Thực trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 25 - 27)

Ƣớc tính, Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật. Hiện nay đã thống kê đƣợc hơn 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm lớn. Có 2.300 loài đƣợc sử dụng với mục tiêu kinh tế (Lê Trọng Cúc, 1989).

Hệ động vật cũng rất đa dạng, hiện nay đã phát hiện đƣợc 273 loài thú, 773 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lƣỡng cƣ và nhiều loài động vật không xƣơng sống khác (Võ Quý, 1992). Hầu nhƣ sự đa dạng sinh học này tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi. Trƣớc đây, hầu nhƣ toàn bộ vùng đồi núi đƣợc che phủ bởi một thảm thực vật nhiệt đới giàu có. năm 1943 có khoảng 50% diện tích rừng che phủ trong cả nƣớc (Maurand, 1993) hiện nay chỉ còn khoảng 24%.

Rừng bị tàn phá nhiều loại động vật mất nơi sinh sống và cƣ trú. Mấy năm gần đây, cộng thêm sự buôn bán động vật phi pháp (qua biên giới) làm cho nhiều loài trở nên rất hiếm và có nguy cơ bị tiêu diệt, cũng nhƣ nhiều loài gỗ quỹ, các loại cây thuốc bị khai thác quá mức (trang 8 - Đa dạng sinh học).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới, ở Việt Nam rừng nhiệt đới ở địa hình thấp không còn nguyên vẹn nữa vì phần lớn các khu rừng thấp này đã bị biến đổi do các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và định cƣ, làm cho sự giàu có vốn có về tài nguyên sinh học ở đây đã bị suy thoái nghiêm trọng. Cũng vì thế mà các khu rừng nguyên vẹn phần lớn chỉ còn sót lại ở các vùng núi cao, những nơi hiểm trở. Đó là những nơi cƣ trú cuối cùng của các loài đặc hữu và các loài có nguy cơ bị tiêu diệt.

Nguyên nhân gây nên sự suy giảm tài nguyên rừng, nhất là lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam cũng đúng nhƣ hầu hết các nƣớc khác trên thế giới: đó là sự mâu thuẫn giữa cung và cầu. Tài nguyên thiên nhiên thì có hạn mà nhu cầu của nhân dân thì ngày càng tăng, một mặt là để đáp ứng cuộc sống cho số dân tăng thêm một cách nhanh chóng, mặt khác là mức độ tiêu dùng của ngƣời dân cũng tăng thêm không ngừng.

Việc nối lại thông thƣơng qua biên giới với Trung Quốc đã gây những sức ép mới về khai thác tài nguyên thiên nhiên. Giá của nhiều thú hoang đã tăng lên 5 đến 10 lần. Trƣớc khi mở cửa biên giới, 1kg mà giá bằng 1kg thịt lợn. Bây giờ mà đƣợc bán với giá 130.000đ/kg so với giá thịt lợn 20.000 - 30.000đ. Ếch giá 70.000 - 80.000đ/kg. một bộ da rái cá 600.000 - 700.000đ/bộ, đuôi loài thú có vẩy ăn kiến (kỳ đà) 800.000đ/kg (Đặng Phong, 1995, trang 174). Vì nhu cầu của Trung Quốc về các tài nguyên rừng, đặc biệt là thú rừng và cây thuốc là rất lớn và hầu nhƣ không bao giờ đƣợc thoả mãn, nên các loài đang bị thu hút với tốc độ không bền vững và triển vọng -bảo vệ tính đa dạng sinh học về lâu dài là không thuận lợi. Về mặt tích cực, các cơ hội để xuất khẩu hoa quả, sản phẩm gỗ và gia súc vùng cao sang Trung Quốc có thể rất lớn. Nếu điều kiện chuyên trở đƣợc cải thiện và sự kiểm soát hành chính bị nơi lỏng, việc buôn bán qua biên giới có thể trở thành nguồn ảnh hƣởng chính đến tài nguyên trong vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong những năm gần đây việc buôn bán và xuất khẩu các sản phẩm sinh vật, các động vật và thực vật, kể cả các loài đƣợc bảo vệ, phát triển rất nhanh chóng. Vì thiếu kế hoạch hợp lý, hoặc thiếu sự kiểm tra chặt chẽ trong việc khai thác các tài nguyên rừng mà ở nhiều vùng đã dẫn đến sự quy thoái của rừng nhiệt đới và nhiều hoạt động thực vật rừng nhƣ: tê giác, voi, khỉ, vƣợn, voọc, pơmu, trầm hƣơng, gõ đỏ... ngày càng trở nên rất hiếm. Nhiều loại động vật thông thƣờng nhƣ tê tê, các loài rùa, rắn, kỳ đà, ếch, ba ba đang đƣợc xuất khẩu một cách nhộn nhịp sang Thái Lan, Hồng Kông và nhất là Trung Quốc trong thời gian gần đây là mối đe dọa lớn đối với sự tổn thất về tài nguyên rừng. Giá trị xuất khẩu các loài nói trên đã thúc đẩy ngƣời dân tìm đủ mọi cách săn bắt chung ở khắp mọi nơi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)