Nghiên cứu kiến thức bản địa liên quan tới khai thác, sử dụng và

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 105 - 145)

phát triển lâm sản ngoài gỗ

4.5.1. Các quy ước về khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ

Kết quả khảo sát từ lãnh đạo 2 xã, một số trƣởng thôn và ngƣời cao tuổi cũng nhƣ từ các cuộc thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu các thông tin có liên quan đến các quy ƣớc, hƣơng ƣớc về khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ nói riêng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nói chung.

Thông tin thu thập đƣợc chỉ cho thấy, từ trƣớc đến nay không có các quy ƣớc chung của bản/cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng cũng nhƣ về khai thác sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ. Mặc dù, ngƣời dân đều ý thức đƣợc vai trò của rừng trong việc cung cấp nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng. Các quy định về QLBVR của Nhà nƣớc, của VQGTĐ không đƣợc tiếp thu đầy đủ do nhiều ngƣời dân không tiếp cận đƣợc, nhiều ngƣời già không biết chữ, do công tác tuyên tuyền, phổ biến chƣa thực sự đƣợc chú trọng.

Tuy nhiên, những ngƣời lớn tuổi thƣờng nhắc nhở con cháu về ý thức bảo vệ rừng, chú trọng trong khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ một cách bền vững. Ngƣời dân cũng cho biết rằng các thôn thuộc 2 xã nghiên cứu không có quy định cũng nhƣ quan niệm về các khu rừng ma, rừng thiêng nhƣ thƣờng thấy ở các vùng khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ đã đề cập, do yếu tố độ cao cũng nhƣ kiến tạo địa chất nên cả vùng đệm thƣờng xuyên bị thiếu nƣớc vào mùa khô. Ngƣời dân khắc phục hiện tƣợng này bằng cách đào các giếng nƣớc. Do đặc điểm địa chất nên giếng phải đào khá sâu và có nhiều đá nên việc đào các giếng khá vất vả nhƣng đến mùa khô các giếng này vẫn không có nƣớc. Đƣợc sự hỗ trợ của các chƣơng trình, dự án, một số bể chứa nƣớc phục vụ sinh hoạt đã đƣợc xây dựng.

Việc thiếu nƣớc ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Vì vậy, việc xác định và tìm ra các giải pháp đảm bảo nƣớc phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho ngƣời dân trong mùa khô là một việc hết sức cần thiết. Công việc này đòi hỏi có phải có sự tham gia của ngƣời dân cũng nhƣ của các cơ quan chuyên môn để tìm ra các giải pháp phù hợp.

4.5.2. Kiến thức, kinh nghiệm trồng một số loài LSNG có giá trị cao

- Trồng Gối hạc: Gối hạc là một loài cây trồng truyền thống của ngƣời dân xã Hồ Sơn. Trƣớc kia Gối hạc đƣợc sử dụng làm vị thuốc trong gia đình. Khoảng 10 năm trở lại đây, Gối hạc trở thành hàng hóa và đem lại thu nhập đáng kể cho ngƣời dân. Lƣơng y Trƣơng Văn Ba ở thôn Đồng Bả xã Hồ Sơn cho biết ông thu đƣợc hàng chục triệu đồng/năm từ bán Gối hạc. Một số hộ gia đình khác cũng có thể có thu nhập lên đến 10 triệu đồng/năm. Gối hạc đƣợc trồng vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 và đƣợc thu hoạch vào tháng 10-12 âm lịch. Ngƣời dân xã Hồ Sơn có kinh nghiệm trồng Gối hạc thuần loài tại vƣờn nhà hoặc trên nƣơng bãi.

- Trồng tre măng Bát độ: Cây Tre đƣợc sử dụng làm nhà và làm các vật dụng trong nhà nhƣ rổ, rá, gùi và có khi đƣợc sử dụng làm hàng rào. Măng tre đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thức ăn, phơi khô để sử dụng dần hoặc làm măng ớt phục vụ gia đình và trên hết là đem bán cho khách du lịch, khi không có đủ thời gian chế biến đem măng tƣơi đi bán ngoài chợ. Tre Bát độ đƣợc trồng từ tháng 3-5 âm lịch. Vật liệu trồng là những gốc cây bánh tẻ (có khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một đoạn thân gần gốc). Tre Bát độ thƣờng đƣợc trồng ở khe núi, hốc đá, nơi có đất tốt (màu đen) và ẩm, đây là kinh nghiệm lâu đời của ngƣời Mông trong việc chọn đất trồng Tre Bát độ. Thời gian thu hoạch măng Tre Bát độ từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch.

Qua kết quả điều tra, thảo luận và phỏng vấn cũng cho thấy, ngƣời dân ít chú ý cũng nhƣ ít có kinh nghiệm trong việc trồng các loại cây lâm nghiệp. Kinh nghiệm về trồng và sử dụng Tre Bát độ là một kinh nghiệm quý cần đƣợc duy trì và phát huy. Việc sử dụng các sản phẩm của hai loài cây này ngoài việc góp phần cung cấp nguyên liệu và thực phẩm cho ngƣời dân đồng thời cũng làm giảm sức ép của ngƣời dân tới tài nguyên rừng.

- Trồng Đỗ Quyên: Ngƣời dân cả 2 xã nghiên cứu đều biết sử dụng Đỗ Quyên làm cây cảnh từ lâu đời. Trƣớc kia, Đỗ Quyên đƣợc thu lấy giống bằng việc cắt cành, nhánh từ cây Đỗ quyên cổ thụ. Theo một số già làng thì cây Đỗ quyên cổ thụ đã có ở vƣờn QGTĐ từ trƣớc khi ngƣời dân đến sinh sống ở vùng đệm của vƣờn (khoảng 200 năm). Cây Đỗ Quyên tiếp tục đƣợc ngƣời dân quản lý, bảo vệ và lấy giống vì nó là giống cây cảnh đẹp và quý (có ý kiến cho rằng đây là “hàng độc” của Tam Đảo). Qua phỏng vấn những ngƣời già và những ngƣời có am hiểu nhiều về VQGTĐ thì hiện nay ở khu vực VQG Tam Đảo còn khoảng 1.000 cây Đỗ quyên cổ thụ. Hình thức thu hái Đỗ Quyên ngày xƣa cũng rất đơn giản: ngƣời dân trèo lên cây, dùng dao chặt toàn bộ cành xuống để cắt ra từng cành nhỏ đem về sử dụng và đem bán làm cảnh vào các dịp tết Nguyên đán hàng năm. Với cách thức thu hái nhƣ vậy đã ảnh hƣởng lớn đến năng suất, sản lƣợng của Đỗ quyên. Việc thu hái Đỗ quyên làm cảnh chỉ đƣợc thực hiện 1 năm một lần, ngƣời dân đợi đến giáp Tết mới rủ nhau vào rừng đốn (chặt) cành mang bán tạo thu nhập và trang trải mua sắm phục vụ lễ tết của gia đình. Khi VQGTĐ đƣợc thành lập với các quy định cấm tác động vào rừng, ngƣời dân không thể vào rừng chặt cành nữa, nguồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thu nhập của không ít hộ dân vào dịp tết Nguyên đán đã không còn. Ngày nay, ngƣời dân thuần hoá đƣợc Đỗ quyên trên rừng mang về nhân giống tại vƣờn nhà, tạo dáng cho cây,… Với việc thay đổi cách khai thác Đỗ quyên từ rừng tự nhiên bằng việc nhân giống, gây trồng nhƣ hiện nay, ngƣời dân đã tạo đƣợc việc làm tăng thu nhập cho hộ và không tác động tiêu cực vào rừng tự nhiên. Cây Quyên gây trồng có thể đƣợc cắt tỉa, tạo dáng đẹp và có thời gian sống nhiều năm khi khách hàng mua về sử dụng.

