Theo những mô phỏng mà Tổ nghiên cứu hỗn hợp của Nhóm chuyên gia về hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc (ASEAN – China Expert Group on Economic Cooperation) đã tiến hành dựa trên Dự án nghiên cứu về thương mại toàn cầu (GTAP – Global Trade Analysis Project), việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ mang lại những cơ hội lớn cho các nước tham gia với việc tạo ra một khu vực thị trường lớn nhất thế giới với hơn 1.7 tỷ người tiêu dùng, tổng thu nhập quốc nội vào khoảng 2 nghìn tỷ USD và tổng kim ngạch trao đổi thương mại ước tính lên đến 1.23 nghìn tỷ USD [25]. Tuy nhiên cần chú ý rằng mô hình GTAP không bao gồm Bruney, Lào, Campuchia và Myanmar. Nếu những nước này tham gia vào khu vực mậu dịch tự do và nếu họ giành được lợi nhuận thì FTA với Trung Quốc sẽ càng có tính khả thi cao hơn.
Với phương pháp cân bằng tổng quát điện toán (Computational General
Equilibrium – CGE), Viện chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc KIEP cũng đã tiến
hành nghiên cứu về tác động của các khu vực mậu dịch tự do ở Đông á, trong đó có Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Theo mô hình CGE, lợi ích kinh tế sẽ không lớn nếu chỉ tính riêng tự do hoá thương mại, nếu tính thêm các lợi ích của việc tích luỹ vốn thì lợi ích kinh tế sẽ được mở rộng. Cụ thể, khi Trung Quốc và ASEAN ký kết một FTA, tự do hoá thương mại sẽ làm tăng GDP của ASEAN lên 0.23%, trong khi tác động tổng hợp của tự do hoá thương mại và tích luỹ vốn sẽ làm tăng GDP lên 2.08%, xấp xỉ 5 lần tác động riêng của tự do hoá [26] (tham khảo Phụ lục 7). Các kết quả này cũng tương tự như nhận định mà Cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – ASEAN tại Singapore tháng 11/ 2000.
Qua các số liệu được nghiên cứu từ 2 mô hình GTAP và CGE, có thể thấy, về mặt kinh tế, việc hình thành ACFTA sẽ mang lại cục diện cùng có lợi cho Trung Quốc và ASEAN:
Thứ nhất, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ góp phần tăng
trưởng GDP và xuất khẩu của cả ASEAN và Trung Quốc, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nhờ tính cạnh tranh cao.
Theo nghiên cứu của Ban thư ký ASEAN, với việc thiết lập một FTA song phương, GDP thực tế sẽ tăng lên đối với tất cả các nước ASEAN và Trung Quốc (xem bảng 9).
Bảng 9: Tác động của ACFTA tới GDP thực tế theo mô hình GTAP
Nước GDP thực tế
(triệu USD)
Giá trị tăng thêm Số tuyệt đối (triệu USD) Số tương đối (%) Indonesia 204,031.4 2,267.8 1.12 Malaysia 98,032.3 1,135.5 1.16 Philippines 71,167.1 229.1 0.33 Singapore 72,734.9 753.3 1.04 Thái Lan 165,516.0 673.6 0.41 Việt Nam 16,110.9 339.1 2.11 Trung Quốc 815,163.0 2,214. 9 0.28 Mỹ 7,120,465.5 -2,594. 5 -0.04 Nhật 5,078,704.5 -4,452.0 -0.09 ROW (Rest of World) 14,657,026.0 -6,272. 0 -0.05 Tổng 28,298,952.1 -5,706. 9 -0.03
Nguồn: Báo cáo của Nhóm chuyên gia ASEAN – Trung Quốc về hợp tác kinh tế (ASEAN – China Expert Group on Economic Cooperation), “Xây dựng quan hệ
(www.aseansec.org), tháng 10/ 2001.
Từ bảng trên có thể thấy, sau khi ACFTA được thành lập, tổng thu nhập quốc nội thực tế của cả ASEAN và Trung Quốc sẽ tăng thêm 7.6 tỷ USD; trong đó tổng thu nhập quốc nội của ASEAN tăng thêm 0.9%, tương đương với 5.4 tỷ USD. Trong số các nước ASEAN, tốc độ tăng lớn nhất thuộc về Việt Nam với 2.11% trong khi GDP của Indonesia lại tăng lên nhiều nhất nếu tính theo giá trị tuyệt đối (2,267.8 triệu USD). Trong trường hợp Trung Quốc, mặc dù GDP tăng thêm 2.2 tỷ USD nhưng tốc độ tăng trưởng lại rất khiêm tốn, chỉ ở mức 0.28%. Tuy nhiên, sự thay đổi về giá trị tuyệt đối hay tương đối không phải là quan trọng mà quan trọng hơn cả là các thay đổi đó đều theo xu hướng tích cực đối với cả ASEAN và Trung Quốc. Nói cách khác, lợi ích đầu tiên có thể thấy được là Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ góp phần tăng trưởng GDP thực tế của tất cả các thành viên tham gia.
Cùng với sự tăng trưởng của GDP thực tế, theo mô hình GTAP, việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ làm cho xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc tăng 48%, tương đương với 13 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN tăng 55.1%, tương ứng với 10.6 tỷ USD (xem
bảng 10).
Từ bảng 10 có thể thấy trong số các nước ASEAN, các nước được lợi nhiều nhất từ xuất khẩu là Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan; trong khi kim ngạch xuất khẩu song phương tăng trưởng lớn nhất là giữa Trung Quốc – Philippines và Trung Quốc – Thái Lan (tăng thêm lần lượt là 3,057.17 và 3,140.16 tỷ USD tính theo giá trị tuyệt đối). Ước tính, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ đạt 680 tỷ USD vào năm 2005 [25].
Về thị trường xuất khẩu, ngoài thị trường xuất khẩu lớn là Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN sẽ là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với Trung Quốc. Về nhập khẩu, Trung Quốc cũng cần nhập khẩu nhiều nguyên liệu thô của ASEAN để chế biến và xuất khẩu sang thị trường thứ ba. Ước tính từ năm 2001 đến 2005, Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 1.4 nghìn tỷ USD giá trị thiết bị, công nghệ và hàng hoá [25]. Ngoài ra, với lợi thế về vị trí địa lý, chi phí vận chuyển thấp và các yếu tố văn hoá tương đồng, các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội hơn để
trao đổi các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của mình như sản phẩm dầu khí, nông sản nhiệt đới, dầu thực vật, thuỷ sản, thực phẩm, điện và điện tử gia dụng, hàng dệt may, giầy dép. Các nước ASEAN cũng sẽ có cơ hội nhập khẩu nguyên liệu vải đầu vào để gia công xuất khẩu hàng dệt may.
Đơn vị: triệu USD From To Tổng Indonesi a Malaysi a Philippine s Singapo re Thái Lan Việt Nam Mỹ Nhật Trung Quốc ROW Indonesia 0.00 -69.00 -117.05 -106.35 -141.49 -40.05 -209.99 -313.66 2,656.09 -547.45 1,111.05 Malaysia -45.59 0.00 -245.11 -312.71 -219.41 -20.97 -416.56 -246.27 3,207.28 -688.07 1,012.59 Philippines -2.82 16.57 0.00 46.89 -24.97 -3.00 413.49 39.16 330.80 104.46 920.58 Singapore -47.27 -392.60 -329.26 0.00 -233.84 -430.61 -321.22 -200.07 3,639.18 -745.43 938.88 Thái Lan -29.13 -65.56 -118.87 -101.24 0.00 -52.49 252.78 -271.30 2,907.76 -525.48 1,996.47 Việt Nam -10.53 -31.02 -18.62 -15.08 -5.69 0.00 -12.07 -19.01 267.04 -59.24 95.78 Mỹ 8.29 11.17 -152.88 208.02 -75.46 -1.19 0.00 123.37 -501.03 100.00 -279.71 Nhật -16.76 -1.68 -266.16 325.30 -342.10 -23.38 393.97 0.00 -823.79 472.17 -282.43 Trung Quốc 1,371.6 0 1,456.3 4 3,057.17 643.90 3,140.1 6 944.81 -813.34 -511.53 -889.91-1,557.07 6,842.13 ROW -13.82 119.73 -543.70 417.50 -365.92 -89.28 482.25 467.77 - 2,679.26 844.00 - 1,360.73 Tổng 10,994.6 1
Economic Cooperation), “Xây dựng quan hệ kinh tế ASEAN – Trung Quốc chặt chẽ hơn trong thế kỷ 21” – Ban thư ký ASEAN (www.aseansec.org), tháng 10/ 2001.
của ASEAN và Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh nhất trong các ngành hàng dệt may và quần áo, thiết bị điện, máy móc và các ngành chế tạo khác. Cụ thể, xuất khẩu các mặt hàng chế tạo của Indonesia sang Trung Quốc tăng thêm 1,281.84 triệu USD. Xuất khẩu các thiết bị điện và máy móc của Singapore sang Trung Quốc cũng tăng 1,344.15 triệu USD. Xuất khẩu dệt may và quần áo của Thái Lan sang Trung Quốc tăng mạnh với 1,698.77 triệu USD. Về phía Trung Quốc, xuất khẩu các mặt hàng chế tạo của Trung Quốc sang Philippines tăng thêm 1,169.78 triệu USD; trong khi xuất khẩu các thiết bị điện và máy móc sang Philippines và Thái Lan tăng lần lượt là 813.43 và 794.09 triệu USD. Các mặt hàng dệt may và quần áo của Trung Quốc sang hai nước này cũng tăng trưởng rất mạnh, lần lượt là 622.66 và 869.89 triệu USD [25].
