Thúc đẩy tăng trưởng thương mại song phương

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 85 - 91)

Trước hết, thị trường hơn 1.3 tỷ dân của Trung Quốc mở ra theo cơ chế ACFTA sẽ là một thị trường vô cùng rộng lớn cho các sản phẩm xuất khẩu của

của Trung Quốc chỉ đóng góp từ 5 – 6% [43] tăng trưởng kinh tế trong 15 năm tới do nhập khẩu vẫn tăng. Thực tế cho thấy trong hơn 20 năm qua, xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước ASEAN chậm hơn nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước này (tính bình quân, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của Trung Quốc đối với ASEAN thấp hơn tỷ lệ nhập khẩu hàng năm từ các nước này là 2.5% [43]). Bởi vậy, ngoại thương Trung Quốc tăng trưởng trong bối cảnh ra đời ACFTA sẽ rất có lợi cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, điều kiện gần gũi về địa lý, về tập quán tiêu dùng và văn hoá kinh doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để xuất khẩu các sản phẩm như nông sản, lâm sản, thuỷ sản, khoáng sản … Trong khi một số sản phẩm của Việt Nam chưa đủ khả năng xuất khẩu đi các thị trường quốc tế đòi hỏi cao về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hoá, phương thức giao dịch, điều kiện giao hàng, … thì vị trí của thị trường Trung Quốc là hết sức quan trọng so với các nguồn cung khác về cùng các sản phẩm đó. Hơn nữa, cũng do vị trí địa lý gần Trung Quốc nên việc trùng ngành hàng chưa hẳn đã đáng lo vì chúng ta có thể khai thác ưu thế vận chuyển, cự ly tiêu thụ. Cụ thể như về than đá, dù Trung Quốc là nước xuất khẩu than đá lớn nhất trên thế giới nhưng lượng than đá chúng ta xuất sang Trung Quốc vẫn chiếm 50% [44] sản lượng than của ta. Đó là do than đá Trung Quốc vận chuyển từ Đông Bắc đến các tỉnh phía Nam Trung Quốc làm giá thành tăng gấp đôi, trong khi đó vận chuyển từ Hòn Gai (Việt Nam) đến sẽ rẻ hơn nhiều. Như vậy, cơ hội xuất khẩu lớn hơn sẽ giúp Việt Nam ổn định và tiếp tục phát triển ngành công - nông nghiệp, ngành đang đóng vai trò rất quan trọng về kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Thứ hai phải kể đến Chương trình thu hoạch sớm (Early Harvest

Programme - EHP), bắt đầu có hiệu lực từ 1/ 1/ 2004. Đây là một cơ chế đặc biệt

nhằm thực hiện sớm các cam kết tự do hóa trong hiệp định, trên cơ sở dành ưu đãi có đi có lại giữa từng nước thành viên ASEAN và Trung Quốc để phát huy ngay lợi ích của Khu vực mậu dịch tự do này trong ngắn hạn. Theo chương trình này, sẽ có nhiều dòng thuế được cắt giảm nhanh hơn và thậm chí nằm ngoài khuôn khổ CEPT/ AFTA đã thoả thuận. Trái với những lo ngại sụt giảm nguồn thu ngân sách khi thực hiện cắt giảm thuế quan theo các hiệp định thương mại, việc thực hiện

ích thấy rõ ngay từ bây giờ.

Chương trình thu hoạch sớm (EHP) chứa đựng nhiều nội dung cụ thể rất có lợi cho cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của nước ta hiện nay khi thâm nhập thị trường xuất khẩu của ASEAN và Trung Quốc. EHP tập trung vào cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng nông sản chưa chế biến từ chương 1 - 8 trong Danh mục biểu thuế xuất nhập khẩu của mỗi nước, loại trừ một số ngoại lệ nhất định của từng n- ước. Đáng chú ý là các mặt hàng từ chương 1 - 8 trong Biểu thuế xuất nhập khẩu bao gồm nhiều sản phẩm nông, thủy sản có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Những mặt hàng này đang khai thác hữu ích nguồn lao động dồi dào cũng như các nguồn tài nguyên sẵn có của đất nước, điều kiện tự nhiên của các vùng, lãnh thổ và tạo việc làm cho hàng triệu lao động. 15 mặt hàng ngoại lệ của Việt Nam gồm một số sản phẩm thịt gia cầm, trứng gia cầm và nhiều loại hoa quả có múi. Theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành (ban hành theo Quyết định số 110/ 2003/ QĐ- BTC ngày 25/ 7/ 2003 của Bộ Tài chính), Việt Nam sẽ có 484 mặt hàng tham gia Chương trình thu hoạch sớm. Ngược lại, phía Trung Quốc cũng có khoảng gần 500 mặt hàng tham gia chương trình này.

