Cán cân thương mại giữa Việt Nam Trung Quốc dễ tiếp tục phát triển theo hướng Việt Nam nhập siêu nhiều hơn từ Trung Quốc

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 94 - 100)

triển theo hướng Việt Nam nhập siêu nhiều hơn từ Trung Quốc

Thực tế đã cho thấy rằng rủi ro sẽ ít hơn khi FTA được thực hiện giữa các quốc gia có tiềm lực kinh tế ngang nhau, quan hệ “hàng đổi hàng” trong một không gian thuế quan thấp sẽ kích thích sự tăng trưởng kim ngạch buôn bán giữa các bên.

bên đó là khó tránh khỏi khi FTA được thực hiện. Điều này rất đúng đối với trường hợp của Việt Nam khi tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.

Thật vậy, khi ACFTA hình thành, mặc dù triển vọng tăng cường xuất khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN là rất lớn song đối với Việt Nam cơ cấu kinh tế và cơ cấu hàng hoá trao đổi dễ dẫn đến tình trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển theo quan hệ hàng dọc, trong đó Việt Nam xuất khẩu nguyên liệu, nông lâm thuỷ sản và nhập khẩu hàng công nghiệp của Trung Quốc. Điều này khác với các nước ASEAN- 6 có quan hệ ngang hàng với Trung Quốc, xuất nhập khẩu chủ yếu đều là hàng công nghiệp. Thái Lan, Singapore và có thể cả Malaysia rõ ràng không gặp trở ngại gì khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do mới này. Các nước này đều đã là thành viên WTO, khoảng cách đến Trung Quốc cũng xa hơn, hơn nữa cơ cấu sản phẩm của các nước này có mức độ chế biến khá sâu, giá thành của nhiều mặt hàng thậm chí còn rẻ hơn cả Trung Quốc (ô tô của Malaysia, dệt may của Thái Lan). Các nước khác như Lào, Campuchia và Myanmar là những nước có nền kinh tế công nghiệp, chủ yếu nhập khẩu hàng công nghiệp do vậy cũng ít bị ảnh hưởng bởi việc tham gia ACFTA. Trường hợp Việt Nam, do cơ cấu hàng công nghiệp của hai nước có sự giống nhau khá đặc biệt, hàng Trung Quốc lại thường rẻ hơn (như trường hợp động cơ cỡ nhỏ của Trung Quốc) nên sức cạnh tranh rất lớn. Trong tương lai, khi mở cửa khu vực mậu dịch tự do với Trung Quốc, với khoảng cách rất gần và cơ cấu công nghiệp còn chưa kịp điều chỉnh đến 2012, rõ ràng Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi hơn các nước khác cả trong quan hệ thương mại lẫn trong cố gắng công nghiệp hoá nền kinh tế.

Hơn nữa, trong quan hệ trao đổi hàng hoá với Việt Nam hiện nay, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 90% là nguyên liệu và các sản phẩm sơ chế như dầu thô, nông sản, thuỷ sản, khoáng sản, … và xuất khẩu khoảng trên 70% là các thành phẩm công nghiệp [50]. Với cơ cấu hàng hoá nêu trên, trong bối cảnh chiều hướng giá cả quốc tế trong những năm gần đây luôn biến động theo hướng giảm sút bất lợi cho những nước xuất khẩu nguyên liệu và nông sản, Việt Nam sẽ khó có thể cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc mà thậm chí có thể sẽ nhập siêu nhiều hơn từ người bạn hàng lớn này.

nề.

i. Trong lĩnh vực công nghiệp:

Điều dễ nhận thấy là các doanh nghiệp Trung Quốc mạnh hơn doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp non trẻ của Việt Nam. Ngay trong các ngành Việt Nam đang tương đối có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giầy, sản xuất hàng tiêu dùng, … thì hàng hoá Trung Quốc cũng đang chiếm ưu thế khá lớn. Đối với các ngành Việt Nam đang mong muốn đi vào phát triển như các sản phẩm công nghệ cao (thiết bị điện tử, điện tử, công nghệ thông tin, …), hoá chất, cơ khí, … thì Trung Quốc đều đã và đang phát triển mạnh, với năng lực cạnh tranh cao. Khi hàng rào thuế và phi thuế được hạ thấp, hàng hoá và doanh nghiệp Trung Quốc sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải rất vất vả mới có thể đứng vững trên thị trường nội địa, còn những ngành mới sẽ không dễ có cơ hội phát triển.

ii. Trong lĩnh vực nông nghiệp:

Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản lớn nhất thế giới, đồng thời Trung Quốc lại có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam về khoa học công nghệ, nhất là giống, công nghệ chế biến, thiết bị máy móc, vật tư nông nghiệp, … do vậy tự do hoá thương mại trong khuôn khổ ACFTA sẽ là thách thức không nhỏ đối với hàng nông sản nước ta. Hiện nay, thuế nhập khẩu MFN đối với các nhóm hàng mà nước ta nhập từ Trung Quốc như sau:

Bảng 18: Thuế nhập khẩu MFN đối với các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ

TrungQuốc

Đơn vị: %

Mặt hàng Thuế nhập khẩu MFN

Giống cây trồng các loại 0

Rau tươi 30

Quả (lê, táo, cam, quýt, …) 40

Rau quả, thịt chế biến 50

Ngô 5

Lúa mỳ 0

Phân bón 0

Thuốc bảo vệ thực vật 0 – 1

Nguồn: “Đánh giá tác động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đến ngành nông nghiệp Việt Nam”- Tham luận của Bà Phạm Thị Tước, Vụ phó Vụ

Kế hoạch và Quy hoạch, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn tại Hội thảo khu vực về “Những thuận lợi và thách thức của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -

Trung Quốc” do Vụ hợp tác kinh tế đa phương, Bộ ngoại giao Việt Nam và Quỹ

Hanns Siedel, CHLB Đức tổ chức tại Hà Nội, ngày 30/ 8/ 2002.

Mức thuế trên cho thấy nước ta đang bảo hộ rất cao đối với hàng nông sản, thực phẩm chế biến và rau quả, trong khi những ngành này lại đang là thế mạnh của Trung Quốc. Khi Trung Quốc thiếu thì nhập khẩu hàng của Việt Nam rất mạnh, nhưng khi được mùa, dư thừa thì không những không nhập khẩu mà còn thâm nhập thị trường Việt Nam rất mạnh làm chao đảo cả một số ngành hàng của Việt Nam (như trứng gà, dưa hấu). Hơn nữa, do Trung Quốc thường mua nông sản thô về chế biến tiêu dùng trong nước nên mặc dù cơ hội tăng xuất khẩu đối với sản phẩm thô là có thực nhưng giá trị giá tăng thấp, trong khi cơ hội xuất khẩu hàng nông sản chế biến không nhiều, thậm chí còn gặp khó khăn ngay cả trên thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, khi thực hiện tự do hoá thương mại trong khuôn khổ ACFTA, các nhóm hàng này sẽ gặp phải thách thức đáng kể không chỉ từ hàng hoá của Trung Quốc mà còn cả từ các nước ASEAN khác. Cụ thể, lấy ví dụ về mặt hàng gạo: Thái Lan là một nước xuất khẩu gạo lớn trong ASEAN. Với việc hưởng lợi từ mức thuế quan thấp mà ACFTA mang lại, các mặt hàng của Thái Lan, mà trước hết là gạo, sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với Việt Nam. Trong vòng 10 năm tới, khi FTA ASEAN - Trung Quốc từng bước được thực hiện, cho dù có chung một mức thuế quan thấp, nhưng khi đó các sản phẩm của Việt Nam liệu có tạo được sức cạnh tranh ngang bằng với các sản phẩm cùng loại của Thái Lan và một số nước ASEAN khác hay không cũng là một vấn đề không nhỏ đặt ra đối với Việt Nam khi tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do này.

iii. Trong lĩnh vực dịch vụ:

Khi mở cửa, thực hiện cam kết ACFTA, sẽ có thể có hai tình huống. Một là, các dịch vụ của Việt Nam có thể trụ vững và vươn ra ngoài, chiếm lĩnh trên thị trường. Hai là, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị mất thị phần, phải liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài và phụ thuộc vào họ để sống.

ACFTA, có thể thấy khu vực dịch vụ của Việt Nam còn chịu nhiều quy định không thích hợp. Nhiều lĩnh vực độc quyền chỉ có một doanh nghiệp nhà nước duy nhất được phép hoạt động như bưu chính viễn thông, hàng không, … hoặc phải trải qua một quá trình cấp phép chưa được minh bạch, công khai. Bên cạnh đó, hàng loạt dịch vụ hiện nay hầu như chưa tồn tại như một dịch vụ thương mại, có tỷ trọng tương xứng. Ví dụ, dịch vụ nghiên cứu thị trường, tiếp thị, dịch vụ kế toán qua mạng, … cần được phát triển gấp, nếu không sẽ bị doanh nghiệp Trung Quốc chiếm lĩnh. Dịch vụ bất động sản hiện nay cũng đang tồn tại nhiều bất cập do chịu sự can thiệp quá nhiều của các cơ quan hành chính, dẫn tới bị biến dạng làm cho giá cả, luật lệ kinh doanh rất thất thường, năng lực cạnh tranh thấp. Thị trường môi giới lao động cũng vậy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Du lịch Việt Nam tuy có khả năng tăng trưởng nhất định, chủ yếu nhờ vào ưu thế thiên nhiên, truyền thống văn hoá, lịch sử song không thể quá lạc quan vì sản phẩm du lịch còn thiếu sự đa dạng, chất lượng chưa cao và giá cả chưa phải hấp dẫn so với các nước trong khu vực, tỷ lệ khách quay lại lần thứ hai rất ít so với các nước khác như Thái Lan và Trung Quốc.