- Trồng Phong lan: Cũng giống nhƣ Đỗ quyên, Phong lan đƣợc ngƣời dân cho biết phát hiện ra Phong lan tồn tại và phát triển trong rừng VQGTĐ trƣớc khi họ du nhập sinh sống tại vùng đệm. Trƣớc đây, có hàng ngàn ngƣời cả ngƣời dân lẫn khách du lịch đều tìm cách thu hái Phong lan trên rừng xuống để làm cảnh một cách ồ ạt và hoàn toàn không chú ý đến việc phát triển nó. Cho đến khi các nhà khoa học phát hiện nhiều loài Phong lan tại đây đã và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, các nhà quản lý và các lực lƣợng phối hợp mới thực sự vào cuộc ngăn chặn sự thu hái Phong lan và các lâm sản khác. Trong khi đó, nhu cầu về Phong lan chƣa bao giờ thị trƣờng có thể thoả mãn. Trƣớc việc ngăn cấm, quản lý chặt của VQGTĐ và trong điều kiện cuộc sống vẫn nghèo nàn, nhiều ngƣời dân có am hiểu và đam mê về Phong lan đã bỏ công sức đi đến các vùng khác tìm hiểu thông tin để kinh doanh mặt hàng đầy lợi nhuận và thu hút. Họ đã học đƣợc cách nhân giống, gây trồng, tạo dáng trong giỏ đƣợc mua sẵn hoặc trên các giá thể gỗ lũa,... Nhiều hộ gia đình cải thiện đƣợc chất lƣợng cuộc sống, làm giàu nhờ nhờ kinh doanh loại mặt hàng này. Nhà ông Nguyễn Ngọc Toàn xã Đại Đình có hơn 200 giỏ Phong lan giống các loại cho thu hoạch 50 triệu đồng/năm. Ngoài việc bán giỏ Phong lan thông thƣờng (giò sành, sứ), Phong lan còn đƣợc cấy trên các giá thể gỗ lũa có giá trị rất cao, có nhiều giò lên tới 8-9 triệu/giò, vào dịp tết Phong lan Tam Đảo bán cho thị trƣờng Hà Nội có nhiều giò Lan đẹp lên đến 10 - 15 triệu đồng/giò.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trồng Ba kích: Qua phỏng vấn ngƣời dân và quan sát hiện trƣờng, có thể thấy giống Ba kích này tỏ ra khá thích hợp với điều kiện lập địa ở vùng đệm VQGTĐ. Một số mô hình trồng Ba kích theo kiến thức bản địa của ngƣời dân nhƣ mô hình của các ông Hồ Văn Ba, Hồ Văn Hai tại xã Đại Đình ở năm thứ 2, thứ 3 đã rất sai củ (rễ). Qua tìm hiểu, chúng tôi biết rằng Ba kích phải qua xử lý (ngâm rƣợu hoặc sắc) thì mới dùng đƣợc và phát huy tác dụng, thông thƣờng phối hợp với các vị thuốc khác, quả của Ba kích vùng này cũng rất sai, ngoài việc có thể nhân giống bằng hom, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng quả để lấy hạt nhân giống vừa dễ chăm sóc lại ít bị sâu bệnh. Trong khi đó, ngƣời dân vùng đệm chƣa biết đến kinh nghiệm này. Họ chủ yếu nhân giống bằng hom nên thƣờng những mô hình trồng tại vƣờn nhà khi gặp mƣa to khả năng thoát nƣớc không cao Ba kích thƣờng bị héo và chết, ngƣời dân cho rằng trồng Ba kích rủi ro cao. Vì vậy, nhiều hộ dự định chặt bỏ loài cây này. Cũng theo thông tin của ông Hồ Văn Hai, từ năm 2008, với sự hỗ trợ kỹ thuật của trạm Khuyến Nông, ngƣời dân đã thử nghiệm trồng Ba kích bằng hạt và chọn loại đất nhiều mùn, tạo hệ thống thoát nƣớc với tổng diện tích là 2 ha tại xã Đại Đình và vƣờn của ông là một trong những mô hình này.

Từ bài học này, việc phổ biến các kinh nghiệm và kỹ thuật gây trồng các loài LSNG là một công việc hết sức cần thiết và cần đƣợc chú ý trong khi triển khai và thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. Điều đó góp phần nâng cao chất lƣợng của sản phẩm, đem lại thu nhập cho ngƣời dân

- Trồng rau Sắng: Là một trong những loài rau đặc sản của ngƣời dân vùng đệm VQGTĐ (hay còn gọi là rau ngót rừng). Giống rau này đƣợc trồng trên nƣơng, xung quanh vƣờn nhà,… và ăn rất ngon. Từ trƣớc đến nay, loại rau này là món đặc sản đƣợc nhiều ngƣời ƣa dùng. Chồi non, lá, các cụm hoa và quả đƣợc sử dụng phổ biến làm rau ăn. Rau sắng có vị đậm đà đặc biệt có thể dùng nấu canh không có các loại thực phẩm khác mà vẫn ngọt đậm đà nhƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có thêm thịt hoặc cá, hàm lƣợng dinh dƣỡng cao. Hạt của nó luộc hoặc rang ăn ngon nhƣ lạc. Cũng theo ngƣời dân địa phƣơng, khí hậu trong vùng có thể phù hợp với việc trồng rau Bò khai, một loại rau có năng suất và giá trị cao đồng thời dễ tiêu thụ trên thị trƣờng. Tuy nhiên, hiện nay loại rau này chƣa đƣợc trồng nhiều ở địa phƣơng. Vì vậy, cần có nghiên cứu trồng thử và phát triển loài rau này.

4.5.3. Kinh nghiệm khai thác, sử dụng một số loài lâm sản ngoài gỗ

Do cuộc sống gắn liền với rừng, ngƣời dân vùng đệm có một kho tàng kinh nghiệm trong việc lựa chọn, thu hái và sử dụng lâm sản ngoài gỗ để phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Kiến thức sử dụng các loài cây thuốc: Qua tìm hiểu, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng không phải bất cứ ai trong cộng đồng ngƣời dân vùng đệm cũng biết khai thác và sử dụng cây thuốc. Thông thƣờng, mỗi một thôn có khoảng 5-7 ngƣời biết sử dụng cây thuốc để chữa bệnh nhiều nhất là thôn Đồng bả xã Hồ Sơn riêng gia đình ông Trƣơng Hữu Tài cả con trai, con gái và các cháu ông tất cả có tới gần chục ngƣời biết sử dụng cây thuốc.