Theo đánh giá ban đầu, Chương trình thu hoạch sớm ít ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN, vì giữa các nước ASEAN đang thực hiện Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ AFTA với lộ trình cắt giảm thuế nhanh hơn. Thực tế là nước ta vẫn xuất siêu sang các nước ASEAN nhưng giá trị nhỏ (khoảng trên 35 triệu USD [45]). Do đó, lợi ích của Chương trình thu hoạch sớm đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chủ yếu nhờ vào khai thác các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Hơn nữa, về tổng thể, Việt Nam hiện đang nhập siêu từ Trung Quốc, song đối với các mặt hàng tham gia trong EHP thì Việt Nam lại đang xuất siêu sang thị trường này. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2001 [45], các mặt hàng từ chương 1 - 8, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc với kim ngạch khá cao, chiếm khoảng 27.5% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc; trong đó các mặt hàng nông sản và thuỷ sản đạt 455.6 triệu USD giá trị xuất khẩu, chiếm 32% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2002, Việt Nam xuất khẩu được 279 triệu USD, bằng 19.5% tổng giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc. Các mặt

7, 8). Sở dĩ giá trị xuất khẩu năm 2002 giảm cả về số tuyệt đối và tương đối là do nhiều nguyên nhân khác nhau, như giá mặt hàng nông sản giảm sút, thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu và việc Trung Quốc thay đổi chính sách thuế theo cam kết trong WTO.

Hiện tại, mức thuế suất MFN bình quân các mặt hàng thuộc các chương 1 - 8 của Trung Quốc là 18.8% [45]. Trong số 206 dòng thuế có kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam, chỉ có 7 dòng thuế có thuế suất MFN 0% (tức là Trung Quốc không có nghĩa vụ cắt giảm) nhưng có tới 123 dòng thuế có thuế suất trên 15% thuộc nhóm 1 và 76 dòng thuế có thuế suất từ 5% - 15% thuộc nhóm 2 [45]. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam phát triển thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc do phần lớn các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ được cắt giảm thuế quan. Mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất là hải sản với giá trị xuất khẩu năm 2001 là 240 triệu USD [45], tương đương với kim ngạch năm 2000 nhưng gần gấp 4 lần so với giá trị năm 1999. Năm 2002, khả năng xuất khẩu hải sản sang Trung Quốc ước đạt trên 400 triệu USD. Tiếp đến là các loại quả và hạt với giá trị xuất khẩu là 142 triệu USD [45], thấp hơn 30 triệu USD so với năm 2000 nhưng gần gấp 2 lần so với năm 1999.

Về phía Việt Nam, theo cam kết cắt giảm thuế trong EHP, từ 2004, Việt Nam sẽ phải cắt giảm 88 dòng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc thuộc 3 nhóm (trên 30%; 15% - 30%; và dưới 15%) xuống còn 0% vào năm 2008 (xem bảng 8, phần

1.2.2.3.vii.). Hiện nay, thực tế đã có 8 dòng thuế có thuế suất bằng 0% nên Việt

Nam chỉ phải cắt giảm 80 dòng thuế.

Ngược lại, Trung Quốc sẽ phải cắt giảm 206 dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam đạt tới thuế suất bằng 0% vào trước ngày 01/ 01/ 2006; trong đó 123 dòng thuế suất trên 15%, 76 dòng có thuế từ 5% - 15% và có 7 dòng thuế hiện nay đã áp dụng 0%. Theo lộ trình, phía Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế khá mạnh và nhanh (xem bảng 7, phần 1.2.2.3.vii.).

Như vậy, không phải chờ đến năm 2006 mà từ năm 2004 sẽ có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu không phải chịu thuế và sang năm 2005, tất cả các mặt hàng chỉ còn chịu thuế ở mức 0% - 5%. Điều này sẽ mang lại lợi ích khá lớn cho các doanh

mặt hàng có thuế suất trên 15% phải chịu mức thuế trung bình chung là 21.3% và các doanh nghiệp đã phải nộp 66.65 triệu USD tiền thuế thì ngay năm đầu tiên cắt giảm thuế theo chương trình EHP (2004), số thuế này sẽ giảm quá nửa, còn 32.7 triệu USD và chỉ còn 16.3 triệu USD vào năm 2005, và đến năm 2006 thì giá trị tính thuế sẽ không còn nữa, nó sẽ chuyển thành lợi nhuận và ưu thế cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường Trung Quốc.

Điều đáng nói là đa số các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như nông sản, thuỷ sản… chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (khoảng 28% [46]) đều đang thuộc nhóm chịu mức thuế cao trên 15% sẽ được giảm thuế mạnh ngay từ đầu, trong khi đó chúng ta nhập khẩu không nhiều các sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc (khoảng 1.7 % [46]). Các nhóm hàng thuế suất từ 5% - 15% tuy giá trị cắt giảm tuyệt đối không nhiều (6.9 triệu USD năm 2001 xuống 3 triệu USD [46] năm 2004 và khoản thuế này sẽ không còn vào năm 2005) nhưng sẽ mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu các mặt hàng mới sang thị trường đông dân này.

