Về phía giáo viên.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong truyện ngắn vợ nhặt của kim lân (Trang 47 - 50)

Chóng tơi đã khảo sát giáo án của giáo viên năm 2008 và xem xét giáo án của một số năm về trước thì thấy chung một thực trạng: tất cả các giáo án đều không khai thác nội dung thơ đời sống mà chỉ tập trung vào phân tích tình huống truyện độc đáo, phân tích 3 nhân vật (Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ) và phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt”, tuyệt nhiên không đề cập đến nội dung chất thơ đời sống.

Căn cứ vào kết quả khảo sát bằng phiếu ghi sẵn câu hỏi, chúng tôi nhận thấy một điểm chung nhất trong ý kiến của giáo viên là:

- Tài liệu phục vụ cho việc học tập của học sinh và bài giảng của giáo viên còn thiếu. Đối với học sinh, ngồi sách giáo khoa các em chỉ có duy nhất một cuốn bài tập ngữ văn 12. Đối với giáo viên có một số cuốn: sách giáo viên văn 12, thiết kế bài giảng văn mẫu 12, bài tập ngữ văn 12. Trong đó sách giáo viên văn 12 có thể coi là cẩm nang để giáo viên soạn giáo án lên lớp. Có giáo

viên xem sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn giảng dạy là đủ về tác giả, tác phẩm mà không nghĩ tới tài liệu nào khác.

Bên cạnh đó cũng có một số giáo viên tham khảo thêm tài liệu nhưng đó cũng chỉ là sách “Để học tốt văn”, hay “Những bài văn mẫu” … Thiết nghĩ đấy chỉ là những tài liệu giúp giáo viên và học sinh hiểu biết thêm về tác phẩm. cái mà chúng tôi cho rằng vô cùng cần thiết và đáng quý đối với mỗi giáo viên dạy văn đó là: tự trang bị cho mình những cuốn sách hay, sách mới về phương pháp dạy học văn hiện đại; tự trang bị cho mình nguồn kiến thức phong phú về lịch sử cũng như cuộc sống hiện tại.

Lí luận dạy học hiện đại đã đề cập đến một trong những đổi mới để giờ dạy thêm sinh động hấp dẫn là áp dụng phương pháp: “từ trực quan sinh động đến tư

duy trừu tượng”. Trong khi đó, dụng cụ, tài liệu trực quan cho mơn văn nói

chung và tác phẩm “Vợ nhặt” nói riêng hầu như cịn thiếu. Khoảng cách thời gian trong tác phẩm với các em rất xa, thiếu những bức tranh minh hoạ nạn đói năm 1945 sẽ hạn chế việc cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc ở học sinh.

- Phiếu điều tra cho thấy, giáo viên chưa chú ý tới khâu tiếp cận tác phẩm từ góc độ chất thơ đời sống. Đánh giá một cách công bằng và nghiêm túc thì một số giáo viên cịn bất lực trong việc khám phá những nội dung tiềm Èn của tác phẩm. Giáo viên chưa thực sự đầu tư và sáng tạo để tìm tịi những hướng khai thác mới mà lệ thuộc vào những cách giảng truyền thống,có sẵn.

Một thực tế vẫn đang tồn tại hiển nhiên ở nhà trường phổ thơng là: sách giáo viên, sách giáo khoa vẫn đóng vai trò định hướng chủ đạo chi phối hoạt động dạy học tác phẩm. Tìm đến tài liệu học tập và giảng dạy của tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân chóng tơi nhận thấy: tất cả các tài liệu đó đều chưa đề cập đến việc khai thác nội dung chất thơ đời sống trong tác phẩm. KháI niệm chất thơ đời sống chưa được đưa ra một cách cụ thể để học sinh nhận dạng và nắm bắt khi tiếp cận với tác phẩm. Việc hướng dẫn giáo viên và học sinh khai thác nội dung chất thơ đời sống trong tác phẩm hầu như chưa có.

Chính những hạn chế như vậy đã khiến cho việc dạy truyện ngắn này trong nhà trường nhiều khi không đi hết và đi sâu vào tác phẩm, giáo viên chỉ

giảng được một số nội dung cơ bản đôi khi phải cắt giảm cho kịp thời gian dạy. Điều đó càng làm hạn chế hơn nữa cách tiếp cận của học sinh. Như vậy, hậu quả tất yếu sẽ là việc học sinh không nắm kĩ về tác phẩm hay chỉ hiểu tác phẩm một cách rất mờ nhạt ngay cả khi đã hoàn thành bài học.

