trường các nước ASEAN.
Không có lý do gì để những nước ASEAN lại chỉ chú ý xuất khẩu sang các thị trường bên ngoài mà bỏ ngỏ chính thị trường các nước nội khối để cho hàng hóa Trung Quốc và các nước khác xâm nhập trong khi nếu thực hiện thương mại nội khối, các nước ASEAN sẽ có ưu thế hơn hẳn Trung Quốc vì những cam kết cắt giảm hàng rào thương mại và thuế quan trong khu vực. Để tăng cường thương mại nội khối, Việt Nam và các nước ASEAN khác cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:
Đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan theo Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ AFTA. Lợi ích cơ bản nhất của AFTA đối với ASEAN là hàng hoá trong khu vực này sẽ tăng thế cạnh tranh về giá cả, giao dịch thương mại tiến hành trên cơ sở không có thuế quan. Lúc đó, ASEAN sẽ trở thành một khu vực rộng lớn với các dòng hàng hóa lưu chuyển
nhiều tới khả năng thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ASEAN ra thị trường quốc tế trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn trước sự cạnh tranh từ hàng hoá Trung Quốc. Tuy nhiên, xét về lâu dài, đây chính là bước khởi đầu cho sự phát triển bình đẳng, đồng đều giữa các quốc gia trong khối ASEAN, tạo điều kiện cho các nước này hợp tác toàn diện, cùng tận dụng những lợi thế chung trong khu vực để nâng cao vai trò và vị trí trên thị trường thế giới. Việc thúc đẩy buôn bán nội khối cũng sẽ giúp hoạt động ngoại thương các nước này được cải thiện nhiều, và do đó, tạo đà cho các nước ASEAN tăng khả năng xuất khẩu những mặt hàng có sức cạnh tranh hơn về chất lượng, giá cả… ra thị trường các nước ngoài khu vực. Bởi vậy, thúc đẩy quá trình thực hiện AFTA cũng là một phương cách hữu hiệu để giảm thiểu khó khăn và nâng cao cơ hội cho xuất khẩu của ASEAN trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.
Tăng cường hợp tác lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước ASEAN khác trong các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là các nước ASEAN cần đẩy nhanh việc hoàn thành các chương trình hợp tác trong nội bộ khối như Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS), … vì điều này sẽ tạo tiền đề cho việc triển khai Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến việc thúc đẩy hoàn thành các chương trình hợp tác trong Khu vực mậu dịch tự do này, mà cụ thể là chương trình cắt giảm thuế quan cũng như các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư.