Đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 107 - 109)

Về phía các doanh nghiệp, dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của Nhà nước, cũng nên chủ động tìm ra những biện pháp hợp tác có hiệu quả, đồng thời không ngừng nỗ lực tự đổi mới, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp, có thể thông qua một số biện pháp cụ thể như sau :

 Bằng các kênh thông tin của mình hoặc thông qua kênh thông tin của Bộ Thương mại, tìm hiểu tình hình thị trường, tình hình cung cầu, đặc điểm, yêu cầu, biến động và những tiềm năng phát triển của thị trường Trung Quốc, việc này sẽ giúp các doanh nghiệp khai thác thị trường, tìm ra và nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh ở nước bạn.

 Tìm hiểu chính sách, chủ trương của Nhà nước Trung Quốc một mặt là để nắm bắt kỹ hơn về thị trường và kinh doanh có hiệu quả trong thị

doanh giữa thị trường Trung Quốc với thị trường các nước ASEAN khác nhằm lựa chọn thị trường kinh doanh có hiệu quả nhất về một ngành nghề cụ thể nào đó.

 Tìm hiểu chính sách, cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp ở Trung Quốc và các nước khác trong khu vực. Đây là điều kiện tiền đề cho sự hợp tác có hiệu quả. Trước đây đã có không ít những thất bại trong hợp tác giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam mà nguyên nhân chủ yếu là do sự hiểu biết chưa đầy đủ về nhau cho nên dẫn đến nhiều bất đồng về quan điểm trong các quyết định và cả trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp hợp tác. Thời gian gần đây, cùng với công cuộc cải cách mở cửa, hệ thống hoạt động và các nguyên tắc quản lý của các doanh nghiệp Trung Quốc có nhiều thay đổi. Các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu những chế độ sở hữu khác nhau, những đặc điểm mới trong thể chế lãnh đạo, hệ thống quản lý, chính sách marketing, … của các doanh nghiệp có quy mô khác nhau của Trung Quốc. Đặc biệt, trong quá trình thành lập ACFTA sắp tới, trong cơ cấu của nền kinh tế nói chung cũng như của các doanh nghiệp hai bên nói riêng còn có nhiều điều chỉnh nữa đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa cho sự hợp tác có hiệu quả trong tương lai.

 Tích cực tham gia vào các cuộc triển lãm, khảo sát thị trường nước ngoài, tổ chức nhiều đợt xúc tiến thương mại, toạ đàm kinh tế, … để tìm hiểu thông tin, tìm đối tác, tạo cơ hội giao thương, đầu tư và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau cho doanh nghiệp hai nước.

 Thành lập các hiệp hội doanh nghiệp trong một số ngành cùng với các doanh nghiệp khác trong khu vực để cùng trao đổi ý kiến, cùng hợp tác sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong khu vực. Ví dụ có thể thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp trong một số ngành vốn là thế mạnh của Việt Nam như những ngành hàng nông nghiệp như gạo, hạt điều, cao su, thuỷ hải sản… hoặc một số ngành công nghiệp điện tử, may mặc… để đẩy mạnh

cao chất lượng sản phẩm và có thể điều tiết giá xuất khẩu những mặt hàng này trên thị trường quốc tế một cách hợp lý.

 Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải nỗ lực tự đổi mới về cách thức quản lý kinh doanh sản xuất, tiếp cận và kịp thời đưa các kỹ thuật mới vào sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh từ nội lực doanh nghiệp cũng như tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá vì người tiêu dùng Trung Quốc đã khác nhiều so với mấy năm trước đây. Hơn nữa, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã tiếp cận được nhiều với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới, đời sống vật chất của người dân đã được nâng cao rõ rệt, họ đòi hỏi hàng hoá có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có như vậy thì hàng hoá Việt Nam mới có cơ hội đứng được trên thị trường Trung Quốc.

3.3.4. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý để nâng cao kim ngạch thươngmại song phương, trở thành đầu cầu và cửa ngõ của Trung Quốc ở

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 107 - 109)