Dịch vụ ngân hàng tuy có nhiều tiến bộ song năng lực cạnh tranh còn thấp, nhất là năng lực đánh giá dự án, giám sát tín dụng. Hệ thống bảo hiểm cũng gặp khó khăn tương tự.

Các loại hình dịch vụ khác như tư vấn pháp lý, tư vấn quản lý, kiểm toán, kế toán còn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Kết quả điều tra của Dự án phát triển Mekong (MPDF) 1998 về sử dụng 7 loại dịch vụ khác nhau cho thấy nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chưa có đủ tài chính và cũng chưa quen sử dụng các dịch vụ như kế toán, vi tính, tư vấn, quảng cáo, … Trong khi đó, ở Trung Quốc, các ngành nghề này đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, do vậy sẽ tạo ra khoảng cách chênh lệch khá lớn khi các cam kết về dịch vụ được thực hiện trong khuôn khổ ACFTA.

Dịch vụ chữa bệnh, kết hợp Đông y với Tây y như châm cứu, bấm huyệt và các bài thuốc Đông y đặc hiệu có tiềm năng phát triển, song trình độ còn yếu, chưa thích hợp để tiếp nhận khách quốc tế. Do vậy, khi ACFTA hình thành, có khả năng

thị trường của dịch vụ này ở Việt Nam có thể bị các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm lĩnh.

Tóm lại, năng lực cạnh tranh và trình độ phát triển của khu vực dịch vụ của Việt Nam tương đối thấp. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ mở ra thị trường rộng lớn nhưng cạnh tranh gay gắt, trong đó Trung Quốc sẽ là một đối thủ cạnh tranh mạnh trên hầu hết các loại hình dịch vụ. Nếu không có sự chuẩn bị năng động, có hệ thống và đồng bộ cho từng loại hình dịch vụ, sức ép cạnh tranh sẽ ập đến các loại hình dịch vụ của Việt Nam và thời gian đầu của thời kỳ mở cửa trong khuôn khổ ACFTA sẽ rất khó khăn.

iv. Trong lĩnh vực đầu tư

Khi ACFTA được hình thành, sức thu hút của Trung Quốc đối với đầu tư và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ càng lớn hơn so với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Không chỉ thu hút 80% [28] nguồn vốn FDI, Trung Quốc còn đang thu hút số lớn các ngân hàng nước ngoài, các chi nhánh của các công ty đa quốc gia và các nước khác đang hoạt động trong khu vực về lãnh thổ của mình. Khi ACFTA mở ra cho Trung Quốc, Việt Nam và các nước ASEAN khác sẽ càng khó cạnh tranh hơn trong việc thu hút các nguồn lực đó. Thậm chí đối với Việt Nam, do sự kém hấp dẫn của môi trường đầu tư nên ngay cả việc giữ chân các nhà đầu tư, các công ty nước ngoài đang có mặt ở Việt Nam để họ khỏi chuyển đi những nơi có môi trường kinh doanh tốt hơn trong khu vực cũng không phải là điều dễ dàng.

Nói tóm lại, trong cạnh tranh thương mại quốc tế luôn có được và có mất, đó là một thực tế. Tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trước hết phải thấy được những lợi ích rõ rệt mà nó mang lại cho tự do hoá thương mại, xoá bỏ dần những rào cản trong buôn bán, tăng cường hoạt động kinh tế, thúc đẩy thực hiện các quy chế của WTO, … Đó là những điều mà Việt Nam đang rất cần trong tiến trình gia nhập tổ chức này. Cũng như các cuộc tranh chấp thương mại luôn xảy ra giữa các “ông lớn” như Mỹ – EU, Mỹ – Nhật Bản, Trung Quốc – Nhật Bản, Trung Quốc – Mỹ, …, sự đối đầu giữa ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với Trung Quốc trong một FTA mà tất cả các thành viên đang hướng tới là

nghiệp Việt Nam cần đặt ra cho mình một đích đến khả quan để có thể trụ vững trong cuộc cạnh tranh này.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 94 - 100)