Việc tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc và việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ không chỉ đẩy mạnh hơn nữa tiến trình hợp tác thương mại ASEAN - Trung Quốc hiện nay mà còn góp phần tăng cường và mở rộng tiềm năng đầu tư của ASEAN và Trung Quốc, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN và Trung Quốc đối với thế giới.
Thật vậy, việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trước hết sẽ thu hút thêm đầu tư của Trung Quốc vào khu vực này. Sau nhiều năm phát triển, các doanh nghiệp Trung Quốc đã trở nên những doanh nghiệp hùng mạnh và mang tính cạnh tranh, với lượng vốn đầu tư ra nước ngoài tăng khá nhanh, đặc biệt là vào giữa những năm 90. Các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc trải rộng từ muối tinh, sản phẩm cao su, dược phẩm và sản
phẩm lâm nghiệp, cho tới hoá dầu, ngân hàng, bảo hiểm và vận tải đường biển. Các phương thức đầu tư cũng đa dạng, từ đầu tư trực tiếp tới đầu tư về công nghệ và xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT). Nhờ nền kinh tế ngày càng phát triển và việc cải tổ cơ cấu kinh tế công nghiệp của Trung Quốc, lượng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc chắc chắn sẽ ngày càng tăng. Trên thực tế, chính phủ Trung Quốc có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài. Trong tương lai, ASEAN sẽ là thị trường đầu tư nước ngoài ưu tiên của các doanh nghiệp Trung Quốc do vị trí địa lý gần Trung Quốc và những điểm tương đồng về văn hoá, đặc biệt sau khi khu vực mậu dịch tự do giữa hai bên được thành lập. Đầu tư vốn luôn hướng tới việc thu nhiều lợi nhuận, bởi vậy, chắc chắn các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ không bao giờ bỏ qua các cơ hội sản sinh ra lợi nhuận. Hơn nữa, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Trung Quốc trong thập kỷ tới đạt 7%/ năm [5] và việc Trung Quốc trở thành thành viên của WTO sẽ mang lại nhiều cơ hội quan trọng hơn để tăng cường thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc.
Thứ hai, không chỉ các doanh nghiệp của ASEAN và Trung Quốc sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào thị trường chung này mà cả các doanh nghiệp Mỹ, EU và Nhật Bản quan tâm tới việc thâm nhập vào thị trường Châu á cũng sẽ mong muốn đầu tư vào thị trường chung này do các rủi ro và bất trắc về thị trường giảm đi. Ernest Bower, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Mỹ – ASEAN, nhất trí cho rằng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ tạo ra tiềm năng cho luồng đầu tư mới tại Đông Nam á. Ông nhận định: “FTA Trung Quốc – ASEAN đang cuốn hút
một số thành viên của chúng tôi. Họ coi đây là một cơ hội. Chẳng hạn như General Electric có thể vừa có một nhà máy động cơ tại Trung Quốc vừa có một nhà máy phụ tùng tại Malaysia. Giả sử họ đóng thuế 60%. Nếu phụ tùng có thể tiến tới được miễn thuế, điều này sẽ làm tăng sức cạnh tranh của họ trên toàn cầu” [24]. Nicholas Lardy, một chuyên gia nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Viện kinh tế quốc tế tại Washington cũng cho rằng: “Để phù hợp với WTO, Trung Quốc
sẽ phải để cho các công ty nước ngoài tại các nước ASEAN xuất khẩu sang nước mình. Một khi FTA này ra đời, tất cả các nhà sản xuất sẽ được tiếp cận như nhau”
[24]. Như vậy, quá trình hội nhập của ASEAN vào Trung Quốc sẽ thu hút thêm nhiều công ty đa quốc gia, điều mà một nền kinh tế riêng lẻ không thể làm được.
hơn và hiệu quả kinh tế quy mô lớn hơn, các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào nghiên cứu và do đó sẽ thúc đẩy sáng kiến công nghệ.
Thứ ba, một thị trường rộng lớn hơn và một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ hơn có thể sẽ là chất xúc tác đầu tư đối với ACFTA. Do giữa các quốc gia thành viên ASEAN cũng phải cạnh tranh về đầu tư, nên các quốc gia này phải tự phát triển tới tiêu chuẩn cao hơn về mở cửa, trình độ lao động, sản xuất, kỹ năng quản lý, tổ chức, pháp luật, công lý, chất lượng cơ sở hạ tầng. Trong môi trường kinh tế tự do, những quốc gia nào không đáp ứng được các điều kể trên sẽ tụt hậu.
Hơn nữa, thị trường được mở rộng nhờ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ làm đa dạng sự lựa chọn của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư có thể chọn một thị trường cụ thể hoặc tận dụng một loạt cơ sở trong cả khu vực. Nói cách khác, với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, các nhà đầu tư mang trong đầu một thị trường tổng hợp, họ có thể chọn đầu tư ở Trung Quốc hoặc ở ASEAN. Và như vậy, thông qua việc dỡ bỏ những rào cản thương mại và cho phép những nguồn đầu tư lớn được thực hiện ở mức độ cao hơn, tin cậy hơn về mặt kinh tế, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ có sức kích thích tiềm tàng đối với các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các nước thành viên cũng như với bên ngoài ACFTA.
Ngoài những lợi ích kinh tế đề cập ở trên, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc còn đem lại một loạt những nguồn lợi kinh tế khác như: các nước này có thể cùng phát triển các nguồn lợi hải sản, cùng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo việc cùng cung cấp các nguồn năng lượng, … Mặc dù Khu vực mậu dịch tự do bản thân nó không tác động trực tiếp đến các vấn đề này, song các mối quan hệ gần gũi hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề liên quan. Sự hợp tác kinh tế khu vực ở những nơi khác trên thế giới đã chứng minh cho thực tế đó.
Nói tóm lại, các tiềm năng và cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn, thay đổi cơ cấu và phát triển thông qua khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là vô cùng quan trọng. Nhưng chúng ta cũng nhận thức rõ rằng cả 2 phía sẽ phải quản lý một cách hiệu quả, thích hợp và năng động, theo hình thức hướng về phía trước, đối mặt với những thách thức mà tự do hoá thương mại và đầu tư, cũng
thử thách lớn đối với cam kết kinh tế và ý chí chính trị về hợp tác bền vững và hội nhập vì sự tăng trưởng và phát triển chung, đồng đều trong khu vực.