Kinh nghiệm khai thác, sử dụng một số loài lâm sản ngoài gỗ

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 110 - 145)

Do cuộc sống gắn liền với rừng, ngƣời dân vùng đệm có một kho tàng kinh nghiệm trong việc lựa chọn, thu hái và sử dụng lâm sản ngoài gỗ để phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Kiến thức sử dụng các loài cây thuốc: Qua tìm hiểu, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng không phải bất cứ ai trong cộng đồng ngƣời dân vùng đệm cũng biết khai thác và sử dụng cây thuốc. Thông thƣờng, mỗi một thôn có khoảng 5-7 ngƣời biết sử dụng cây thuốc để chữa bệnh nhiều nhất là thôn Đồng bả xã Hồ Sơn riêng gia đình ông Trƣơng Hữu Tài cả con trai, con gái và các cháu ông tất cả có tới gần chục ngƣời biết sử dụng cây thuốc.

Có rất nhiều loài cây rừng thuộc nhiều dạng sống, nhƣ cây gỗ, dây leo, cây bụi, thân thảo đƣợc ngƣời Mông dùng để làm thuốc chữa bệnh. Kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm với ngƣời dân cho thấy các thầy thuốc vùng nghiên cứu có thể sử dụng các loài cây, con trên rừng để chữa một số bệnh sau đây:

Chữa phong thấp, sưng tấy hay đau bắp chuối, sưng đầu gối

+ Rễ Gối hạc 40 - 50g sắc uống

+ Hoặc phối hợp các vị thuốc với nhau; Rễ Gối hạc 30g, Cỏ xƣớc hay Ngƣu tất, Rễ gấc, Tỳ giải, mỗi vị 15g cũng sắc uống.

Chữa bệnh tăng huyết áp, thận hư, dương tuỷ, di tinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Ba kích, Thục địa, Sơn thù du, Kim anh tử

Chữa gãy xương, vết thương

Lấy lá của 3 loài cây sau:

+ “Bluc tô“- cây dây leo thân thảo mọc trên đá hoặc thân cây mục + “Thành“ dây leo trên đá

+ “Tlàng Tlàng“ một loại dây leo giã nhỏ đắp vào vết thƣơng

Chữa đau bụng, đầy hơi

+ Dây gắm

+ Quả cây “Vô Si” (loài cây gỗ nhỏ), đun nƣớc uống

+ Lá cây “Sáng Dố”; dây leo trên đá hoặc cây to, mọc trên rừng già. Lá đem thái nhỏ phơi khô dùng ngâm vào nƣớc sôi hoặc dùng tƣơi

+ Củ của cây “cốt Tsu ma“- mọc núi đất; có thể dùng tƣơi hoặc khô, ăn trực tiếp hoặc đun nƣớc uống.

+ Dùng cây “lâu de“ (một loài tầm gửi) đun nƣớc uống.

Chữa kém ăn, kém uống, ăn không tiêu,tiêu hoá kém, cảm mạo phong hàn

+ Gừng, Chanh, củ Xả + Đinh lăng

Chữa dạ dày, kiết lỵ

Chí Mang Sáng (một loài bình vôi); một loài dây leo có củ nặng 2 đến 3 kg; lấy củ băm nhỏ, phơi khô khi dùng đun nƣớc sôi có thể chữa bệnh dạ dày, kiết lỵ cho ngƣời và gia súc.

Chữa sốt rét

+ Dùng lá của cây “Tảo clâm mồ“ xoa khắp cơ thể

+ Dùng lá của cây, cành “Par Á“ đun nƣớc uống hoặc xông

Chữa rắn cắn

+ Dây gắm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Dùng lá, cuộng của cây ráy vò nát đắp vào vết rắn cắn + Dùng cây “một só“- có tính kháng sinh

+ Cây “khí thày“ chữa rắn hổ mang cắn

Chữa đau đầu

+ Lá ngải cứu

Chữa lở sơn: lá cây “Vô Si”có thể chữa lở sơn

Chữa bệnh nước đái đục: dùng cây “Cau đào“ (một loại cây cỏ) đun nƣớc uống.

Kiến thức sử dụng các loài cây thuốc của ngƣời dân tại hai xã Đại Đình - Hồ Sơn khá phong phú. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên nhóm nghiên cứu chƣa thể điều tra đƣợc hết các kiến thức và kinh nghiệm của ngƣời dân trong việc sử dụng các loài cây làm thuốc. Một nguyên nhân nữa là do ngƣời dân sử dụng tiếng địa phƣơng đối với các loại cây thuốc. Điều này cũng gây khó khăn cho nhóm nghiên cứu khi tìm hiểu và thu thập thông tin về các kiến thức và kinh nghiệm này.