Có rất nhiều loài cây rừng thuộc nhiều dạng sống, nhƣ cây gỗ, dây leo, cây bụi, thân thảo đƣợc ngƣời Mông dùng để làm thuốc chữa bệnh. Kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm với ngƣời dân cho thấy các thầy thuốc vùng nghiên cứu có thể sử dụng các loài cây, con trên rừng để chữa một số bệnh sau đây:

Chữa phong thấp, sưng tấy hay đau bắp chuối, sưng đầu gối

+ Rễ Gối hạc 40 - 50g sắc uống

+ Hoặc phối hợp các vị thuốc với nhau; Rễ Gối hạc 30g, Cỏ xƣớc hay Ngƣu tất, Rễ gấc, Tỳ giải, mỗi vị 15g cũng sắc uống.

Chữa bệnh tăng huyết áp, thận hư, dương tuỷ, di tinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Ba kích, Thục địa, Sơn thù du, Kim anh tử

Chữa gãy xương, vết thương

Lấy lá của 3 loài cây sau:

+ “Bluc tô“- cây dây leo thân thảo mọc trên đá hoặc thân cây mục + “Thành“ dây leo trên đá

+ “Tlàng Tlàng“ một loại dây leo giã nhỏ đắp vào vết thƣơng

Chữa đau bụng, đầy hơi

+ Dây gắm

+ Quả cây “Vô Si” (loài cây gỗ nhỏ), đun nƣớc uống

+ Lá cây “Sáng Dố”; dây leo trên đá hoặc cây to, mọc trên rừng già. Lá đem thái nhỏ phơi khô dùng ngâm vào nƣớc sôi hoặc dùng tƣơi

+ Củ của cây “cốt Tsu ma“- mọc núi đất; có thể dùng tƣơi hoặc khô, ăn trực tiếp hoặc đun nƣớc uống.

+ Dùng cây “lâu de“ (một loài tầm gửi) đun nƣớc uống.

Chữa kém ăn, kém uống, ăn không tiêu,tiêu hoá kém, cảm mạo phong hàn

+ Gừng, Chanh, củ Xả + Đinh lăng

Chữa dạ dày, kiết lỵ

Chí Mang Sáng (một loài bình vôi); một loài dây leo có củ nặng 2 đến 3 kg; lấy củ băm nhỏ, phơi khô khi dùng đun nƣớc sôi có thể chữa bệnh dạ dày, kiết lỵ cho ngƣời và gia súc.

Chữa sốt rét

+ Dùng lá của cây “Tảo clâm mồ“ xoa khắp cơ thể

+ Dùng lá của cây, cành “Par Á“ đun nƣớc uống hoặc xông

Chữa rắn cắn

+ Dây gắm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Dùng lá, cuộng của cây ráy vò nát đắp vào vết rắn cắn + Dùng cây “một só“- có tính kháng sinh

+ Cây “khí thày“ chữa rắn hổ mang cắn

Chữa đau đầu

+ Lá ngải cứu

Chữa lở sơn: lá cây “Vô Si”có thể chữa lở sơn

Chữa bệnh nước đái đục: dùng cây “Cau đào“ (một loại cây cỏ) đun nƣớc uống.

Kiến thức sử dụng các loài cây thuốc của ngƣời dân tại hai xã Đại Đình - Hồ Sơn khá phong phú. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên nhóm nghiên cứu chƣa thể điều tra đƣợc hết các kiến thức và kinh nghiệm của ngƣời dân trong việc sử dụng các loài cây làm thuốc. Một nguyên nhân nữa là do ngƣời dân sử dụng tiếng địa phƣơng đối với các loại cây thuốc. Điều này cũng gây khó khăn cho nhóm nghiên cứu khi tìm hiểu và thu thập thông tin về các kiến thức và kinh nghiệm này.

Một nguy cơ cần đƣợc quan tâm và chú ý là hiện nay tại mỗi bản chỉ có một số ít ngƣời trong đó chủ yếu là ngƣời già có kiến thức và kinh nghiệm trong việc sử dụng các loài cây làm thuốc. Việc tiếp thu các kiến thức và kinh nghiệm này đòi hỏi cần phải có thời gian, sự nhiệt tình và say mê. Trong khi đó, thanh niên hiện nay ít ngƣời quan tâm đến việc tiếp thu và học hỏi các kiến thức và kinh nghiệm này. Ngoài ra, một yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến việc duy trì và bảo vệ các kiến thức về sử dụng thuốc của ngƣời dân địa

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 105 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)