Sau hơn 20 năm cải cách và thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng với tiềm lực kinh tế to lớn, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ về GDP tính theo sức mua tương đương. Đồng thời, cả GDP và ngoại thương của Trung Quốc đều phát triển với tốc độ nhanh. Sức mạnh kinh tế đó của Trung Quốc đang tác động rất mạnh đến các nước ASEAN, đặc biệt tại thị trường thứ ba.
Trước hết, ASEAN, với tư cách là một khối thống nhất, đang dần mất đi vị trí trung tâm chế tạo hàng giá thành thấp của thế giới. Trung tâm này đã dần dần chuyển sang Trung Quốc. Đó là do Trung Quốc và đa số các nước ASEAN đều có nguồn nhân lực và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trình độ phát triển và cơ cấu ngành về cơ bản cùng thứ hạng, còn những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới khác lại đều là đối tác thương mại và nguồn thu hút vốn chủ yếu. Theo điều tra của báo Nikkei (Nhật Bản), năm 2000, Trung Quốc chiếm 40% tổng lượng sản xuất máy điều hoà không khí, 24% tivi màu, 11% máy tính cá nhân và 10% điện thoại di động của thế giới [30]. Hơn nữa, với chất lượng hàng công nghiệp ngày càng được cải thiện rõ rệt, Trung Quốc đã nhanh chóng thâm nhập vào các thị trường quan trọng trên thế giới như Mỹ và Nhật Bản, đây đồng thời cũng là những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất đối với cả phần lớn các thành viên ASEAN và Trung Quốc. Lấy ví dụ với bốn nước ASEAN có trình độ phát triển gần với Trung Quốc là Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia. Thị phần của các nước này tại Mỹ và Nhật Bản có thể bị thu hẹp lại do sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong thập niên 90, thị phần của Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia chỉ thay đổi đáng kể trong khi thị phần của Trung Quốc lại tăng vượt bậc. Từ năm 1991 đến năm 2001, thị phần của 4 nước ASEAN này trong tổng nhập khẩu của Mỹ chỉ tăng từ 3.7% đến 5% trong khi Trung Quốc tăng từ 2% lên 7%. Cũng trong thời gian đó, trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản, thị phần của 4 nước ASEAN:
Trung Quốc tăng từ 4.9% lên 13% [30].
Như vậy, có thể thấy trong số những thị trường xuất khẩu chính của các nước ASEAN, chừng nào cuộc cạnh tranh với Trung Quốc còn tiếp diễn, Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ sẽ là những thị trường cạnh tranh lớn. Vì Trung Quốc đang hướng hàng xuất khẩu của họ vào cùng một thị trường với ASEAN nên hàng hoá của các nước ASEAN sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với hàng Trung Quốc. Hiện nay, các thị trường chính của Trung Quốc là Mỹ, EU và Nhật Bản với mức xuất khẩu trên tổng số (khoảng 195.2 tỷ USD vào năm 2000) lần lượt là 45%, 26% và 22% [31]. Thương mại của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các sản phẩm chế tạo bao gồm: hàng tiêu dùng (đồ chơi, các chương trình trò chơi, thiết bị nội thất); trang thiết bị văn phòng và viễn thông, máy và dụng cụ chạy điện, hàng dệt may và quần áo.
Thật vậy, từ cuối thập kỷ 80, với chiến lược trở thành trung tâm của thế giới về hàng chế tạo, Trung Quốc đã là nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng chế tạo tập trung nhiều lao động. Trong giai đoạn 1993 – 1998, nhóm hàng này bao gồm dệt may, giầy dép, đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao và đồ gỗ, ..., chiếm 36% [32] tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Đây cũng là những mặt hàng đóng góp nhiều nhất cho thặng dư thương mại của Trung Quốc kể từ năm 1995 trở lại đây. Hiện nay, khoảng 94% và 96% tổng lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ và EU là hàng chế tạo. Tại Nhật, gần 15% lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc là sản phẩm nông nghiệp và khoảng 80% là hàng chế tạo [31].
Mặc dù xuất khẩu dệt may bị hạn chế bởi những quy định của Hiệp định đa sợi nhưng dệt may vẫn là nhóm hàng xuất khẩu quan trọng nhất trong giai đoạn kể trên. Ví dụ, tại thị trường hàng may mặc nhóm G7, thị phần của Trung Quốc đã tăng gấp đôi lên mức 20% những năm 90, lợi nhuận về thị phần này phần lớn thu được từ thiệt hại của các nhà xuất khẩu của các nước công nghiệp mới Châu á (NICs); tuy nhiên, thị phần của các nước Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan vẫn còn khá trì trệ ở mức khoảng 8% [34]. Thị trường hàng giày dép G7 hiện cũng đang bị Trung Quốc chiếm lĩnh, với thị phần tương đối tăng từ 10% cuối những năm 80 đến mức 38% [33] cuối những năm 90. Một lần nữa, việc này đã gây thiệt hại không nhỏ cho ASEAN.
nhân công làm tiêu chí để so sánh thì các nước ASEAN phải đối mặt với sức ép rất lớn trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá. Từ bảng 12 có thể thấy Trung Quốc là nước có đơn giá nhân công thấp nhất (0.07 USD), trong khi đơn giá nhân công của các nước ASEAN lại rất cao, đặc biệt là Singapore, Thái Lan và Malaysia với chỉ số nhân công trên dưới 0.5 USD. Điều này đã lý giải tại sao Trung Quốc lại có nhiều ưu thế hơn so với các nước ASEAN trong quá trình xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng lao động cao. Một nguyên nhân khác là do các nước phát triển và một số nước công nghiệp mới đã thực hiện cải cách cơ cấu công nghiệp theo hướng tập trung sản xuất các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao và nhập khẩu các mặt hàng có hàm lượng lao động cao từ các nước đang phát triển.