Điều lo ngại lớn nhất của các doanh nghiệp là cắt giảm thuế theo EHP sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước khi họ có quá ít thời gian đối phó với các cơ sở sản xuất hàng giá rẻ của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo cam kết trong EHP, các nhóm hàng Việt Nam cắt giảm thuế đều không phải các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Trung Quốc sang thị trường Việt Nam. Năm 2001, các nhóm hàng này chỉ chiếm 0.2% kim ngạch nhập khẩu, khoảng 28 triệu USD [46]. Trong khi đó, năm 2001, Việt Nam đã xuất siêu 361 triệu USD các sản phẩm cùng loại sang nước bạn, gấp hơn 13 lần giá trị nhập về [46]. Thực tế thị trường hiện nay cho thấy, các nhóm hàng này bao gồm: các loại trứng chim, hải sản, nấm, lông vũ để nhồi, hoa quả tươi, một số giống cây, các loại gà thịt, … thường chỉ đi qua đường tiểu ngạch hoặc nhập về sản xuất trong nước với số lượng ít, không cạnh tranh được với sản phẩm của Việt Nam về chất lượng. Bên cạnh đó, sẽ có nhiều mặt hàng phải chịu sự kiểm dịch và quản lý chuyên ngành gắt gao.

Vì thế, Bộ Thương mại khẳng định: việc cắt giảm thuế theo chương trình thu hoạch sớm sẽ không ảnh hưởng đến sản xuất và thị trường trong nước, nguồn thu ngân sách cũng không bị sụt giảm. Chúng ta có nhiều thuận lợi về khung thời gian

EHP, cho nên các khoản thu từ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ đủ bù đắp lượng giảm thuế từ xuất nhập khẩu trực tiếp. Do vậy, việc thực hiện chương trình thu hoạch sớm vẫn sẽ rất có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo tính toán của Bộ Thương mại dựa trên số liệu xuất nhập khẩu năm 2001, EHP sẽ tác động có lợi cho xuất khẩu nước ta khoảng 389 triệu USD và tác động tiêu cực đến nhập khẩu Trung Quốc 28 triệu USD nhập khẩu. Trong đó, mặt hàng có lợi nhất là hải sản với giá trị tăng thêm khoảng 201 triệu USD, tiếp đến là các loại rau quả với 129 triệu USD; riêng mặt hàng hải sản có thể sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 400 triệu USD sau khi có cắt giảm thuế [46]. Rõ ràng là thực hiện chương trình thu hoạch sớm sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Đây thực sự là một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng, đa dạng hoá thị trường cho các sản phẩm có thế mạnh như nông sản, thuỷ sản, …

Thứ ba, với việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, xuất khẩu các hàng hoá nông nghiệp, lương thực và những hàng hoá dựa trên tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam sẽ có nhiều khả năng được mở rộng, ví dụ như các sản phẩm ngũ cốc như đậu nành và các hạt chứa dầu, rau quả nhiệt đới, cao su, len và các sản phẩm len. Theo các nghiên cứu về chỉ số lợi thế so sánh cạnh tranh, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tương đối đối với các sản phẩm nông nghiệp và lương thực của Trung Quốc và do đó Trung Quốc sẽ có thể là thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm này của Việt Nam. Cơ hội hãy còn nhiều khi Trung Quốc mỗi năm nhập 45 tỷ USD (đại lục nhập 30 tỷ USD nông sản và Hồng Kông nhập 15 tỷ USD) trong khi Việt Nam một năm chỉ sản xuất ra khối lượng nông lâm thuỷ sản trị giá 4.3 tỷ USD [47]. Hơn nữa, theo các nghiên cứu sơ bộ, việc gia nhập WTO sẽ giúp Trung Quốc tăng thêm 1% GDP, tương đương với 12 tỷ USD mỗi năm. Theo đó, nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu ASEAN sẽ tăng 10%, từ mức 22.2 tỷ USD năm 2000 tăng lên 35.5 tỷ USD năm 2005 [47]. Nhờ đó, xuất khẩu các hàng hoá nông nghiệp, thực phẩm và các sản phẩm dựa vào tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam chắc chắn sẽ được mở rộng.

Thứ tư, Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được ký kết cũng sẽ nâng cao năng lực thâm nhập thị trường Trung Quốc của doanh nghiệp Việt Nam. Với việc ký kết hiệp định khung này, Trung Quốc đã cam kết cho Việt

WTO liên quan đến cắt giảm thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Với điều kiện thuận lợi hơn về mặt địa lý và được bình đẳng hay ưu đãi trên thị trường Trung Quốc, lúc này doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn trong việc nghiên cứu và xem xét một cách kỹ lưỡng các cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO, lợi ích của Hiệp định khung ASEAN - Trung Quốc, chuẩn bị về mặt tư tưởng và vật chất, xây dựng và khai thác thị trường Trung Quốc, phát huy mọi nguồn lực của đất nước và thực sự tham gia hiệu quả vào quá trình hội nhập của khu vực.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của việt nam (Trang 85 - 91)