Thúc đẩy việc hình thành Cộng đồng ASEAN nhằm tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 116 - 129)

nhập kinh tế quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN.

Nhiều người đặt ra câu hỏi là tại sao ASEAN lại cần có Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community – AC) trong khi đã có Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) và Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI). Liệu có phải những chương trình về hợp nhất kinh tế vốn có chưa

ra rất đơn giản và rõ ràng, đó là những chương trình hiện có không đủ hiệu quả để có thể đưa ASEAN đạt được mục tiêu thúc đẩy hơn nữa hội nhập kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh một Khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc vừa được thiết lập. Nếu ASEAN không hội nhập một cách sâu rộng hơn, mỗi nước thành viên trong khối sẽ có nguy cơ bị gạt ra bên lề. Với dân số khoảng 530 triệu và tổng GDP vào khoảng 560 tỷ USD [14], thị trường ASEAN có quy mô chỉ bằng một nửa thị trường Trung Quốc. Chỉ có một con đường là đoàn kết hơn nữa trong ASEAN thì mới có thể cạnh tranh được với thị trường hùng hậu này và Cộng đồng ASEAN chính là một cách để ASEAN có thể có vị trí quan trọng như một trung tâm của Đông á.

Cộng đồng ASEAN bao gồm 3 trụ cột chính là hợp tác an ninh chính trị (hình thành Cộng đồng an ninh ASEAN – ASEAN Security Community - ASC),

hợp tác kinh tế (Cộng đồng kinh tế ASEAN – ASEAN Economic Community -

AEC) và hợp tác văn hoá xã hội (Cộng đồng văn hoá xã hội ASEAN – ASEAN Socio-Cultural Community - ASCC); trong đó Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là mục tiêu cuối cùng trong hội nhập kinh tế nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hoá, dịch vụ, đầu tư được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế xã hội được giảm thiểu. Cộng đồng sẽ thực hiện Chương trình hành động kinh tế Bali, giải quyết vấn đề khoảng cách phát triển của Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar sao cho những lợi ích của quá trình hội nhập được chia sẻ và tạo điều kiện cho tất cả các quốc gia thành viên phát triển theo phương thức thống nhất. Hơn thế nữa, sự hội nhập sâu hơn giữa các nền kinh tế Đông Nam á sẽ củng cố sức mạnh của toàn bộ khu vực và tạo ra khả năng chống chọi tốt hơn đối với các rủi ro và bất trắc nảy sinh từ sự ra đời của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Chính vì vậy, Việt Nam và các nước ASEAN khác phải tích cực hợp tác với nhau nhằm đẩy nhanh tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng và Cộng đồng ASEAN nói chung, góp phần hình thành nên một ASEAN hoà bình, ổn định, và thịnh vượng.

cơ chế hợp tác thích hợp trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc

Dựa trên những cơ chế có sẵn như Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) và Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) là những cơ chế nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư phát triển, ASEAN và Trung Quốc có thể cân nhắc việc thiết lập một Khu vực đầu tư ASEAN - Trung Quốc và Lịch trình hợp tác công nghiệp ASEAN - Trung Quốc trong khuôn khổ của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, nhằm làm cho khu vực mậu dịch tự do này mang tính toàn diện hơn. Các nội dung và phương tiện cụ thể của các cơ chế này tuỳ thuộc vào sự mong muốn và sự đồng tình của hai bên nhằm mang lại lợi ích đồng đều cho tất cả các thành viên tham gia.

Ngoài ra, Trung Quốcvà các nước ASEAN cũng cần nỗ lực tìm hướng giải quyết triệt để những mâu thuẫn chính trị đang tồn tại giữa hai bên, mà chủ yếu là vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, đồng thời cần đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống nhằm bảo vệ an ninh chính trị của mỗi nước và toàn khu vực, hợp lực chống chủ nghĩa khủng bố và các lực lượng phản động khác để duy trì hoà bình, ổn định chung, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế thương mại phát triển ngày càng vững mạnh hơn.

