tràng?

+ Về sau: Vui, phởn phơ, khác thường (thể hiện qua nụ cười).

- Bà cụ Tứ: ngạc nhiên, không tin vào mắt mình, không tin vào tai mình.

+ Ai oán, tủi thân cho hoàn cảnh gia đình mình: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái, mở mặt mở mày sau này. Còn mình thì…”

+ Xót thương cho cô gái: “người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình…”

+ Lo lắng cho tương lai của các con: “…biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”.

+ Cuối cùng nói toàn chuyện vui: chuyện nuôi gà, khen món chè khoán “ngon đáo để”…

 Làm nổi bật hiện thực cuộc sống của người nông dân.

- Đời sống tâm hồn cao đẹp của người lao động: khi bị chìm trong cái đói, cận kề bên cái chết nhưng họ vẫn luôn hi vọng vào một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.

 Tình huống sâu sắc có giá trị hiện thực và nhân văn.

IV. Nhân vật.

1. Tràng.

a, Ngoại hình: xấu xí, thô kệch.

b,Hoàn cảnh sống:

(?) Em thấy ngôn ngữ của Tràng có thay đổi không? Thay đổi như thế nào?

(?) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của Tràng khi giới thiệu vợ với mẹ? Qua đó thể hiện tình cảm của Tràng đối với mẹ và vợ như thế nào?

- Cuộc sống: nghèo, hèn (dân xóm ngụ cư bị coi thường, bị cho là thứ “cỏ rác của hương thôn”.

c, Cách ứng xử.

1 - c, Hành động ứng xử:

- Sẵn sàng mời ăn khi thấy người phụ nữ đói quá.

- Không từ chối khi thấy cô ả theo về thật. - Đãi một bữa no nê.

- Mua cho “vợ” mét cái thúng nhỏ và hai hào dầu để thắp sáng.

- Trong lúc nhiều người chẳng có cám mà ăn, Tràng dám bỏ ra hai hào để mua dầu thắp sáng kể cũng quá tay. Nhưng hôm nay là một ngày đặc biệt, ngày đánh dấu sự kiện quan trọng của cuộc đời: ngày mình có vợ. Vì thế Tràng muốn tiêu hoang một chút cho hạnh phúc của mình, anh thấy hãnh diện vì điều đó. Hạnh phúc là vô giá vì thế hai hào dầu có đáng kể gì?

+ Là người biết giữ lời hứa.

+ Thể hiện đúng vai trò của người chồng: có tình thương và trách nhiệm.

+Biết hào phóng đúng lúc, trân trọng người

“vợ nhặt” và hạnh phúc của chính mình.

+ Trong hoàn cảnh khó khăn vẫn biết tự tạo ra niềm vui  niềm vui sống, ham sống.

 Tràng là người có phẩm chất đáng quý, tâm hồn cao đẹp.

(?) Em thấy tâm trạng của Tràng diễn ra như thế nào khi “nhặt” được vợ?

(?) Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui của Tràng?

(?) Đi bên cạnh người “vợ nhặt”, Tràng có tâm trạng như thế nào?

2 - c, Ngôn ngữ ứng xử: có sự thay đổi

- Ban đầu: đùa cợt, ỡm ờ, vu vơ. - Khi giới thiệu vợ với mẹ:

+ Mời mẹ “ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào”  thể hiện sự kính trọng, lễ nghi đối với mẹ.

+ Gọi vợ là “nhà tôi”. Thấy mẹ chưa hiểu Tràng nói tiếp: “nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau chẳng qua cũng là cái duyên cái số cả”.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong truyện ngắn vợ nhặt của kim lân (Trang 87 - 90)