Một nguy cơ cần đƣợc quan tâm và chú ý là hiện nay tại mỗi bản chỉ có một số ít ngƣời trong đó chủ yếu là ngƣời già có kiến thức và kinh nghiệm trong việc sử dụng các loài cây làm thuốc. Việc tiếp thu các kiến thức và kinh nghiệm này đòi hỏi cần phải có thời gian, sự nhiệt tình và say mê. Trong khi đó, thanh niên hiện nay ít ngƣời quan tâm đến việc tiếp thu và học hỏi các kiến thức và kinh nghiệm này. Ngoài ra, một yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến việc duy trì và bảo vệ các kiến thức về sử dụng thuốc của ngƣời dân địa phƣơng là sự phát triển của hệ thống các cửa hàng bán thuốc tân dƣợc trong vùng. Đây là một điểm mạnh góp phần bảo vệ sức khỏe cho ngƣời dân và cộng đồng nhƣng lại làm giảm vai trò của các kiến thức và kinh nghiệm về sử dụng thuốc của ngƣời dân địa phƣơng. Vì vậy, cần có sự quan tâm trong việc duy trì, bảo tồn và phát huy các kiến thức và kinh nghiệm của ngƣời dân trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc sử dụng các bài thuốc tại địa phƣơng. Mặt khác, hầu hết các loài cây thuốc đƣợc lấy ở trên rừng, một số rất ít đƣợc trồng trong vƣờn nhà, nhƣ: Gối hạc, Sa nhân, Ba kích, Hoàng đằng,... Vì vậy, việc gây trồng và phát triển các loài cây thuốc trong vƣờn nhà cũng cần đƣợc quan tâm và khuyến khích.

Kiến thức khai thác, sử dụng các loại cây LSNG đa tác dụng: Do cuộc sống gắn liền với rừng nên ngƣời dân biết sử dụng các loài lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng nhƣ: Trám, Sấu, Tai chua, Bứa, Mắc Mật,… ngƣời dân biết khai thác cây Sấu rừng thân làm đồ gia dụng, gốc làm thành các bộ bàn ghế vừa mỹ thuật lại rất tự nhiên, quả sấu dùng để nấu canh chua hoặc là nƣớc giải khát rất ngon và bổ dƣỡng, cây trám đen, trám trắng thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất là phần quả để chế biến món ăn nhƣ kho lẫn thịt hoặc cá đều rất ngon, đặc biệt trám còn đƣợc dùng để làm các loại ô mai rất đƣợc ƣa chuộng nhƣng riêng công dụng này thì ngƣời dân ở đây vẫn chƣa biết đến. Cho nên chế biến các sản phẩm sau thu hoạch là một công việc hết sức cần thiết và cần đƣợc chú ý trong khi triển khai và thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

Ngoài ra gỗ và nhựa Trám cũng đƣợc ngƣời dân sử dụng vào nhiều việc khác nhau. Nhƣng những loài này đã bị khai thác mạnh hiện nay sự xuất hiện của chúng rất ít chủ yếu là ở vƣờn nhà của mốt số hộ dân trong vùng. Trong khi đó, rất nhiều chủ quán nƣớc giải khát, quán ăn đi thu mua quả Sấu và Trám để phục vụ nhu cầu của khách địa phƣơng cũng nhƣ khách du lịch. Theo ngƣời dân thì nguyên nhân là do hậu quả của việc khai thác gỗ làm nhà không bền vững và một nguyên nhân nữa là do loài cây này rất khó tái sinh trong tự nhiên. Vì vậy, cần có nghiên cứu xác định đặc điểm sinh thái cũng nhƣ đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây này trong tự nhiên.

Kiến thức thu hái, sử dụng các loại nấm, rau rừng: Có rất nhiều loại rau đƣợc lấy ở trong rừng nhƣ: hoa chuối rừng, đọt cây móc và một loài cây họ dƣơng sỉ; nhiều loại nấm cũng đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thực phẩm nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nấm Hƣơng, Mộc nhĩ. Ngƣời dân có kinh nghiệm nhìn cây nấm “Chế tiết“ có thể đoán trƣớc đƣợc trời sẽ mƣa hay nắng trong vòng 3 ngày.

Kiến thức sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ khác: Sử dụng mật gấu để chữa chấn thƣơng, dùng mật, bóng đái sơn dƣơng chữa vết thƣơng, dùng sừng nai, hƣơu làm thuốc bổ, dùng xƣơng chó sói làm thuốc hạ sốt (cạo lấy bột-hòa nƣớc uống), dùng nhựa cây làm bẫy chim, dùng dây leo trong rừng làm lạt buộc, dùng lá chuối, dong trong rừng để gói bánh, dùng củ mài, củ nâu làm lƣơng thực, dùng sáp ong để vẽ hoa văn lên áo váy.

4.5.4. Đánh giá chung về kiến thức bản địa của người dân

Ngƣời dân khu vực nghiên cứu trƣớc kia có đặc điểm là sống du canh du cƣ. Vì vậy, họ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về canh tác và sử dụng đất, đặc biệt ở những vùng khô hạn. Ngƣời ngƣời dân ở Đại Đình - Hồ Sơn có nhiều kinh nghiệm về khai thác và sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên, một số hoạt động khai thác, sử dụng LSNG nói riêng và LS nói chung của họ thiếu bền vững. Họ chƣa chú trọng nhiều lắm tới vấn đề bảo tồn và sử dụng lâu dài. Việc gây trồng và phát triển các loài cây lâm nghiệp chƣa thực sự đƣợc ngƣời dân quan tâm.

Bảo vệ rừng thuộc VQGTĐ: Kết quả điều tra và phỏng vấn cho thấy, ngƣời dân ở Đại Đình - Hồ Sơn đã có ý thức về bảo vệ nguồn lâm sản ngoài gỗ tại VQGTĐ. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề này mới chỉ dừng ở mức sơ khai. Ngƣời cao tuổi có nhắc nhở con cháu trong gia đình không chặt cây LSNG ở trong rừng, nhƣng đôi khi quy định này đƣợc thực hiện chƣa nghiêm, mộ số thanh niên, phụ nữ đi thu gom cây thuốc vẫn cắt, chặt cà cây để bán cho thầy lang. Cũng về lĩnh vực quản lý cộng đồng về nguồn LSNG thì một số thầy lang nơi đây cũng bƣớc đầu tổ chức đƣợc một số mô hình rất hiệu quả (mô hình nhà ông Ba, ông Hai). Trong thôn, vai trò của trƣởng thôn rất lớn, trƣởng thôn phân bổ lƣợng khai thác LSNG, khu vực khai thác hàng năm cho từng thành viên trong cộng đồng .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điểm mạnh của ngƣời dân ở Đại Đình và Hồ Sơn: - Có kiến thức và kinh nghiệm canh tác trên đất dốc; - Ngƣời dân cần cù và có đầu óc sáng tạo;

- Có tinh thần đoàn kết và có tính cộng đồng cao;

- Có tinh thần hợp tác và mong muốn tham gia các chƣơng trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng;

- Ngƣời dân đã nhận thức đƣợc vai trò của LSNG, của rừng cũng nhƣ có ý thức trong việc quản lý bảo vệ và phát triển chúng;

- Có sự hỗ trợ của các dự án phát triển miền núi và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

Khả năng du nhập kiến thức từ địa bàn lân cận: Với việc phát triển các phƣơng tiện giao thông cũng nhƣ các phƣơng tiện thông tin đại chúng, ngƣời dân ở Đại Đình và Hồ Sơn có thể tiếp cận và học tập các kiến thức và kinh nghiệm sản xuất từ các địa phƣơng khác.

Ngƣời dân vùng nghiên cứu có đặc điểm sống khép kín nhƣng cũng rất dễ tiếp thu các kiến thức bên ngoài nếu nhƣ họ quan tâm và thực sự đem lại lợi ích cho họ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một nguy cơ làm mai một các giá trị văn hóa truyền thống cũng nhƣ giảm tính cộng đồng của ngƣời dân địa phƣơng vốn là một điểm mạnh trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên LSNG.

4.6. Đề xuất các giải pháp phát triển một số loài cây LSNG có giá trị cao tại vùng đệm VQG Tam Đảo tại vùng đệm VQG Tam Đảo

Trên cơ sở những kết quả điều tra đánh giá kiến thức bản địa trong gây trồng một số mô hình LSNG có giá trị cao, cũng nhƣ hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, môi trƣờng và các biện pháp kỹ thuật đã đƣợc áp dụng của các mô hình, đề tài đề xuất một số giải pháp phát triển LSNG phù hợp với các xã vùng đệm nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.6.1.Giải pháp về chính sách

- Rà soát, hoàn thiện, bổ sung các chính sách đã có nhƣ chính sách giao đất giao rừng cần ƣu tiên cho các chính sách gây trồng LSNG. Tiếp tục xây dựng các chính sách riêng để khuyến khích phát triển LSNG nhƣ chính sách hỗ trợ vốn, đầu tƣ tín dụng, chính sách thuế,…

- Xây dựng kế hoạch hành động về phát triển LSNG để thu hút vốn đầu tƣ không chỉ của Nhà nƣớc mà của cả các thành phần kinh tế khác.