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) được thành lập đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa ASEAN và Trung Quốc, đồng thời cũng là một quyết định mang tính lịch sử mà hai bên đã đưa ra để tìm kiếm những cơ hội phát triển mới. Với hơn 1.7 tỷ người tiêu dùng, tổng thu nhập quốc nội vào khoảng 2 nghìn tỷ USD và tổng kim ngạch thương mại ước tính lên đến 1.23 nghìn tỷ USD, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ra đời hứa hẹn sẽ đem lại nhiều cơ hội tốt đẹp cho sự tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư của các nước thành viên. Hơn thế nữa, Khu vực mậu dịch tự do có quy mô lớn nhất thế giới này còn có thể coi là biện pháp chiến lược có ý nghĩa trọng đại để ASEAN và Trung Quốc đi đến nhất thể hoá kinh tế, nâng cao vị thế chính trị trong các vòng đàm phán đa phương cũng như trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Quan trọng hơn, đây chính là viên gạch đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho việc xây dựng một khu vực mậu dịch tự do Đông á (EAFTA) trong tương lai, có lợi cho hoà bình thế giới và phát triển kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh những cơ hội trên, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ACFTA cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các nước thành viên, bao gồm thách thức về loại hình tổ chức của ACFTA, tình trạng phân hoá hai cực, yếu tố cạnh tranh, vai trò chủ đạo trong ACFTA; trong đó có thể nói thách thức lớn nhất mà ASEAN và Trung Quốc phải đối phó là sự cạnh tranh gay gắt giữa hai bên trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và phân công tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng cạnh tranh bao giờ cũng là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển, qua cạnh tranh mỗi bên sẽ nỗ lực hơn, từ đó nền kinh tế của mỗi nước thành viên trong khối sẽ có triển vọng phát triển với tốc độ nhanh hơn và đi vào chiều sâu hơn. Và như vậy, khác với trò chơi được mất của bóng đá, sân chơi của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ là một sân chơi đem lại lợi ích cho tất cả các thành viên tham gia.

Là một trong những nền kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất Đông Nam á cộng thêm nhiều yếu tố tương đồng với Trung Quốc về điều kiện tự nhiên, văn hoá, xã hội, …, Việt Nam có rất nhiều cơ hội để đạt được sự tăng trưởng cao hơn nữa về thương mại, đầu tư cũng như vai trò chính trị một khi

giống như các nước thành viên ASEAN khác, Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong sân chơi cạnh tranh với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Hơn thế nữa, do Việt Nam chưa gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO như Trung Quốc và bảy nước thành viên ASEAN khác nên những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt sẽ càng nhiều hơn. Tuy vậy, về mặt tổng thể, cơ hội còn nhiều hơn thách thức. Hơn nữa, cần nhận thức rằng những thách thức đó chỉ mang tính chất tạm thời và đằng sau những thách thức là những lợi ích lâu dài. Điều quan trọng là Việt Nam cần phải có những điều chỉnh thích hợp để nắm bắt, tận dụng cơ hội và ứng phó với những thách thức nhằm được hưởng lợi nhiều nhất từ ACFTA trong tương lai, mà tựu trung lại có thể thông qua một số biện pháp như:

Thứ nhất, chuyên môn hoá sản xuất và chế biến những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh hơn so với Trung Quốc. Thực hiện biện pháp này sẽ giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng xuất khẩu, tận dụng tối đa thế mạnh của mình, phân bổ nguồn lực hợp lý vào những ngành được sử dụng có hiệu quả và năng suất hơn.

Thứ hai, đẩy nhanh tốc độ cải cách kinh tế song song với tăng cường tự do hoá thương mại và xúc tiến đầu tư. Điều này sẽ thúc đẩy tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam, đồng thời cũng chính là chìa khoá để Việt Nam mở cửa hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới, trở thành một nền kinh tế đủ mạnh để chống chọi với sự cạnh tranh khốc liệt từ cường quốc khu vực Trung Quốc.

Thứ ba, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đặc biệt chú trọng phát triển mậu dịch biên giới nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý, giúp Việt Nam trở thành đầu cầu và cửa ngõ của Trung Quốc ở thị trường ASEAN.

