Tự do hoá thị trường và gắn chặt với cải cách

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 92 - 93)

Không chỉ thúc đẩy thương mại, đầu tư và du lịch, việc tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc còn giúp Việt Nam tự do hoá hơn nữa và gắn chặt với quá trình cải cách. Thật vậy, cạnh tranh tăng và tự do hoá hơn sẽ

cạnh tranh lớn nhất, trong khi chủ nghĩa bảo hộ sẽ chỉ làm cản trở và bóp méo sự phát triển của một nền kinh tế có tính cạnh tranh quốc tế. Trên thị trường thế giới, sức cạnh tranh sẽ tiếp tục là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất đối với tương lai của kinh tế Việt Nam. Những người nhận được lợi ích to lớn của quá trình tự do hoá thương mại của Việt Nam đã, đang và sẽ là chính những doanh nghiệp Việt Nam. Nói cách khác, cải cách thương mại theo ACFTA sẽ cho phép các doanh nghiệp Việt Nam có được sự tiếp cận lớn nhất đối với các cơ hội trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, mối quan hệ gần gũi hơn giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khuôn khổ ACFTA sẽ cho phép Việt Nam học hỏi từ những kinh nghiệm cải cách kinh tế của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc có điểm tương đồng ở chỗ hai nước trước đây từng là những nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và hiện đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường để đưa nền kinh tế thu nhập thấp của mình tới một mức độ thịnh vượng nhất định. Việt Nam có thể học tập Trung Quốc trong việc duy trì và cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở cửa thị trường trong nước để tăng sự cạnh tranh về đầu tư, cải cách khu vực dịch vụ tài chính và khu vực doanh nghiệp nhà nước, phát triển và tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, …, từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 92 - 93)