Bảng 12: So sánh đơn giá nhân công giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN Đơn vị: USD 1985 1986 1987 1988 1999 Trung Quốc 0.07 0.06 0.07 0.07 0.07 Indonesia 0.21 0.16 0.14 0.09 0.09 Malaysia 0.4 0.37 0.25 0.25 0.25
Philippines 0.29 0.3 n.a. n.a. n.a.
Singapore 0.46 0.41 0.68 0.71 0.59
Thái Lan n.a. n.a. 0.28 0.36 0.33
Nguồn: Lee and Abeysinghe (1999) [33].
n.a. : không có số liệu
Có thể lấy ví dụ một nhóm hàng tập trung nhiều lao động của Trung Quốc đang phát triển rất nhanh và chắc chắn sẽ là mối đe doạ đáng kể cho lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá của các nước ASEAN, đó là máy móc và đồ điện gia dụng như thiết bị ghi âm, linh kiện tivi và các thiết bị viễn thông khác. Giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này đã tăng từ 2.82% năm 1986 lên 23.75 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc [32]. Theo thống kê của báo Nikkei (Nhật Bản), tại thị trường Nhật Bản, hàng vải, may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ có 4 tỷ JPY vào năm 1990 nhưng đã tăng lên 1,800 tỷ JPY vào năm 2000, làm cho tỷ lệ nhập khẩu từ
đó tăng từ 0.2% lên đến 68%. Vào năm 1990, hầu như Trung Quốc chưa xuất khẩu đồ điện gia dụng sang Nhật Bản, nhưng đến năm 2000 đã chiếm gần 30% tổng lượng nhập khẩu máy điều hoà không khí của nước này, trên 30% máy giặt, 25% tivi và video [30].
Thứ hai, xem xét từ cơ cấu xuất khẩu hàng hoá, những năm gần đây, hệ số tương quan đẳng cấp hay còn gọi là “chỉ số đặc thù” (specification index) [34] của hàng xuất khẩu Trung Quốc và ASEAN ngày càng cao. Đánh giá của Viện nghiên cứu Nomura (Nhật Bản) về “chỉ số đặc thù” của hàng hoá công nghiệp của các nước Đông á (xem bảng 13) cho thấy hầu hết các nước ASEAN hiện đang trong tình trạng cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc về thương mại, cơ cấu hàng xuất khẩu của hai bên ngày càng giống nhau, sự cạnh tranh trên thị trường thứ ba ngày càng quyết liệt. Trong đó, hệ số tương quan giữa Trung Quốc và Thái Lan cao nhất, tới mức 0,98 (nghĩa là khả năng bổ sung nhau rất thấp, cơ cấu hàng xuất khẩu hai nước giống nhau nhất và mức độ cạnh tranh do đó cũng cao nhất).
Bảng 13: Chỉ số đặc thù của Trung Quốc và các nước ASEAN 5 trong một số ngành công nghiệp Nước Chế phẩm Hoá chất Công nghiệp có hàm lượng nguyên liệu cao Các loại Máy móc Công nghiệp tạp phẩm Trung Quốc - 0.40 - 0.02 -0.08 0.76 Indonesia - 0.31 0.52 -0.04 0.84 Thái Lan - 0.36 - 0.08 0.05 0.69 Malaysia - 0.29 - 0.09 0.13 0.34 Philippines - 0.80 - 0.54 -0.06 0.33 Singapore 0.15 - 0.28 0.06 -0.09
Nguồn : Viện nghiên cứu Nomura (Nomura Research Institute), Nhật Bản, 2001, tính theo số liệu thống kê của ADB.
Hơn nữa, Trung Quốc và các nước ASEAN không chỉ có các mặt hàng xuất khẩu giống nhau mà còn có nhiều thị trường xuất khẩu trùng nhau. Về thị trường xuất khẩu, cả Trung Quốc và các nước ASEAN đều dựa khá nhiều vào các nước phát triển. Các năm qua, Hồng Kông luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc (tham khảo Phụ lục 9), nhưng một khối lượng lớn hàng hoá xuất qua Hồng Kông để vào các thị trường khác. Vì vậy, nếu không tính lượng hàng hoá
xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, sau đó là Nhật Bản. Trong khi đó, đối với các nước ASEAN, khoảng 20.5% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước này là sang thị trường Mỹ; 16.3% sang thị trường Châu Âu và 11% được xuất sang Nhật Bản [32].
Như vậy, với việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do với Trung Quốc, thoạt đầu các nước ASEAN sẽ thu được lợi nhờ cắt giảm quan thuế của Trung Quốc nhưng ASEAN sẽ mất dần cho Trung Quốc thị phần ở Mỹ, Châu á và các thị trường khác.