Thứ tư, nỗ lực đàm phán với Trung Quốc để được hưởng những điều kiện ưu đãi hơn trong việc mở cửa thị trường và thực hiện nguyên tắc tối huệ quốc, giúp Việt Nam nhanh chóng thích ứng trong môi trường cạnh tranh mới. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy hơn nữa và nâng cao chất lượng tham gia của Việt Nam vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc nói riêng và hệ thống thương mại toàn cầu nói chung.

Thứ năm, tích cực hợp tác với các nước trong khối ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các nước thành viên khác, thúc đẩy việc hình

năng lực cạnh tranh, từ đó đi đến nhất thể hoá thị trường khu vực, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đối phó với những rủi ro nảy sinh từ sự ra đời của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.

Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã hết sức cố gắng để đưa ra những phân tích cơ bản nhất. Hy vọng rằng ở một mức độ nhất định, khoá luận đã cung cấp được cho người đọc một cái nhìn tổng quan về các tác động sâu rộng của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đối với các nền kinh tế tham gia, trong đó có Việt Nam, giúp các nước nói chung và Việt Nam nói riêng chuẩn bị đầy đủ những hành trang cần thiết nhằm đạt được lợi ích tối đa từ Khu vực mậu dịch tự do này.

Tuy nhiên, do những hạn chế về kiến thức và thời gian, khuôn khổ khoá luận không cho phép đi quá sâu vào từng lĩnh vực, từng ngành hàng cụ thể; mặt khác, đây lại là một vấn đề khá mới mẻ, tài liệu nghiên cứu chưa nhiều, do vậy đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý từ các thầy cô và các bạn.

Chú thích:

[1] Theo Lập luận về tạo thương mại và chuyển hướng thương mại của J. Viner (1950), khi một nước tham gia vào một FTA, nguồn cung cấp hàng hoá và dịch vụ từ các bạn hàng sẽ tăng lên nhưng có thể lại làm giảm nguồn cung cấp trong nước và từ những nước khác trên thế giới. Nếu tổng cung tăng lên và giá nhập khẩu cao hơn giá sản xuất trong nước thì sẽ có trade creation. Ngược lại, nếu nguồn nhập khẩu từ các bạn hàng trong FTA thay thế nhập khẩu thấp hơn từ các nước khác (do chính sách ưu đãi về nhập khẩu) thì sẽ có trade diversion theo đó nước này sẽ bị thua thiệt do thương mại trong khối FTA. (theo Dương Quốc Thanh, “Hợp tác kinh tế từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và khả năng hình thành Khu vực mậu dịch tự do Đông á” – Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 2 (51), tháng 4/ 2003, trang 56).

[2] http://www.wto.org/english/tratop_e/region_e/region_e.htm

[3] N.T., “Trào lưu ký kết các hiệp định FTA” - Tạp chí Ngoại Thương số 21 (21 – 31/ 7/ 2003), trang 33.

[4] Thanh Phương, “Thuận lợi và khó khăn của xu thế hình thành các Khu vực mậu dịch tự do” – Tạp chí Thương mại số 22, tháng 6/ 2003, trang 18.

[5] Ellen H. Palanca, “Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và ASEAN” - Báo cáo nghiên cứu của Hệ thống trung tâm nghiên cứu APEC của Philippines (Philippines APEC Study Center Network - PASCN), Manila, 2001.

[6] V. Trân, “Vai trò tương lai của Trung Quốc ở Châu á” – Tạp chí Ngoại Thương số 3 (21 – 31/ 1/ 2003), trang 32.

[7] P.Q.L., “Những thành tựu kinh tế của Trung Quốc” - Thời báo kinh tế Việt Nam số 137, ngày 15/11/2002, trang 18.

[8] Phạm Thái Quốc, “Trung Quốc sau 1 năm gia nhập WTO”– Chuyên đề Kinh tế 2002-2003 Việt Nam và Thế giới, tập san cuối năm của Thời báo kinh tế Việt Nam, trang 93.

[9] Nguyễn Anh Hồng, “Trung Quốc: ngoại thương tăng 30 lần”– Thời báo Kinh tế Việt Nam số 12, ngày 20/1/2003, trang 18.

giới”, Thông tin Tài chính, số 6, tháng 3/ 2003, trang 28.

