Thúc đẩy tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 113 - 115)

Trong quá trình phân tích những thách thức đối với các nước ASEAN khi tham gia một FTA với Trung Quốc, có thể thấy nếu khó khăn đối với 7 nước ASEAN đã là thành viên WTO là một thì đối với 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, thách thức phải tăng lên gấp nhiều lần. Hàng hoá ba nước này xuất khẩu đi 146 nước thành viên WTO sẽ không được hưởng ưu đãi như Trung Quốc. Vốn nổi tiếng bởi sức cạnh tranh về giá cả, mẫu mã, nay lại được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp, hàng Trung Quốc sẽ là đối thủ mà hàng hoá ASEAN-3 khó có thể cạnh tranh nổi. Hơn thế nữa, một nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh của ASEAN so với Trung Quốc là ở chỗ Trung Quốc là một quốc gia thống nhất trong khi đó ASEAN lại là một tập hợp 10 quốc gia với trình độ phát triển kinh tế và mức độ hội nhập không đồng đều. Muốn tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của

so với hàng hoá ASEAN, cần nỗ lực rút ngắn khoảng cách kinh tế của 10 quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều của khu vực. Việc gia nhập WTO của ba nước thành viên còn lại nói chung và của Việt Nam nói riêng có thể coi là một bước tất yếu không thể thiếu được cho việc thực hiện những nỗ lực này.

Để thúc đẩy Việt Nam nhanh chóng gia nhập WTO, có thể tiến hành một số giải pháp sau:

 Xem xét, đánh giá một cách cẩn trọng và chính xác về những cái lợi, cái hại khi gia nhập WTO để có những bước đi đúng đắn và chiến lược hợp lý;

 Học tập kinh nghiệm đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc;

 Xây dựng một cơ chế thị trường hoàn thiện. Từ những nền kinh tế mang mô hình công hữu xã hội chủ nghĩa đi lên, thời gian thực hiện cơ chế thị trường còn rất ngắn, thiếu kinh nghiệm, cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện. Để thích ứng với cơ chế vận hành WTO, trước hết cần có sự thay đổi nhận thức, quan niệm, cần có cơ chế thị trường hoàn thiện và hệ thống luật, văn bản đồng bộ tương ứng.

 Điều chỉnh cơ cấu ngoại thương theo hướng: giảm thuế nhập khẩu cho phù hợp và đạt mức bình quân của các thành viên WTO; tăng cường cải cách xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương quyền kinh doanh rộng hơn; thông qua giao dịch điện tử và các phương tiện truyền thông tăng cường hiệu quả của chính sách ngoại thương.

 Chính phủ cần tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đàm phán song phương và đa phương với các nước thành viên WTO. Tuy nhiên, cũng không nên vì quá nôn nóng mà sẵn sàng nhượng bộ mọi đòi hỏi có thể gây ảnh hưởng xấu và tiêu cực tới nền kinh tế trong nước.

Việt Nam hy vọng sẽ gia nhập WTO vào năm 2004, Lào, Campuchia cũng đang nỗ lực trong quá trình xúc tiến gia nhập. Thực hiện những biện pháp trên sẽ là lực đẩy cho những nước này sớm gia nhập WTO, sớm tạo nên một khối ASEAN đồng đều và vững mạnh.

nhất thể hoá thị trường khu vực nhằm cạnh tranh với thị trường Trung Quốc.

Các nước ASEAN đều có lợi ích chung từ việc thành lập ACFTA. Hợp tác với Trung Quốc, một nền kinh tế lớn mạnh và có quy mô lớn hơn cả 10 nước ASEAN gộp lại, sẽ đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng có không ít thách thức. Nếu trong nội bộ các nước ASEAN không có sự đoàn kết hợp lực trong quan hệ với Trung Quốc thì ASEAN sẽ khó có thể đạt được những lợi ích chung đó, thậm chí còn kìm hãm sự phát triển chung của cả khu vực này. Vì vậy, trong quá trình xây dựng ACFTA, Việt Nam và các nước ASEAN cần phải đẩy mạnh đoàn kết nhất trí hơn nữa, đứng trên lập trường chung trong giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như chính trị, cùng hợp lực để bảo vệ quyền lợi của mình trong các quan hệ hợp tác với Trung Quốc, cùng giúp đỡ nhau phát triển, khắc phục những khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trong ACFTA. Đặc biệt là đối với những nước ASEAN mới, trong đó có Việt Nam, cần có sự giúp đỡ của các nước khác trong ASEAN để theo kịp trình độ phát triển của các nước phát triển hơn trong ACFTA và để hạn chế bớt những tiêu cực do việc thực hiện ACFTA đem lại.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 113 - 115)