các xã nghiên cứu
Kết quả điều tra thực tế cho thấy, số lƣợng loài cây LSNG ở 2 xã thuộc khu vực nghiên cứu là rất phong phú. Tuy nhiên, để phát triển trở thành hàng hóa với quy mô tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trƣờng thì cần phải phát triển có trọng điểm một số loài cây trồng LSNG chủ yếu mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành xác định một số loài cây LSNG có tiềm năng cho khu vực nhƣ sau:
a. Xã Đại Đình
Theo kết qủa điều tra cho thấy cây LSNG trồng tại xã Đại Đình rất đa dạng phong phú với khoảng 30 loài, trong đó có tới 10 loài giá trị cao đang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đƣợc gây trồng và phát triển mạnh ở nhiều thôn trong xã bao gồm các loài Sa nhân, Ba kích, Tre Bát độ, Trám, Lộc vừng, Hải Đƣờng, Rau sắng, rau bò khai, Phong lan, Đỗ Quyên. Kết quả lựa chọn các loài cây tiềm năng đƣợc thể hiện tại bảng 4.5.
Bảng 4.5. Xếp hạng ƣu tiên cơ cấu cây trồng LSNG ở Đại Đình
TT Loài cây Đại Đình
Điểm Xếp hạng 1 Phong lan 4 1 2 Đỗ Quyên 3 2 3 Sa nhân 2 3 4 Tre Bát độ 1 4 5 Rau sắng 0 5
(Điểm được tính bằng tần xuất xuất hiện trong ma trận khi so sánh cặp đôi)
Mặc dù các cơ quan chuyên ngành chƣa đƣa ra định hƣớng nhƣng đa số các loài cây đƣợc gây trồng tại xã Đại Đình đều do ngƣời dân đã gây trồng từ lâu đời nay. Theo bảng 4.5 cho thấy, Phong lan vẫn là loài có nhiều tiềm năng phát triển nhất, tiếp theo là Đỗ quyên đây là loài LSNG có giá trị cao cả về kinh tế lẫn thẩm mỹ đƣợc đa số “dân chơi” cây cảnh gọi là hàng độc của vƣờn quốc gia Tam Đảo. Nhiều năm tại Đại Đình, các sản phẩm hoa Đỗ quyên không sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sa nhân là loài LSNG đƣợc yêu thích gây trồng thứ 3 sau Phong lan và Đỗ quyên. Cũng nhƣ Phong lan, Sa nhân là loài sống dƣới tán rừng tận dụng đƣợc đất đai. Tuy nhiên, Sa nhân và Phong lan đều có những yêu cầu rất khắt khe về điều kiện sinh thái và điều kiện chăm sóc.
Tóm lại, cơ cấu cây trồng LSNG tại Đại Đình nên tập trung vào một số loài cây LSNG có giá trị cao, đã đƣợc gây trồng cho thu nhập cao và ổn định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhƣ Phong lan, Đỗ quyên, Sa nhân có thể xây dựng mô hình tại vƣờn nhà, cũng có thể trồng dƣới tán rừng, còn tre măng cũng là loài có giá trị cao, dễ trồng, là mặt hàng đƣợc bầy bán trong các gian hàng quanh khu du lịch Tây Tiên thoả mãn nhu cầu tăng thu nhập hàng ngày cho hộ gia đình, trồng trên đất sau nƣơng rẫy. Đồng thời cần tiếp tục phát triển Trám, Lộc vừng, Rau Bò khai là thế mạnh của xã.
b. Xã Hồ Sơn
Theo kết qủa điều tra cho thấy cơ cấu cây trồng tại xã Hồ Sơn cũng rất đa dạng và phong phú với khoảng 45 loài, trong đó có tới 13 loài giá trị cao đang đƣợc gây trồng và phát triển mạnh ở nhiều thôn trong xã bao gồm các loài Gối Hạc, Dây Hoằng Đằng, Sâm Cau, Hà thủ ô, Sa nhân, Ba kích, Tre Bát độ, Trám, Lộc vừng, Hải Đƣờng, Rau sắng, rau bò khai, Phong lan, Đỗ Quyên. Sau khi phân tích, đánh giá và cho điểm, xác định đƣợc cơ cấu cây trồng một số loài LSNG có tiềm năng phát triển ổn định và bền vững đƣợc thể hiện tại bảng 4.6.
Bảng: 4.6. Xếp hạng ƣu tiên cơ cấu cây trồng LSNG ở Hồ Sơn
TT Loài cây Hồ Sơn
Điểm Xếp hạng 1 Gối Hạc 4 1 2 Ba kích 3 2 3 Sa nhân 2 3 4 Đỗ Quyên 1 4 5 Tre măng 0 5
(Điểm được tính bằng tần xuất xuất hiện trong ma trận khi so sánh cặp đôi)
Kết quả xếp hạng đã xác định đƣợc 5 loài có tiềm năng gây trồng và phát triển đó là Gối Hạc, Sa nhân, Đỗ Quyên,Tre Bát độ. Kết quả phân hạng ƣu tiên trên cho thấy, Gối hạc vẫn là loài có nhiều tiềm năng phát triển nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sở dĩ ngƣời dân lựa chọn nhƣ vậy vì Gối Hạc là loài cây sống dƣới tán rừng, đầu tƣ ban đầu thấp nhƣng cho thu nhập kinh tế cao, thị trƣờng ổn định, về cơ bản đây là loài thích hợp với đất đai địa phƣơng và rất dễ trồng đang đƣợc hiệp hội LSNG ở Hồ Sơn định hƣớng phát triển mở rộng. Lựa chọn tiếp theo là Ba kích, Sa nhân và Đỗ Quyên đây là các loài LSNG có giá trị cao, dễ trồng, vừa đáp ứng mục tiêu sử dụng vừa đáp ứng mục tiêu phát triển hàng hoá để bán tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Lựa chọn cây trồng cuối cùng là Tre Bát độ, một cây LSNG dễ trồng, thu hoạch dễ, ít chăm sóc, đầu tƣ ít, khi trồng vẫn đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng.
4.2.3. Tình hình khai thác, sử dụng và thị trường tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ ở một số thôn trên địa bàn nghiên cứu