Cây rau Sắng (Melientha acuminata)

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 102 - 105)

* Tổng kết kỹ thuật:

Theo kết quả điều tra cho thấy, các hộ gia đình trồng rau Sắng từ khâu kỹ thuật gây trồng đến thu hái và chế biến chủ yếu áp dụng kinh nghiệm.

Kết quả điều tra, tổng kết về các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình trồng rau Sắng của ngƣời dân đƣợc tổng hợp tại bảng 4.11.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.11. Tổng kết các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình trồng rau Sắng

TT Bƣớc công việc Kỹ thuật đã áp dụng

1 Chọn đất Chọn nơi đất có tầng dầy, ẩm và thoát nƣớc, đất nhiều mùn, tơi xốp.

2 Chuẩn bị đất

Cuốc các hốc với kích thƣớc 30x30x30cm. Bón lót phân chuồng hoai mục 2 kg/hốc; 0,5kg phân lân trộn đều cho gần đầy hốc. Chuẩn bị hố trồng ít nhất 2 tuần trƣớc khi trồng.

3 Phƣơng thức trồng Trồng xen với các cây ăn quả hoặc dƣới tán rừng.

4 Giống

rau Sắng có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cành, tuy nhiên ngƣời dân sử dụng hạt để nhân giống là chủ yếu. Hạt đƣợc lấy từ những cây mẹ trƣởng thành trong rừng tự nhiên.

5 Thời vụ trồng Trồng vào vụ Xuân hoặc vụ Thu.

6 Mật độ trồng

Mật độ trồng khoảng 1.000 cây/ha (cự ly: 5x2m). Tiêu chuẩn cây con đem trồng sau 8 tháng tuổi phải đạt chiều cao  40cm.

7 Kỹ thuật trồng

Moi đất vừa với kích thƣớc bầu và đặt bầu cây thẳng đứng vào chính giữa hố, lấp đất nèn chặt tới cổ rễ cây, sau đó lấp đất cao hơn khoảng 2 - 3cm.

8 Chăm sóc

Chăm sóc 2 - 3 năm, mỗi năm 2 - 3 lần, nội dung chăm sóc là xới đất, phát dây leo bụi rậm, cây chèn ép cây, bón thúc 100 - 200g NPK/gốc. Ngăn chặn gia súc phá hoại.

9 Khai thác Rau sắng có thể thu hái các bộ phận lá non, quả non và thậm chí cả nụ và hoa đều có thể sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Nhận xét, đánh giá:

Rau Sắng là loài rau rừng đƣợc nhiều ngƣời ƣu thích bởi vị ngon, giàu dinh dƣỡng. Tại Chùa Hƣơng Tích - Hà Nội giá rau Sắng có thời điểm lên tới 200 - 300 ngàn đồng/kg. Nhƣ vậy, có thể thấy đây là một loài cây rất có tiềm năng. Tuy nhiên, do chƣa đƣợc phổ biến về đặc điểm sinh thái của loài, biện pháp gây trồng, lựa chọn lập địa trồng phù hợp nên loài cây này chủ yếu đƣợc trồng theo sở thích và kinh nghiệm của ngƣời dân. Rau Sắng thích hợp phát triển trên núi đá vôi do vậy những kinh nghiệm trồng của ngƣời dân là chƣa thực sự thích hợp. Cần nhanh chóng phổ biến kỹ thuật trồng loài cây này và quy hoạch vùng trồng, tìm kiếm thị trƣờng đầu ra. Đây có thể đƣợc coi là loài cây có thể xóa đói giảm nghèo cho địa phƣơng.

Bên cạnh, một số mô hình trồng cây LSNG có giá trị cao, đang đƣợc áp dụng rộng rãi ở 2 xã Đại Đình và Hồ Sơn nêu trên, thì tại đây cũng bắt đầu xuất hiện rải rác một số hộ gia đình xây dựng mô hình trồng cây Hà thủ ô, cây Sấu, cây Tai chua,… tuy chƣa đƣợc nhân rộng trên địa bàn nhƣng các mô hình này cũng mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho các hộ gây trồng chúng. Tuy nhiên, để mô hình đƣợc nhân rộng và thực sự mang lại hiệu quả thiết thực thì việc nghiên cứu đánh giá những mô hình thực tiễn đƣợc thực hiện bởi ngƣời dân địa phƣơng, cải tiến mô hình và phổ biến kỹ thuật trồng các loài cây này tới ngƣời dân trong thời gian tới là những yêu cầu cấp bách.

* Nhận xét, đánh giá chung:

Qua việc tổng kết, đánh giá các biện pháp kỹ thuật của một số loài cây LSNG có triển vọng cao tại khu vực nghiên cứu đề tài nhận thấy: Hệ thống kiến thức bản địa chủ yếu là kinh nghiệm được người dân vận dụng tối đa trong việc gây trồng các loài cây LSNG ở khu vực. Bên cạnh đó, người dân cũng đã có những bước tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại như sử dụng phân bón trong trồng cây LSNG, có thể thấy đây là một bước chuyển biến rất tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cực trong nhận thức của người dân ở một địa phương mà đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số đa. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì kỹ thuật trồng các loài LSNG của người dân cũng còn tồn tại nhất định, làm hạn chế việc phát huy hiệu quả kinh tế của mô hình như: Giống không được lựa chọn nguồn tốt, biện pháp nhân giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc chưa thống nhất,… Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá và lựa chọn những kiến thức bản địa tốt là cơ sở cho gây trồng các loài cây LSNG cho địa phương là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)