Cạnh tranh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 66 - 69)

Về đầu tư, với một thị trường rộng lớn lại có sự ổn định chính trị xã hội cao, có nền kinh tế đang công nghiệp hoá tăng trưởng cao và ổn định, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ có sức hút mạnh mẽ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên rủi ro có thể xảy ra là phần lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thu hút bởi Khu vực mậu dịch tự do này sẽ do Trung Quốc chiếm giữ.

thấp của nước này so với các quốc gia khác sẽ rất có thể kéo một số nhà đầu tư ra xa các nước ASEAN. ASEAN và Trung Quốc đều là những nước đang phát triển, trong quá trình phát triển kinh tế cần thu hút một khối lượng lớn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997, đầu tư nước ngoài bắt đầu rút khỏi các nước Đông Nam á, trong khi đó, Trung Quốc với thị trường nội địa khổng lồ và với sự điều hành kinh tế vĩ mô vững chắc đã khiến cho nguồn vốn bên ngoài ồ ạt chảy vào. Năm 2000, tỷ lệ FDI vào 10 nước ASEAN trong tổng ngạch đầu tư vào các nước đang phát triển châu á vẫn thấp hơn mức trước khi xảy ra khủng hoảng tiền tệ, từ trên 30% thời kỳ giữa thập kỷ 90 xuống còn 10% vào năm 2000, trong khi đó đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc từ 14.38% năm 1990 tăng vọt lên 45.9% vào năm 2001 [28].

Mặt khác, phần lớn các nước ASEAN trong 30 năm qua chủ yếu dựa vào đầu tư trực tiếp từ bên ngoài, nhất là vốn từ Nhật Bản. Nhưng việc ASEAN thiết lập khu mậu dịch tự do với Trung Quốc sẽ gạt các thế lực truyền thống như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản ra ngoài, do vậy trước hết sẽ phải chịu sức ép từ phía Nhật Bản, cụ thể đầu tư của Nhật Bản tại khu vực có thể sẽ giảm mạnh gây nên tổn thất trực tiếp về kinh tế. Đồng thời, Trung Quốc lại có sức thu hút to lớn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, thậm chí Đài Loan. Hiện nay có tới 80% [28] vốn quốc tế đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc, điều này tạo nên một sức ép rất lớn đối với sự phát triển kinh tế và là một thách thức mới đối với ASEAN.

Hơn nữa, tuy nguồn vốn đầu tư từ Hồng Kông, Đài Loan chiếm vị trí quan trọng trong đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc nhưng từ khi gia nhập WTO, chính phủ Trung Quốc đã sửa đổi “Danh mục chỉ đạo ngành đầu tư ngoại thương” và “Quy định chỉ đạo hướng đầu tư ngoại thương”, mở rộng lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đồng thời nới lỏng hạn chế tỷ lệ cổ phần đầu tư nước ngoài. Do vậy, những năm gần đây, Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu đã đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc. Theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, 6 tháng đầu năm 2002, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Singapore giảm 30.5%, vào Thái Lan giảm 44.4%, vào Indonesia giảm 31.7%, vào Malaysia giảm 55% và vào Việt Nam giảm 47.6%; trong khi đó đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc lại tăng 23.2% [28]. Nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật Bản giảm đầu tư vào ASEAN và chuyển vốn đầu tư sang Trung Quốc là do Trung Quốc có ưu thế giá nhân công rẻ, thị trường lớn. Ví dụ,

tính cá nhân ở Malaysia, chuyển sang sản xuất tại Trung Quốc. Hay trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô cũng vậy, các nhà hoạch định chính sách đang lo ngại rằng Trung Quốc sẽ thu hút hết nguồn đầu tư nước ngoài vào ngành này và sẽ dần “xoá sổ” thị phần của ASEAN trên thị trường Trung Quốc. Như vậy, có thể thấy triển vọng thị trường Trung Quốc đang ngày càng có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Và đây chính là điều mà các nước ASEAN đều lo ngại.

Mặc dù thách thức cạnh tranh với Trung Quốc, cả hiện tại và tương lai, là rất lớn song đứng ở góc độ chiến lược, hội nhập của ASEAN và Trung Quốc là cần thiết bởi lẽ căn cứ vào tình hình xuất nhập khẩu của các nước ASEAN, có thể thấy, cơ cấu ASEAN có tính hướng ngoại với hơn 77% khối lượng ngoại thương diễn ra với bên ngoài khối, giao dịch nội khối chỉ chiếm 23% [25]. Xét rộng ra, không chỉ các nước ASEAN mà các nước thuộc khu vực Đông á nói chung như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc đều mang thuộc tính này. Không những thế, cơ cấu sản phẩm của các nước cũng tương đối giống nhau. Chính thuộc tính này làm cho các nước xích lại gần nhau hơn trong những năm qua. Các nước ASEAN dường như bị chi phối bởi ảnh hưởng của Nhật Bản, song cũng được lợi từ mối quan hệ này. Rõ ràng cạnh tranh trong xuất khẩu mới là nguy cơ lớn nhất, làm chia rẽ các nước. Điều này xét về mặt nào đấy chỉ có lợi cho bên thứ ba.

Hơn nữa, bài học từ khối các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho thấy một cơ cấu tương tự là rất cần thiết đối với các nước trong khu vực, không chỉ ASEAN mà cả Trung Quốc. Thế giới ngày nay đang đứng trước trào lưu tự do hoá thương mại và ngày càng có xu hướng trở thành thị trường chung bị chi phối bởi các công ty đa quốc gia. Trong bối cảnh đó, những nước đang phát triển chịu nhiều thiệt thòi và bất lợi đang có xu hướng xích lại gần nhau hơn để tự bảo vệ và tạo điều kiện phát huy sức mạnh tập thể, hỗ trợ và tăng cường khả năng cạnh tranh. Xét trên quan điểm này, một sự hợp nhất ASEAN - Trung Quốc có lợi hơn là đối đầu lẫn nhau, đúng như nhận định của Cựu tổng thư ký ASEAN Rodolfo C. Severino: “Cạnh tranh là điều không còn phải bàn cãi. Toàn bộ hàm ý của toàn cầu hoá

chính là cạnh tranh, thương mại như vậy, kinh tế cũng là như vậy. Cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh tự do công bằng thì không phải là điều xấu, cũng không đáng lo sợ” [28]. Như vậy, xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ

chính là con đường hiệu quả để khắc phục cạnh tranh “ác tính” giữa hai bên.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 66 - 69)