2.2.4. Đề xuất.

“Vợ nhặt” của Kim Lân là một trong số những tác phẩm được giáo viên và học sinh u thích trong chương trình văn phổ thơng. Điều đó cho thấy việc đưa tác phẩm vào dạy ở nhà trường trung học hiện nay là hợp lí.

Nhưng u thích tác phẩm khơng có nghĩa là đã hiểu về tác phẩm đó. Chóng ta khơng thể thừa nhận một thực trạng hiện nay là bên cạnh một sè tác phẩm, tác giả văn học được các em u thích, cịn lại đa số các em ngại học văn, sợ học văn. Điều đó xuất phát từ nhu cầu thực tế xã hội hiện nay và cơ bản là đặc trưng riêng của môn văn. Vốn là một môn học đồng thời là một môn nghệ thuật nên việc cảm thụ được sâu sắc tác phẩm phải bắt nguồn từ hứng thú, sự rung cảm, sự lay động từ chính tâm hồn của các em. Trong khi đó một tác phẩm văn chương có giá trị hay đến đâu nếu khơng được độc giả khám phá, khai thác, thổi bùng ngọn lửa đam mê thì cũng chỉ là thể tĩnh với những con chữ vô hồn, câm lặng. Hầu hết tác phẩm văn học được lựa chọn đưa vào chương trình giảng dạy đều cách xa về thời gian so với cuộc sống hiện tại của học sinh, dẫn đến khoảng cách về tâm lí xã hội, khoảng cách về sự tiếp nhận, cảm thụ so với nhà văn. Để khắc phục hạn chế này đòi hỏi rất nhiều vào tài năng sư phạm cũng như kiến thức về văn học, lịch sử, xã hội của người giáo viên. Người giáo viên thực sự tài năng khơng chỉ vững về chun mơn, có phương pháp giảng dạy hiện đại, hiệu quả mà còn phải biết khám phá những nội dung tiềm Èn của tác phẩm để bổ sung vào giá trị của tác phẩm thêm sâu sắc tồn diện.

Việc phân tích chất thơ đời sống trong truyện ngắn “Vợ nhặt” còn rất hạn chế. Hơn nữa việc giảng dạy theo hướng khai thác này là hồn tồn mới mẻ địi hỏi sự nỗ lực từ 2 phía giáo viên và học sinh. Trong đó người giáo viên

đóng vai trị quyết định. Sáng tác văn học là một tiến trình tất yếu bao gồm mối liên hệ tác giả - cuộc sống – tác phẩm – bạn đọc. Chừng nào mà người học sinh cịn đứng bên ngồi tác phẩm, chừng nào mà người giáo viên trong giờ học chưa bằng tài năng nghệ thuật của mình làm “xuất hiện nhân vật thứ

3 (nhà văn) tạo ra mối quan hệ trực tiếp giữa học sinh và nhà văn thông qua tác phẩm” thì chừng đó hiệu quả văn chương cịn khuất lấp, mờ nhạt và tình

trạng học sinh khơng mấy hứng thú, say mê là điều dễ hiểu.

Ngoài những biện pháp sư phạm cần thiết, cần có sự đổi mới về hướng khai thác mới cho tác phẩm “Vợ nhặt”. Sách giáo viên và các tài liệu hướng dẫn giảng dạy cũng nên có những đổi mới về nội dung và phương pháp để trang giáo án của giáo viên ngày càng phong phú, hấp dẫn; để giáo viên có điều kiện khám phá những giá trị, nội dung còn tiềm Èn của tác phẩm “Vợ nhặt” nói riêng và tác phẩm văn chương nói chung. Tác giả luận văn khơng có

tham vọng làm người mở đường cho một hướng khai thác mới mà chỉ là sự hi vọng của một độc giả - với tư cách là một nhà giáo – muốn nâng cao hiệu quả dạy và học truyện ngắn “Vợ nhặt” trong nhà trường trung học phổ thơng.

2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH CHẤT THƠ ĐỜI SỐNG TRONGTRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong truyện ngắn vợ nhặt của kim lân (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w