Tăng đầu tư, chuyển giao công nghệ, du lịch và hợp tác đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 91 - 92)

nhân lực

Theo nhận định của ông Trần Đức Minh, Phó tổng thư ký ASEAN, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc một khi được thành lập sẽ thu hút lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài rất lớn vì đây là “một thị trường thống nhất, khả năng rủi

ro, bất ổn sẽ giảm đi đáng kể so với tổng thị trường riêng lẻ. Tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế quy mô lớn sẽ là động lực mạnh mẽ để các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy các sáng kiến công nghệ”

[48]. ACFTA có sức thu hút FDI từ bên ngoài, vì các nhà đầu tư có thể tránh bị đánh thuế bằng cách xây dựng các cơ sở sản xuất trong khu vực mậu dịch tự do .

Trong trường hợp của Việt Nam, ACFTA cũng sẽ thúc đẩy đầu tư và các mối quan hệ hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Trung Quốc với Việt Nam mà hệ quả là đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp, chuyển giao công nghệ, du lịch, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực của Trung Quốc đối với Việt Nam sẽ tăng lên. Lấy ví dụ trong ngành nông nghiệp, tính đến hết năm 2001, Trung Quốc có 62 dự án đăng ký vào ngành nông nghiệp với số vốn đăng ký đầu tư là 190.8 triệu USD; số dự án đã và đang thực hiện là 41 dự án, với số vốn thực hiện là 81.7 triệu USD, chiếm gần 7% số vốn thực hiện trong toàn ngành, đứng thứ 6 trong tổng số các nhà đầu tư vào ngành nông nghiệp [49] (sau Đài Loan, Pháp, Singapore, Anh và Thái Lan). Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi. Quy mô của các dự án này tuy tương đối nhỏ nhưng triển khai luôn có hiệu quả. Các chuyên gia cho rằng nếu Việt Nam khắc phục được những yếu kém về thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng, trình độ quản

sản của mình, chắc chắn sẽ tăng đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam để tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, giá nhân công rẻ. Đấy là chưa kể nguồn FDI từ các nước khác trong khối vào Việt Nam cũng sẽ tăng lên để tranh thủ thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Những thuận lợi trong lĩnh vực đầu tư của Việt Nam không chỉ nằm ở khả năng hấp dẫn nguồn vốn từ bên ngoài khu vực và từ Trung Quốc, mà còn ở chỗ một khi Trung Quốc mở cửa khu vực dịch vụ, các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp của ASEAN, trong đó có Việt Nam, sẽ có cơ hội khai thác lĩnh vực này. Đặc biệt, cơ hội tìm kiếm việc làm cho các nhà chuyên môn trong lĩnh vực dịch vụ như tư vấn pháp luật, quản lý, kiến trúc sư, giáo viên, kế toán và cán bộ ngân hàng cũng sẽ tăng lên.

Thêm vào đó, ngành công nghiệp du lịch của Việt Nam sẽ có nhiều khả năng được lợi từ việc hội nhập kinh tế với Trung Quốc. Trong thời điểm hiện tại, nhìn chung thì nền kinh tế Việt Nam đang được lợi từ hai dự án khu vực liên quan đến du lịch là Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) và Tuyến đường xe lửa liên quốc gia Singapore – Việt Nam – Nam Trung Quốc. Hai dự án này đã được các chính phủ thông qua và đã được cấp vốn từ các thể chế tài chính quốc tế như Ngân hàng phát triển Châu á ADB. Hơn nữa, do dân số Trung Quốc đông, kinh tế liên tục phát triển, mức sống của người dân được nâng cao, chính phủ khuyến khích tiêu dùng, tăng thời gian nghỉ ngơi cho người dân, vì thế chắc chắn nước này cũng sẽ là một thị trường du lịch tiềm năng đối với Việt Nam. Mỗi năm Trung Quốc có 8,4 triệu người tham gia các tuyến du lịch quốc tế. Do vị trí địa lý gần kề Trung Quốc, từ chỗ chiếm 5% tổng số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam năm 1995 và 25% vào năm 2000, đến nay, số khách du lịch Trung Quốc đã chiếm gần 30% tổng số khách du lịch Việt Nam năm 2001 [47]. Trong tương lai, chắc chắn con số này sẽ tăng hơn nữa khi Trung Quốc đẩy mạnh tự do hoá trong khuôn khổ của WTO và xa hơn nữa là ACFTA.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 91 - 92)