Thứ hai, Khu vực mậu dịch tự do này sẽ mang lại những cơ hội rất lớn cho
các nước tham gia với việc tạo ra thị trường cung cấp nguyên liệu phong phú hơn cho các nhà sản xuất trong khu vực. Jonathan Anderson, phụ trách bộ phận nghiên cứu Châu á Thái Bình Dương của công ty UBS Securities tại Hồng Kông, cho rằng tuy Trung Quốc đưa ra khẩu hiệu “tất cả đều thắng” vào chính sách ngoại giao kinh tế của họ, song Khu vực mậu dịch tự do này về lâu dài sẽ có lợi nhiều cho Trung Quốc. Theo ông, “các hãng chế tạo của Trung Quốc đang hy vọng nhảy vào các
thị trường xuất khẩu của các nước Đông Nam á và nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ được lợi từ nguồn cung cấp ổn định hàng hoá và nguyên liệu” [24].
Thật vậy, xét về chi phí lao động, mức lương ở Trung Quốc là rất thấp (tham
khảo bảng 12, phần 2.2.3.3), chỉ bằng 1/50 so với Nhật Bản và Mỹ. Năng suất lao
động trong khu vực chế tạo của Trung Quốc cũng rất thấp – chỉ bằng 1/25 mức của Mỹ và 1/26 mức của Nhật. Vì năng suất thấp như vậy nên nếu xem xét cơ cấu chi phí lao động trong ngành chế tạo, lương của Mỹ chỉ cao hơn 1/3 so với Trung Quốc khi xét giá trị sản lượng theo USD. Ngoài ra, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế tạo Trung Quốc khá thấp. Năm 2000, tỷ lệ giá trị giá tăng trung bình của Trung Quốc chỉ là 26% - thấp hơn nhiều so với Mỹ và Nhật (tương ứng là 49% và 43.6%) [6]. Hơn nữa, các ngành công nghiệp của Trung Quốc phụ thuộc chủ yếu vào các công nghệ nước ngoài và chưa có quyền sở hữu trí tuệ riêng của mình. Hầu hết các nhà máy chế tạo và hàng xuất khẩu của Trung Quốc đều thuộc các
sản phẩm của các ngành gia công chế biến). Điều này có nghĩa là khi khu vực chế tạo của Trung Quốc phát triển, xuất khẩu của nước này tăng, thì hàng nhập khẩu vào Trung Quốc cũng tăng tương ứng. Tính trung bình, cứ trong 100 USD hàng xuất khẩu thì Trung Quốc cần nhập 50 – 70 USD [6] nguyên liệu. Và như vậy có thể nói rằng Trung Quốc càng xuất khẩu nhiều thì nước này cũng sẽ nhập khẩu càng nhiều nguyên liệu. Như vậy, loại thương mại này không những có lợi cho Trung Quốc mà còn đem lại nhiều lợi ích cho các nước ASEAN, ví dụ: những nước giàu nguồn nguyên liệu như Malaysia với diện tích trồng cao su và dầu cọ vô cùng lớn sẽ có cơ hội mở rộng xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc (giá trị xuất khẩu dầu cọ Malaysia sang Trung Quốc tăng 59% lên tới 60 triệu tấn trong 7 tháng đầu năm 2002 [27]). Nhu cầu lớn về năng lượng của Trung Quốc cũng khiến nước này trở thành nước nhập khẩu dầu lớn và Malaysia, Indonesia là những nước sẵn sàng cung cấp cho nhu cầu này. Mức tiêu dùng của Trung Quốc cũng sẽ khiến các nhà máy lọc dầu ở Đông Nam á luôn luôn bận rộn. Và sự bùng nổ trong ngành xây dựng Trung Quốc sẽ đòi hỏi một lượng gỗ nhập khẩu khổng lồ, một lần nữa, lại là món lợi cho Malaysia.
