Việc đặt câu hỏi đối với học sinh trong quá trình tiếp nhận văn học có ý nghĩa làm thay đổi tình thái của giờ học hay nói cách khác là mở ra tình huống “có vấn đề”, xác định tâm thế thực tại và đặt học sinh vào các yêu cầu nhận thức.
Phương pháp giảng văn truyền thống yêu cầu người giáo viên nắm bắt và hiểu sâu sắc, tự mình rung cảm tác phẩm văn học thực sự để rồi truyền thụ tới học sinh sao cho hấp dẫn, để học sinh có thể đồng cảm, ghi nhí theo cách cảm thụ của thầy. Mục đích của việc dạy văn hiện nay đã có sự thay đổi, khơng phải là giáo viên truyền thụ lời giảng của mình mà hướng tới mục đích làm sao để chủ thể học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy, cảm nhận, khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm, từ đó tạo ra sự tự phát triển tồn diện về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách, năng lực và gây hứng thú phát huy vai trò chủ động sáng tạo cuả học sinh. Người giáo viên cần xác định được đúng mục đích của việc dạy văn, học văn, coi học sinh là chủ thể với những quan hệ đa phương: tác phẩm – học sinh – giáo viên đan xen. ở đây học sinh giữ vai trò chủ thể, trực tiếp tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm. Học sinh vừa được quan hệ với tác phẩm vừa được giáo viên hướng dẫn. Giáo viên không cảm thụ hộ mà là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học sinh tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm. Trong lĩnh vực tư tưởng tình cảm nhất là trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật không thể áp đặt cảm thụ thay thế cho sự hoạt động bên trong của bản thân chủ thể tiếp nhận. Trong quá trình tiếp nhận văn học, khơng phải bao giờ học sinh cịng nghe theo lời giảng của giáo viên. Sự tiếp nhận của học sinh về tác phẩm chịu sự tác động của nhiều yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp ở ngay trong giờ học nhưng cũng có thể là những kỉ niệm kí ức sâu đậm. Một trong những biện pháp được cho là hữu hiệu để phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương là biện pháp đặt câu hỏi. Biết cách nêu câu hỏi sẽ cung cấp cho người đọc những kiến thức, phát hiện những rung cảm
của con người trước cuộc sống. Nếu khơng có câu hỏi, giờ học trở thành giờ độc thoại của giáo viên, khơng có sự gợi mở, tìm tịi, sáng tạo. Nhận thức mới về câu hỏi đẩy học sinh tới sự bùng phát để phát hiện những kiến thức, đẩy học sinh tới chỗ muốn khẳng định, đảm bảo cho giờ học có tính dân chủ, bình đẳng, cơng khai trong q trình giáo dục.
Trong một giờ dạy văn, câu hỏi đóng vai trị hết sức quan trọng. Giờ dạy học là thời lượng mà giáo viên và học sinh cùng đi tìm chân lí khoa học qua việc phát hiện và lí giải các mâu thuẫn nảy sinh, vì thế giờ dạy học nào cũng tồn tại nhiều điều để hỏi. Nếu như trước đây chúng ta quan niệm câu hỏi là sự đặt ra một cách ngẫu hứng để giáo viên kiểm tra bài cũ hay để có một khoảng thời gian để cho giáo viên nghỉ ngơi, thì giờ đây câu hỏi đưa ra đẩy học sinh phải đi tìm tận cùng của chân lý. Trước đây câu hỏi mà giáo viên đưa ra thường đông cứng, chết lạnh, giờ đây câu hỏi phát huy tính tích cực, linh hoạt của học sinh. Câu hỏi chính là sự trao đổi kiến thức giữa các nguồn thông tin, giữa giáo viên và học sinh. Câu hỏi thực sự có khả năng khuấy động khơng khí văn chương trong một giờ học. Câu hỏi là thứ hoa tiêu để định hướng đi đến thống nhất và nhiều khi chính câu hỏi tạo con đường mở trong tiếp nhận mà nhiều khi giáo viên cũng không ngờ tới. Nêu câu hỏi trong giờ học là khơi sâu, đào bới, khai thác vào chiều sâu của tác phẩm, đem đến hiệu quả dạy học cao.
Trong giờ văn, người giáo viên cần chuẩn bị trước một hệ thống câu hỏi để tránh sự đơn điệu. Câu hỏi cần đa dạng, sinh động, làm nẩy sinh những băn khoăn trí tuệ, địi hỏi tiếp tục tìm tịi. Câu hỏi có thể hướng tới nhiều mục đích khác nhau: Câu hỏi để trao đổi kiến thức giữa những nguồn thông tin liên quan đến tác phẩm của giáo viên và học sinh nhằm khuấy động khơng khí văn chương. Câu hỏi để định hướng cho sự nhất quán. Có thể đặt ra những câu hỏi ngay cả khi giáo viên chưa có lời giải đáp để trở thành tiêu điểm, để tiếp tục suy nghĩ. Nêu câu hỏi để khẳng định, để khai thác chiều sâu của cuộc sống.
Trong q trình hướng dẫn học sinh phân tích chất thơ đời sống trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, người viết luận văn nhận thấy sau khi đọc tác phẩm có thể học sinh đã biết: nạn đói khủng khiếp năm 1945, vì miếng ăn mà con người đánh đổi sĩ diện và nhân cách; việc có vợ của Tràng thật dễ dàng và lạ lùng…Bên cạnh đó có nội dung mà học sinh chưa biết vì đó là cái mới: chất thơ đời sống trong tác phẩm. Do đó để hướng dẫn các em cảm nhận và chiếm lĩnh được cái mới dựa trên cái cò, cái chưa biết dựa trên cái đã biết, chúng tôi nhận thấy bên cạnh một số câu hỏi: tái hiện, nhận xét, đánh giá, liên tưởng, tưởng tượng, gợi mở … việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong quá trình phân tích chất thơ đời sống của tác phẩm “Vợ nhặt” là phù hợp và hữu hiệu hơn cả. Vì câu hỏi nêu vấn đề thường tạo nên sự mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái cũ và cái mới trong sự nhận biết của học sinh, mâu thuẫn giữa nhận thức của học sinh với tác giả, giữa học sinh với nhau về một vấn đề trung tâm của tác phẩm. Vấn đề trung tâm ở đây là chất thơ đời sống trong truyện ngắn. Sau khi mâu thuẫn được giải quyết, vấn đề sẽ được làm sáng tỏ.
Câu hỏi nêu vấn đề là loại câu hỏi đặt cho chủ thể học sinh và được học sinh tiếp nhận có ý thức, khơng phải do từ ngồi dội vào mà do nhu cầu khám phá kiếm tìm của bản thân và chính học sinh đã có dữ kiện song khơng thể tìm lời giải bằng những hiểu biết cũ và phương thức hành động cũ. Với câu hỏi nêu vấn đề khiến bản thân học sinh khao khát đi tìm câu trả lời dựa trên việc tổng hợp kiến thức sẵn có của mình để lí giải vấn đề.
Câu hỏi nêu vấn đề sát hợp với tác phẩm và khêu gợi hứng thú của bản thân học sinh. Câu hỏi nêu vấn đề chỉ có thể nảy sinh trên giao điểm của tuyến phát triển logic của tác phẩm với niềm hứng thú của học sinh.
Câu hỏi nêu vấn đề liên quan chặt chẽ đến vấn đề và tình huống có vấn đề. Trong nhiều trường hợp khi đã xác định được vấn đề, nhờ câu hỏi mà giáo viên tạo được tình huống có vấn đề, tức là xác định được cái chưa biết cuốn hút sự quan tâm của học sinh và tiên lượng được khả năng giải quyết của các em.
Câu hỏi nêu vấn đề có hình thức gần gũi với các loại câu hỏi thường gặp khi phân tích tác phẩm văn chương. Tuy nhiên, chỉ những câu hỏi nhằm xác định rõ vấn đề và tạo ra tình huống có vấn đề mới được coi là câu hỏi nêu vấn đề.
Câu hỏi nêu vấn đề phải làm rõ được vấn đề tiềm Èn trong tác phẩm, phải gây hứng thú nhận thức cho học sinh và phải động viên, khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề đã nêu. Câu hỏi nêu vấn đề phải làm rõ hoặc đặt ra được vấn đề, đưa người nghe vào tình huống có vấn đề.
Câu hỏi nêu vấn đề là một dạng câu hỏi thể hiện sự chủ động, sáng tạo của tư duy học sinh trong q trình phân tích tác phẩm văn chương. Thơng qua quá trình đọc kĩ tác phẩm, giáo viên tiến hành xây dung câu hỏi. Câu hỏi đặt ra phải đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, khiến các em có mong muốn tìm lời giải đáp cho vấn đề đó. Với truyện ngắn “Vợ nhặt”, những câu hỏi mà giáo viên đưa ra cho học sinh nhằm hướng vào khai thác nội dung chất thơ đời sống của tác phẩm mà khơng đưa các em vào tình huống có vấn đề thì dù có đọc tốt, đọc kỹ cũng khơng tránh khỏi sai lầm của sự nhận thức ban đầu. Nếu khơng sử dụng hình thức câu hỏi nêu vấn đề để kích thích khả năng tư duy và làm việc một cách chủ động của học sinh thì học sinh sẽ khơng có ý thức tự tìm tịi và khai thác những nội dung còn tiềm Èn trong tác phẩm: chất thơ đời sống. Tất nhiên câu hỏi để giúp học sinh nhận dạng dược chất thơ đời sống có trong tác phẩm khơng tồn tại biệt lập, tách rời mà được đặt trong cấu trúc hệ thống câu hỏi khác trong tiến trình phân tích.
Câu hái trong giờ dạy tác phẩm văn chương cần đảm bảo được tính sư phạm, khơng đối lập với thực tế, câu hỏi hướng tới học sinh, tạo ra sức để hướng học sinh vươn lên trên tầm hiện có. Câu hỏi cần có tính tư tưởng, kích thích sự hứng thú trong học tập. Câu hỏi cũng cần có tính nghệ thuật hướng tới hình thức sáng tạo của tác phẩm, thi pháp của tác phẩm, sự diễn đạt câu phải có chất văn. Ngồi hệ thống những câu hỏi học sinh đã chuẩn bị khi soạn bài theo hướng dẫn của sách giáo khoa, giáo viên phải có một hệ thống các câu hỏi để phát huy khả năng chủ động tiếp nhận kiến thức của học sinh. Hệ
thống câu hỏi này nhằm mục đích hướng học sinh vào việc phân tích chất thơ đời sống trong tác phẩm “Vợ nhặt”.