- Địa phƣơng cần nhanh chóng xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch gây trồng và phát triển LSNG ở địa phƣơng mình dựa trên chiến lƣợc, đề án và kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển LSNG của Bộ NN&PTNT.

- Các chính sách khuyến khích phát triển LSNG cần hài hoà giữa khâu tạo nguyên liệu và khâu chế biến, đặc biệt bảo quản và chế biến các sản phẩm LSNG có giá trị nhƣ Thảo quả, Sa nhân, Quế,…

- Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh LSNG thông qua cơ chế giao đất, khoán rừng và hỗ trợ trồng rừng sản xuất LSNG.

- Quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng cơ chế lƣu thông tiêu thụ LSNG cho các cơ sở chế biến trong rừng.

- Hình thành các nhóm, các tổ chức kinh tế hợp tác giữa ngƣời sản xuất, ngƣời chế biến lƣu thông và ngƣời tiêu dùng.

4.6.2. Giải pháp kỹ thuật

Có thể thấy rằng, hệ thống kiến thức bản địa của cộng đồng dân cƣ 2 xã vùng đệm vƣờn Quốc gia Tam Đảo là rất đáng đƣợc chân trọng và cần phải đƣợc phát huy trong gây trồng nhiều loài cây LSNG của địa phƣơng nhƣ một số kinh nghiệm về kỹ thuật chọn đất, trồng cây,… Tuy nhiên, nếu việc gây trồng các loài LSNG chỉ đơn thuần căn cứ vào kinh nghiệm thì năng suất thu đƣợc là chƣa cao, cần phải áp dụng đan xen hệ thống kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong gây trồng LSNG. Đề tài có một số giải pháp về kỹ thuật sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng một số loài cây LSNG chủ yếu có giá trị kinh tế cao của khu vực nhƣ: Hƣớng dẫn kỹ thuật trồng cây Sa nhân, tre Bát độ, Mây nếp, Phong lan,… để ngƣời dân mở rộng hiểu biết, áp dụng đồng bộ kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất cây LSNG.

- Thƣờng xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, giao lƣu giữa cán bộ khuyến nông với bà con nông dân bàn về kỹ thuật trồng một số loài cây LSNG chủ yếu, từ đó đúc rút những kinh nghiệm hay của bà con, bổ xung kiến thức khoa học để tiến tới nhân rộng kỹ thuật cho bà con trên địa bàn.

- Căn cứ vào nhu cầu của thị trƣờng, mức độ phù hợp của cây trồng với địa phƣơng, sở thích của cộng đồng,… mỗi xã nên chọn 5 - 7 loài cây LSNG chủ yếu và đã có những kinh nghiệm gây trồng tại địa phƣơng nhƣ: Sa nhân tím, Gối hạc, Ba kích,… để đƣa vào gây trồng nhân rộng theo quy mô tập trung để biến những loài LSNG này trở thành hàng hóa thực sự.

- Hầu hết các giống hiện nay chủ yếu là do dân tự nhân từ hom gốc hoặc từ hạt, nguồn gốc chƣa rõ ràng. Vì vậy trong thời gian tới cần xây dựng các vƣờn giống, nguồn giống chất lƣợng cao và nhân giống phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là giống Gối hạc, Sa nhân, Ba kích, Đỗ quyên, Hải đƣờng,…

- Tổng kết kinh nghiệm, chọn lọc các biện pháp kỹ thuật gây trồng LSNG đã đƣợc áp dụng thành công thành bài học phổ biến rộng rãi tới mọi ngƣời dân có liên quan.

- Tiếp tục nghiên cứu biện pháp gây trồng thâm canh LSNG cho năng suất cao dƣới tán rừng và xây dựng các làng nghề ở mỗi vùng nguyên liệu.

- Tiếp tục xây dựng các hƣớng dẫn, quy trình kỹ thuật cho các loài cây LSNG chƣa có hƣớng dẫn cụ thể.

- Cần phát triển khuyến nông khuyến lâm, tập huấn nâng cao về kỹ thuật gây trồng, khai thác chế biến LSNG. Tuyên truyền nâng cao, thay đổi nhận thức từ phƣơng thức gây trồng quảng canh sang thâm canh, bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 110 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)