Thực trạng gây trồng và phát triển một số loài cây LSNG chủ

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 74 - 78)

vực nghiên cứu

4.2.1. Thực trạng gây trồng và phát triển một số loài cây LSNG chủ yếu của khu vực nghiên cứu khu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra cho thấy thành phần loài cây LSNG đang đƣợc gây trồng, thu hái , chế biến ở 2 xã đã điều tra là rất đa dạng , phong phú , có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khoảng trên 50 loài đƣợc phát hiện (phụ lục 1). Trong đó, nhóm thực vật thân gỗ cho LSNG chiếm 14 loài, chúng cung cấp các loại sản phẩm khác nhau cần thiết cho nhu cầu con ngƣời nhƣ cho qu ả và hạt (Sấu, Trám đen, Trám trắng , giổi,…). Tuy nhiên, số loài cây LSNG đƣợc trồng nhiều theo chiều hƣớng sản xuất hàng hóa với diện tích 1 ha trở lên ở 2 xã thì không nhiều chỉ có khoảng 10 loài chiếm khoảng 20% tổng số loài cây trồng lâm nghiệp của 2 xã. Còn các loài cây trồng khác chủ yến là các loài cây LSNG đƣợc trồng với mục đích sƣ̉ dụng ngay tại chỗ nhƣ một số loài cây thuốc , cây rau. Thành phần các loài cây LSNG chủ yếu đƣợc gây trồng đƣợc tổng hợp tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Các loài cây LSNG giá trị kinh tế đƣợc gây trồng ở 2 xã thuộc khu vực nghiên cứu

TT Loài Đại Đình Hồ Sơn

Tên phổ thông Tên khoa học

1 Ba kích Morinda officinalis How x x

2 Sa nhân tím Amomum longiligulare x x

3 Gối hạc Leea rubra Blunne x x

4 Đỗ quyên hoa trắng Rhododendron chapaensis x x 5 Đỗ quyên hoa vàng Rhododendron hainanense x x

6 Đỗ Quyên hoa đỏ Rhododendron simsii x x

7 Phong lan Orchidaceae x x

8 Tre bát độ Dendrocalamus latiflorus x x

9 Hải đƣờng Malus spectabilis x x

10 Trám trắng Canarium album x x

11 Rau sắng Melientha acuminata x x

12 Trám đen Canarium tramdenum x x

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả điều tra ở bảng 4.1 cho thấy , thành phần loài cây LSNG chủ yếu đƣợc gây trồng tại 2 xã Đại Đình và Hồ Sơn là khá đa dạng và phong phú, thể hiện ở cả về mặt số lƣợng (12 loài) cũng nhƣ về mặt công dụng. Kết quả điều tra đƣợc thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Các loài LSNG phân theo công dụng đƣợc gây trồng ở 2 xã thuộc khu vực nghiên cứu

TT Công dụng Đại Đình Hồ Sơn

Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%)

1 Làm thuốc 3 25,0 3 25,0

2 Thực phẩm 4 33,3 4 33,3

3 Làm cảnh 5 41,6 5 41,6

4 Nguyên liệu công nghiệp 1 8,3 1 8,3

5 Đa tác dụng 2 16,6 2 16,6

Tổng số loài 12 12

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, các loài cây LSNG tại khu vực nghiên cứu đƣợc chia thành 5 nhóm công dụng khác nhau, trong đó, các loài LSNG thuộc nhóm cây cảnh chiếm tới 41,6 % tổng số loài LSNG đƣợc gây trồng. Các loài LSNG cho thực phẩm chiếm ƣu thế thứ hai với 33,3 % sau đó đến LSNG có công dụng làm thuốc chiếm tới 25% cuối cùng là các loài đa tác dụng và nguyên liệu công nghiệp lần lƣợt chiếm tỷ lệ là 16,6 % và 8,3% . Điều này cho thấy các xã có thể lựa chọn loài cây LSNG đem trồng vừa phù hợp với điều kiện sinh thái vừa tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đất đai hiện có, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái mà vẫn đáp ứng yêu cầu sử dụng bền vững tài nguyên rừng.

Từ thành phần các loài cây LSNG chủ yếu của khu vực, đề tài tiến hành điều tra thống kê diện tích gây trồng cho từng loài để thấy rõ đƣợc hiện trạng gây trồng cây LSNG của khu vực nghiên cứu, kết quả đƣợc tổng hợp tại bảng 4.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.3. Thống kê chi tiết diện tích gây trồng 1 số loài cây LSNG của 2 xã thuộc khu vực nghiên cứu, năm 2009

TT Chỉ tiêu Hồ Sơn Đại Đình

1 Diện tích tự nhiên (ha) 5,5 7,15

1.1 Tre nứa 1,5 2,15

1.2 Gối Hạc 2,5 3,0

1.3 Hoằng Đằng 1,5 2,0

2 Diện tích gây trồng (ha) 16,4 17.15

2.1 Tre Bát độ 2 1,5 2.2 Sa Nhân 2 3 2.3 Ba kích 5 5 2.4 Gối hạc 4 3,5 2.5 Rau sắng 1 1,2 2.6 Đỗ quyên 0,7 0,5 2.7 Hoằng đằng 0,5 0,6 2.8 Phong lan 0,4 0,5 2.9 Hải đƣờng 0,6 0,6 2.10 Đào rừng 0,2 0,75

Kết quả tại bảng 4.3 cho thấy, thành phần loài cây LSNG ở khu vực là rất đa dạng, tuy nhiên diện tích gây trồng cụ thể cho từng loài lại rất manh mún, rất khó trở thành hàng hóa tập trung. Chính vì vậy, cần thiết phải quy hoạch vùng trồng tập trung, mở rộng quy mô diện tích gây trồng cho 1 số loài cây đƣợc đánh giá là có tiềm năng cao để phát triển kinh tế cho ngƣời dân khu vực.

Trên cơ sở một số loài cây LSNG chủ yếu đƣợc gây trồng cho khu vực, đề tài đã tiến hành điều tra, phỏng vấn sản lƣợng thu hái của một số loài LSNG. Tuy nhiên, do vào thời điểm hiện tại một số loài mới đƣợc gây trồng chƣa cho sản lƣợng, một số loài do chủ yếu đƣợc thu hái trong rừng tự nhiên với số lƣợng nhỏ lẻ nên chƣa thể tính toán sản lƣợng cụ thể, nên lƣợng thông tin thu đƣợc còn thiếu sót, kết quả đƣợc tổng hợp tại bảng 4.4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.4: Sản lƣợng khai thác một số loài LSNG chủ yếu tại 2 xã vùng đệm thuộc khu vực nghiên cứu, năm 2009

TT Loài Sản lƣợng

Đơn vị tính Đại Đình Hồ Sơn

1 Hải đƣờng kg/ha - - 2 Đỗ quyên kg/ha - - 3 Trám trắng kg/ha - - 4 Rau Sắng kg/ha - - 5 Gối hạc kg/ha 3.100 2.900 6 Sa nhân kg/ha - - 7 Ba kích kg/ha 3000 3000

8 Phong lan Dò/ha - -

9 Tre Bát độ kg/ha 4000 4000

Kết quả điều tra sản lƣợng 1 số loài cây LSNG ở khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợp tại bảng 4.4 bƣớc đầu cho thấy, năng suất của các loài cây trồng thu đƣợc là khá cao, mang lại nguồn thu không nhỏ cho hộ gia đình tham gia trồng cây LSNG.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)