[11] Eng Chuan Ong, Bộ Ngoại giao Singapore, “Gắn thương mại tự do Đông á vào ASEAN”, Washington Quarterly 2003 – Tài liệu dịch số TL 2922, Trung tâm thông tin tư liệu, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM).

[12] TS. Trần Cao Thành, Viện nghiên cứu Đông Nam á, “ASEAN thực hiện và mở rộng Khu vực mậu dịch tự do” - Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á, số 2 (53)/ 2002, trang 8.

[13] S. Pushpanathan, Bộ phận Quan hệ quốc tế, Ban thư ký ASEAN, “ASEAN and free trade area cover China, Japan, India” - Tạp chí Jakarta Post, 14/ 11/ 2002.

[14] “Các bộ trưởng kinh tế ASEAN thoả thuận các mục tiêu quan trọng”, Tin Kinh tế quốc tế, Thông tấn xã Việt Nam (www.vnagency.com.vn) ngày 4/ 9/ 2003.

[15] Bản tin hội nhập và phát triển, số tháng 2/ 2003, Uỷ ban quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế (DEI).

[16] “Triển vọng của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc”, Tham luận của Li Wei, Học viện Thương mại quốc tế và Hợp tác kinh tế Trung Quốc” tại Hội thảo khu vực về “Những thuận lợi và thách thức của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc” do Vụ hợp tác kinh tế đa phương, Bộ ngoại giao Việt Nam và Quỹ Hanns Siedel, CHLB Đức tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21/ 6/ 2002.

[17] “Việt Nam tham dự diễn đàn Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc”, Tin đã đưa của Thông tấn xã Việt Nam tại Bắc Kinh, ngày 25/ 2/ 2003.

[18] “Kim ngạch thương mại Trung Quốc – ASEAN tăng hơn 45%”, Tin Kinh tế quốc tế, Thông tấn xã Việt Nam (www.vnagency.com.vn) ngày 18/ 8/ 2003.

[19] Statistics of Foreign Direct Investment in ASEAN (Extended Data Set); ASEAN Secretariat; World Investment Report 2001.

Thương số 20, ngày 11 – 20/ 7/ 2003, trang 32.

[21] D.M.H., “Hiện trạng và triển vọng quan hệ kinh tế Trung Quốc - Đông á” - Kinh tế quốc tế tham khảo (Thông tấn xã Việt Nam), số 034 - TTX, ngày 31/ 8/ 2003, trang 4.

[22] Văn Nghĩa, “Dư luận xung quanh Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc” - Thời báo Tài chính Việt Nam, số 134, ngày 8/ 11/ 2002, trang 14.

[23] V. Trân, “Quan hệ kinh tế ASEAN – Nhật Bản - Trung Quốc” – Tạp chí Ngoại Thương số 19 (1 – 10/ 7/ 2002), trang 29.

[24] Minh Nga, “FTA ASEAN - Trung Quốc: Ai được lợi nhất?” – Kinh tế quốc tế tham khảo (Thông tấn xã Việt Nam), số 036 – TTX, ngày 14/ 9/ 2003, trang 1.

[25] Nhóm chuyên gia ASEAN - Trung Quốc về hợp tác kinh tế (ASEAN – China Expert Group on Economic Cooperation), “Xây dựng quan hệ kinh tế ASEAN - Trung Quốc chặt chẽ hơn trong thế kỷ 21” (bản tiếng anh – Forging closer ASEAN – China economic relations in the twenty first century), Ban thư ký ASEAN (www.aseansec.org), tháng 10/ 2001.

[26] “Luận đàm về việc thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông á và các hệ quả của nó” – Tham luận của Inkyo Cheong, Viện chính sách kinh tế Hàn Quốc (KIEP) tại Hội thảo “Những thuận lợi và thách thức của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc” do Vụ hợp tác kinh tế đa phương, Bộ ngoại giao Việt Nam phối hợp với Quỹ Hanns Seidel, CHLB Đức đồng tổ chức tại Hà Nội vào ngày 30/ 8/ 2002.

[27] “Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc: Thích nghi để vươn lên”, Báo điện tử www.vninvest.com , ngày 12/ 11/ 2002.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 116 - 129)