Thứ ba, sự hợp nhất về kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ mang lại
hiệu quả kinh tế to lớn cho các thương nhân thuộc mọi ngành nghề và tạo nên sự liên hệ mật thiết hơn về thông tin, giao thông và mậu dịch. Thật vậy, một thị trường lớn như vậy một mặt sẽ giúp cho các nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, mặt khác cũng có lợi cho việc hoàn thành hệ thống phân công hợp tác sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hơn nữa, một thị trường rộng lớn hơn được tạo ra bởi ACFTA sẽ cho phép các ngành công nghiệp, đặc biệt là những ngành chỉ hoạt động trên thị trường trong nước giảm giá sản phẩm nhờ vào việc sản xuất với số lượng lớn. Điều quan trọng hơn là Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh hơn cho các công ty hoạt động trong khu vực do họ đã sẵn sàng đón nhận thử thách. Với sức ép cạnh tranh lớn hơn, các công ty hoạt động trong khu vực mậu dịch tự do sẽ có chính sách cởi mở hơn đối với những đổi mới cũng như tăng cường đầu tư cải tiến công nghệ, dẫn tới hiệu quả sản xuất cao hơn.
sản xuất giữa các nước trong khu vực dựa trên lợi thế tương đối của từng nước do nguồn lực sẽ được phân bổ hợp lý vào những nơi và ngành được sử dụng có hiệu quả và năng suất hơn. Mặc dù ASEAN và Trung Quốc đang cạnh tranh nhau để giành giật thị trường nước thứ ba và thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng xem xét cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của hai bên có thể thấy ASEAN và Trung Quốc có sự bổ sung lẫn nhau về tài nguyên thiên nhiên và ưu thế thành phẩm công nghiệp.
Thật vậy, cơ cấu hàng hoá mậu dịch song phương giữa Trung Quốc và 5 nước ASEAN năm 1998 cho thấy, hàng xuất khẩu của 5 nước ASEAN sang Trung Quốc chủ yếu gồm thiết bị nghe nhìn điện tử (29.98%); khoáng sản (11.18%); sản phẩm cao su (8.8%); dầu mỡ động thực vật (8.36%) và chế phẩm giấy (6.41%). Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu bao gồm: Thiết bị nghe nhìn điện tử (41.565); sản phẩm thực vật (8.71%); hàng dệt (8.245); khoáng sản (7.92%); kim loại và chế phẩm kim loại (7.62%) [28]. Qua đó có thể thấy tài nguyên thiên nhiên của hai bên có sự bổ sung lẫn nhau. Cơ cấu hàng xuất khẩu trên cũng cho thấy tuy thiết bị nghe nhìn là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu nhất của 4 nước ASEAN - Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines – và Trung Quốc, nhưng ưu thế của mỗi bên hiện nay có khác nhau. Bốn nước ASEAN nhập khẩu hàng cơ điện của Trung Quốc chủ yếu là đồ điện cơ khí thông dụng, còn Trung Quốc nhập khẩu hàng cơ điện từ 4 nước ASEAN phần lớn lại là sản phẩm cao cấp. Về xuất khẩu hàng điện tử công nghiệp, 4 nước ASEAN từ lâu đã tương đối có ưu thế, còn Trung Quốc ở vào thế khá yếu, nhưng xuất khẩu đồ điện gia dụng của Trung Quốc lại chiếm ưu thế. Hiện nay về xuất khẩu thành phẩm công nghiệp, hàm lượng kỹ thuật của 4 nước ASEAN vẫn cao hơn Trung Quốc. Mặc dù mấy năm gần đây, xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc đã tăng khá nhanh nhưng ưu thế vẫn kém so với các nước ASEAN. Tuy vậy, công nghệ tin học và viễn thông của Trung Quốc lại đang phát triển khá nhanh và mạnh: Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 10, đến năm 2005, quy mô và dung lượng của mạng lưới thông tin và liên lạc của Trung Quốc sẽ đạt vị trí số 1 thế giới; số lượng máy vi tính sử dụng trong nước sẽ đạt 70 triệu chiếc và tỷ lệ dân sử dụng điện thoại sẽ đạt 40%; tỷ lệ giá trị gia tăng của ngành công nghiệp thông tin trong GDP sẽ tăng từ 4.5% hiện nay lên 7%; quy mô thị trường sẽ tăng gấp đôi so với năm 2000 [29]. Với xu thế đó, sản phẩm điện
năng ở Trung Quốc.
Thứ năm, do hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc đang tồn tại tình trạng
thiếu sự phân công phối hợp với nhau, thậm chí có sự cạnh tranh tương đối lớn, nên khi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được xây dựng, nó sẽ làm cho mỗi bên có thể tận dụng lợi thế so sánh để phát triển, hình thành nên hệ thống phân công ngành nghề lấy ưu thế cạnh tranh làm đặc trưng. Hơn nữa, nó còn giúp cho các bên thành viên có thể điều chỉnh toàn diện cơ cấu ngành nghề của mình một cách sâu sắc hơn ở các tầng bậc khác nhau. Và như vậy, thoả thuận lịch sử này