Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh đối với những mặt hàng có khả năng cạnh tranh thấp hơn so với hàng hoá Trung Quốc

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 102 - 103)

có khả năng cạnh tranh thấp hơn so với hàng hoá Trung Quốc

Trước hết, lấy ví dụ trong ngành máy móc là ngành mà Việt Nam đang rất nỗ lực xác lập lợi thế so sánh để cạnh tranh với Trung Quốc. Phạm vi các ngành này rất rộng và có thể chia làm hai nhóm chính: Nhóm các loại máy móc gia đình và văn phòng và nhóm các loại máy móc cao cấp có hàm lượng công nghệ cao.

Nhóm các loại máy móc gia đình và văn phòng gồm có: Phần cứng công nghệ thông tin (máy tính, máy điện thoại di động, máy in, máy fax, linh kiện và bộ phận điện từ...), đồ điện, điện tử gia dụng. Đối với nhóm này, như đã phân tích, Trung Quốc hiện đang trong quá trình tăng lợi thế so sánh còn đối với Việt Nam, hiện nay sức sản xuất các loại hàng này còn rất yếu. Do vậy, chiến lược của Việt Nam là phải tạo môi trường để tiếp tục thu hút FDI, thúc đẩy đầu tư và nâng cao chất lượng trong lĩnh vực sản xuất các loại máy móc thuộc nhóm này.

Nhóm các loại máy móc cao cấp có hàm lượng công nghệ cao gồm xe hơi, máy công cụ, người máy, … Đối với những loại máy móc này, trong tương lai hứa hẹn Trung Quốc sẽ nhập khẩu một số lượng lớn sản phẩm thuộc nhóm này. Những nước xuất khẩu chính sẽ là Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan. Việt Nam mặc dù không có nhiều lợi thế để phát triển nhưng có thể cải thiện việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm này dựa trên việc tạo điều kiện để các công ty đa quốc gia chọn khu vực này làm cứ điểm sản xuất một số bộ phận của các loại máy móc đó.

Ngoài ra, trong khi Trung Quốc luôn được coi là trung tâm công nghiệp chế tạo của thế giới, mặc dù Trung Quốc không phải là cơ sở sản xuất duy nhất, sẽ có ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến tài nguyên, công nghiệp nguyên liệu thô mà Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng để phát triển những ngành công nghiệp này, vừa là nhân tố bổ sung cho kinh tế Trung Quốc.

Nói tóm lại, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá là yếu tố chủ yếu để hàng hoá Việt Nam có thể xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường rộng lớn của Trung Quốc, đồng thời có thể cạnh tranh được với hàng hoá các nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc. Để nâng cao sức cạnh tranh, cần quan tâm tới các góc độ sau: giảm

quản lý.

 Nâng cao chất lượng sản phẩm là khâu đầu tiên cần làm để có thể có sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng trên thị trường thế giới. Các ngành công nghiệp phải đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ; kỹ thuật quản lý, điều hành sản xuất cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc tự bỏ vốn đầu tư là hai cách thức mà Chính phủ và các nhà kinh doanh có thể lựa chọn khi quyết định đổi mới thiết bị, máy móc, công nghệ, trong đó thu hút FDI hiện là con đường được Chính phủ và nhà kinh doanh lựa chọn nhiều nhất.

 Hạ giá thành: Hai hàng hoá có cùng chất lượng, mẫu mã mà hàng nào rẻ hơn thì sức cạnh tranh tất nhiên sẽ cao hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể dựa vào việc sử dụng lợi thế của mình về giá lao động rẻ kết hợp với giảm chi phí đầu vào, đồng thời kết hợp các khâu của quá trình sản xuất một cách chặt chẽ để hạ giá thành sản phẩm. Tận dụng quy chế tối huệ quốc cũng là biện pháp hết sức hữu ích để giảm giá hàng hoá.

 Thay đổi mẫu mã sản phẩm, tăng cường chất lượng các khâu quảng cáo, marketing trong bán hàng và phân phối từ lâu đã trở thành tiêu chí được các nhà kinh tế quan tâm. Thực hiện biện pháp này sẽ giúp cho hàng hoá kịp thay đổi và đáp ứng nhanh nhạy với nhu cầu, thị hiếu rất đa dạng và phức tạp của người tiêu dùng Trung Quốc. Bởi vậy, đây cũng là một yếu tố tạo khả năng cạnh tranh lớn cho hàng hoá Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 102 - 103)