* Tổng kết kỹ thuật:
Kết quả điều tra, tổng kết kỹ thuật trồng Ba kích của ngƣời dân đƣợc tổng hợp nhƣ sau:
- Chuẩn bị đất: Ba kích là cây ƣa ẩm, ƣa sáng và hơi chịu bóng khi còn non. Trong tự nhiên thƣờng thấy ba kích trong các kiểu rừng thứ sinh hoặc rừng xen tre nứa (ít). Độ cao phân bố phổ biến dƣới 300m, trên các loại đất feralit đỏ vàng hay vàng đỏ và hơi chua. Đó cũng là một trong các lý do giải thích tại sao trồng ba kích ở các vùng đồng bằng thấy khó khăn.
- Giống: có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cành giâm.
+ Nhân giống bằng hạt: Thời gian thu hoạch vào tháng 9-10, khi quả chín có thể thu hạt đem gieo ngay trong vƣờn ƣơm sẽ đƣợc kết quả tốt hoặc có thể bảo quản hạt đến tháng 2-3 gieo vào vƣờn ƣơm.
+ Nhân giống bằng giâm cành: Thời gian giâm cành ở vƣờn ƣơm nên tiến hành vào tháng 2-3. Cành bánh tẻ dài 20-30cm, chứa 2-4 mắt ngủ hoặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dài 50cm (cuộn lại) chọn cây khoẻ mạnh, đƣợc giâm trong vƣờn ƣơm hoặc có thể trồng thẳng ra ruộng. Còn có thể sử dụng phần gốc sâu khi đã thu hoạch rễ và sau khi cắt bỏ phần thân để làm giống. Hiện nay ta có thể giâm hom, thời gian ra rễ khoảng 1 tháng.
- Thời vụ trồng: Trồng ra ruộng vƣờn vào tháng 8-9. Vào thời điểm này, không khí tƣơng đối mát mẻ và đủ độ ẩm, tạo điều kiện cho cây bén rễ.
- Kỹ thuật trồng: Ba kích có thể trồng trên đất nhiều mùn, tơi xốp, hơi chua, thoát nƣớc. Có thể đánh luống cao 20-30cm, độ rộng 40cm, trên luống đào hố sâu 15cm, cách nhau 60cm (khoảng 30.000 khóm/ha). Bón lót 1kg phân chuồng hoai/1 gốc. Đặt hom nghiêng, lấp đất chặt để hở khoảng 2-3cm, sau đó phủ guột (nếu không có làm giàn che) và tƣới giữ ẩm. Sau khi cây bén rễ, cần định kỳ tƣới thúc bằng nƣớc phân chuồng hoặc phân đạm.
- Chăm sóc, bảo vệ: Là cây ƣa sáng, nhƣng ở thời kỳ cây con lại ƣa bóng nên bắt buộc phải làm giàn che (chỉ cho 50% ánh sáng lọt qua). Khi cây lớn cần làm giàn leo. Khi đƣợc một năm tuổi trở lên, hệ rễ của Ba kích bắt đầu phát triển, vì vậy không đƣợc cuốc xới quanh gốc mà phải làm cỏ bằng tay. Việc trồng Ba kích thƣờng bị Dế mèn và Chuột phá hoại. Cần có biện pháp thích hợp để phòng chống hai đối tƣợng này.
Ba kích là một cây thuốc quý có giá trị sử dụng trong nƣớc và đƣợc xuất khẩu. Việc khai thác quá mức và rừng thƣờng xuyên bị tàn phá đã làm cho cây thuốc này trở nên hiếm.
* Nhận xét đánh giá:
Kết quả điều tra phỏng vấn về kỹ thuật trồng cây Ba kích tại khu vực nghiên cứu cho thấy, kỹ thuật trồng Ba kích của ngƣời dân chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, không có sự thống nhất, mỗi ngƣời trồng và chăm sóc theo một phƣơng thức khác nhau, tùy thuộc theo kinh nghiệm và điều kiện kinh tế của từng gia đình. Do vậy, năng suất trồng Va kích không ổn định, thƣờng thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn