Cạnh tranh về mậu dịch

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 64 - 66)

Tuy mậu dịch song phương giữa Trung Quốc và ASEAN phát triển nhanh, nhưng hai bên đều chưa phải là đối tác chính của nhau. Sau khi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được thiết lập, cộng thêm bối cảnh Trung Quốc đã gia nhập WTO, ASEAN lo ngại hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc có khả năng tràn nhập thị trường nội địa các nước này. Những lo ngại này không phải không có lý.

Trước hết, các nước ASEAN phải gánh chịu áp lực ngày càng tăng của ngành công nghiệp trong nước bởi Trung Quốc có lợi thế so sánh rất lớn:

 Trung Quốc có một nguồn tài nguyên khá phong phú, nhiều chủng loại và trữ lượng lớn.

 Trung Quốc chiếm ưu thế tuyệt đối về nguồn nhân lực. Hiện tại lực lượng lao động thực tế của Trung Quốc có 731.22 triệu người. Trong 10 năm tới, lực lượng này sẽ được bổ sung thêm khoảng 150 triệu người [30]. Điều đó càng gia tăng lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực của Trung Quốc.

 Trung Quốc có ưu thế về vốn. Nhiều năm qua mức tích luỹ trong nước luôn xấp xỉ 40% GDP [30]. Với chính sách thu hút vốn linh hoạt và đa dạng, mức độ tích luỹ vốn và lợi thế so sánh của Trung Quốc cũng dần dần chuyển từ sản phẩm sử dụng nhiều lao động sang sản phẩm sử dụng nhiều vốn và đầu tư cao.

Với những lợi thế so sánh trên, các nước ASEAN sẽ gặp phải khó khăn rất lớn từ sự lớn mạnh của Trung Quốc. Và thực tế hiện nay, hàng tiêu dùng của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường các nước ASEAN với lợi thế cạnh tranh về giá cũng như sự đa dạng về chủng loại.

gay gắt với nhau đối với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như điện tử, thiết bị điện gia dụng và dệt may. Với việc gia nhập WTO, khả năng cạnh tranh của Trung Quốc đối với những sản phẩm này sẽ ngày càng quyết liệt hơn. Do đó, có thể nhận thấy, khi khu vực mậu dịch tự do hoàn thành với các rào cản thương mại được dỡ bỏ, ưu thế của Trung Quốc về các mặt hàng này trên thị trường ASEAN sẽ ngày càng gia tăng. Điều này sẽ tạo nên những thách thức lớn đối với các ngành công nghiệp của các nước ASEAN, nhất là các xí nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Thứ ba, vốn dựa vào xuất khẩu, các nước ASEAN coi Trung Quốc - với 1.3 tỷ dân [5] và một nền kinh tế đang phát triển - là một trong những thị trường quan trọng nhất trên thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc coi các nước ASEAN vừa là thị trường tiêu thụ vừa là nguồn cung nguyên liệu thô, đặc biệt là dầu mỏ cho mình. Tuy nhiên, khả năng hợp tác với Trung Quốc rất khác nhau giữa các nước ASEAN. Trong ASEAN, các nền kinh tế như Singapore, Malaysia và Thái Lan có khả năng bổ sung lớn cho nền kinh tế Trung Quốc, trong khi đó, nền kinh tế của những nước ASEAN khác hiện đang trên đường nâng dần sức cạnh tranh của mình. Chính vì vậy, hiện tại một số nước ASEAN như Indonesia, Philippines, Malaysia còn tỏ ra rất e dè về việc nhanh chóng thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, xuất phát từ lo ngại về nguy cơ phá hoại nền kinh tế của họ bởi những hàng hoá nhập khẩu tự do có tính cạnh tranh hơn của Trung Quốc. Bản thân chính phủ một số nước ASEAN hiện đang chịu sức ép mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong nước đối với việc thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Các nước này cho rằng các ngành công nghiệp của họ, đặc biệt là dệt may, đồ chơi và sản xuất xe máy sẽ bị tác động tiêu cực bởi hiệp định này. Hơn nữa, Trung Quốc sẽ cạnh tranh với ASEAN về chỗ đứng trong hàng loạt các sản phẩm giá trị gia tăng trước thực tế là sản xuất ở Trung Quốc ngày càng tinh vi. Mặc dù trước mắt ASEAN có thể dẫn đầu, kiếm lời từ việc cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết cho sự phát triển của Trung Quốc nhưng trong tương lai, Trung Quốc đủ lớn, đủ tinh vi để thực hiện tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng và với diện tích rộng lớn của mình, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc kinh tế ở khu vực và có lợi thế chính trị nhờ vị thế đó.

mang lại không đồng đều cho các nước thành viên. Điều này tuỳ thuộc năng lực thâm nhập thị trường của từng nước và của từng nhà sản xuất. Trong khi các nhà sản xuất định hướng thị trường quốc tế có khả năng nắm bắt thị trường nhu cầu hàng hoá của Trung Quốc sẽ được hưởng lợi thì các nhà sản xuất chỉ chăm lo hướng vào thị trường nội địa có nguy cơ cao bị hàng hoá của Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt và người thua thiệt sẽ là các nhà sản xuất của ASEAN. Lý do rõ ràng là Trung Quốc có lợi thế chi phí thấp trong các ngành hàng sản xuất sử dụng nhiều lao động. Các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu ở các nước ASEAN có thể sẽ mất tính cạnh tranh một khi thuế quan được hạ thấp.

Có thể nỗi lo lắng lớn nhất khi trao đổi thương mại với Trung Quốc là con rồng kinh tế sẽ nuốt chửng toàn bộ lợi nhuận thương mại thu được với sự trả giá của ASEAN. Thêm vào đó, việc tạo ra một khu vực mậu dịch tự do, bất chấp những lợi ích hiển nhiên thu được từ chi phí nhập khẩu thấp hơn và thị trường rộng lớn hơn, vẫn đặt ra một vài rủi ro. Trong số đó phải kể tới nguy cơ nhập khẩu đắt hơn từ các bạn hàng, cho dù những hàng hoá này đến từ một vài nước có chi phí sản xuất thấp. Đây chính là hiện tượng chuyển hướng thương mại. Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đã tự xếp mình như một trong những nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm công nghiệp giá rẻ và đang chuyển hướng về sản xuất những sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng lớn hơn. Tuy nhiên, trao đổi thương mại với Trung Quốc không phải là trò chơi một mất một còn, khi Trung Quốc tiếp nhận toàn bộ lợi ích, phần còn lại của ASEAN sẽ lên tiếng phản đối. Chắc chắn sẽ có cạnh tranh, đặc biệt là để tìm thị trường xuất khẩu, tuy nhiên sự khác biệt giữa các sản phẩm sẽ bổ sung lẫn cho nhau.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 64 - 66)