Do sức ép của sự gia tăng dân số, tình trạng đói nghèo nên những hoạt động khai thác quá mức cho phép LSNG vẫn diễn ra. Đây là lý do chính làm cho rừng tự nhiên ngày càng bị phá huỷ và việc tìm ra giải pháp để quản lý và sử dụng là điều đáng đƣợc quan tâm.
Theo kết quả điều tra về tình hình khai thác và sử dụng một số loài LSNG tại vùng đệm VQG Tam Đảo là rất đa dạng và phong phú với khoảng gần 60 loài (phụ lục 1). Đa số các sản phẩm LSNG đƣợc khai thác sử dụng có số lƣợng rất ít, chủ yếu là các sản phẩm đƣợc khai thác trong tự nhiên. Các sản phẩm LSNG đƣợc khai thác với số lƣợng lớn, tập trung, giá trị cao đều là các sản phẩm khai thác từ rừng trồng. Các loài LSNG hay đƣợc khai thác sử dụng với số lƣợng lớn là: Phong lan, tre Bát độ, Ba kích,...
Qua kết quả điều tra điển hình ở một số thôn thuộc 2 xã Đại Đình - Hồ Sơn cho thấy hoạt động khai thác và sử dụng các loài LSNG đƣợc gây trồng tại đây diễn ra thƣờng xuyên trong năm và hết sức phức tạp. Xã nào cũng có khai thác một hoặc nhiều sản phẩm LSNG để tăng thu nhập kinh tế. Những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sản phẩm khai thác số lƣợng ít, chủ yếu đƣợc sử dụng cho hộ gia đình đều là các loài LSNG mới đƣợc gây trồng. Tuỳ theo bộ phận sử dụng khác nhau mà mà hình thức khai thác khai thác các loại LSNG cũng khác nhau, có loại lấy hoa, củ, quả, có loại lấy cành,…
Khai thác lâm sản ngoài gỗ góp phần làm tăng đáng kể giá trị thu nhập của hộ gia đình. Tuy nhiên, nếu khai thác quá mức sẽ dẫn đến suy thoái nguồn tài nguyên này. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để khai thác lâm sản ngoài gỗ mà vẫn đảm bảo đƣợc yêu cầu phát triển và cung cấp LSNG một cách bền vững. Vì vậy, mọi hoạt động quản lý tài nguyên rừng đều phải cân nhắc mối quan hệ giữa lƣợng khai thác và lƣợng để lại, cũng nhƣ cần phải phát triển công nghệ khai thác phù hợp.
LSNG có thể khai thác từ nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể thực vật, vì vậy tính bền vững của khai thác có thể phụ thuộc vào bộ phận lấy đi. Các công nghệ khai thác, bao gồm cả những xử lý trƣớc, trong và sau khai thác có ảnh hƣởng rất lớn đối với cả thực vật LSNG mọc hoang dã trong rừng tự nhiên và trong rừng trồng.
Các loài LSNG đang đƣợc gây trồng và khai thác ở địa phƣơng rất đa dạng và phong phú (15 - 25 loài). Các nhóm cây LSNG chính tại vùng đệm bao gồm:
- Nhóm cây cảnh: Là nhóm đƣợc khai thác với số lƣợng nhiều nhất, cũng là nhóm có giá trị tƣơng đối cao nhƣ: Đỗ quyên (hoa đỏ, hoa trắng, hoa vàng), Hải đƣờng, Phong lan các loại,... Đây là những loài đang có tiềm năng trên thị trƣờng, chủ yếu các sản phẩm thuộc nhóm này đều đƣợc bán tạo thu nhập, ngƣời dân ít sử dụng, trừ những hộ khá giả nhƣng khi gặp khách trả giá cao họ sẵn sàng bán để lấy thu nhập. Có thể nói rằng, đây là tập đoàn cây có giá trị kinh tế cao, thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn, cần có phƣơng án quy hoạch phát triển. Một số loài thuộc nhóm này thƣờng nằm ở dƣới tán rừng thứ sinh, do chúng là loài có giá trị kinh tế cao cộng với tập quán khai thác bất hợp pháp, lạc hậu, lại trải qua một thời gian khai thác lâu dài mà không chú đến bảo tồn nên nguồn tài nguyên này đang trở nên rất khan hiếm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nhóm thực phẩm: là nhóm cho các sản phẩm có giá trị cao nhƣ: Rau Sắng, Bò khai, Trám, Tai chua, Tre Bát độ,…Với vai trò quan trọng trong sinh hoạt cũng nhƣ góp phần vào cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình, các loài trong nhóm này cũng đƣợc gây trồng và khai thác hàng năm với một lƣợng lớn. Trong đó, đáng chú ý là rau Sắng hay còn gọi bằng tên địa phƣơng là Rau ngót rừng, măng tre các loại đây là loại lâm sản dễ khai thác và dễ tiêu thụ.
- Nhóm dược liệu, hương liệu: là nhóm cũng đƣợc khai thác với số lƣợng rất nhiều, đồng thời là nhóm có giá trị tƣơng đối cao nhƣ: Sa nhân, Ba kích, Gối Hạc,… Nhóm cây này chủ yếu đƣợc ngƣời dân nơi đây dùng để chữa các bệnh nhƣ rắn cắn, sâu răng, hen suyễn, cảm cúm, đau lƣng,… chúng là những loài rất có tiềm năng về thị trƣờng, chủ yếu chúng đƣợc khai thác để bán cho khách du lịch và ngƣời bệnh các vùng lân cận là chính để tạo thu nhập, ngƣời dân ít khi sử dụng. Tại đây, đã thành lập Hội thầy thuốc đông y xã Hồ Sơn, Hội thầy thuốc đông y xã Đại Đình. Điều này cũng mở ra một triển vọng tốt cho việc phát triển ngành y học dân tộc vốn đang đƣợc quan tâm ở nƣớc ta hiện nay.
- Nhóm cây đa tác dụng và nguyên liệu thủ công mỹ nghệ: Đây là những nhóm loài LSNG đƣợc gây trồng truyền thống không chỉ ở vùng đệm VQGTĐ mà ở các tỉnh phía Bắc nói chung. Nhƣng qua điều tra, phỏng vấn cho thấy một số năm cuối thế kỷ XX, do thị trƣờng tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh, thấp, nên nhiều diện tích đã bị phá, nhiều diện tích bị phá nhất là Mây nếp, Tre gai,... Vài năm trở lại đây, do nhu cầu thị trƣờng lại phát triển các sản phẩm thuộc nhóm này đang có xu hƣớng phát triển nên diện tích gây trồng, khai thác bắt đầu tăng nhanh.
Bên cạnh những nhóm thực vật LSNG đƣợc sử dụng cho các mục đích nói trên còn rất nhiều loại thân thảo ở rừng cung cấp một nguồn nguyên liệu quý giá cho những ngƣời nông thôn sống ở gần rừng. Chẳng hạn, thân cây Sả,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Gừng, Riềng,… là những sản phẩm mà ngƣời dân có thể đem bán hàng ngày tại các chợ, hay khu du lịch.
Nhìn chung, tình hình khai thác và sử dụng các loài cây LSNG ở khu vực diễn biến rất phức tạp. Ngoài một số loài cây LSNG đang có xu hƣớng đƣợc gây trồng phổ biến nhƣ: Phong lan, Ba kích, Trám trắng, Trám đen, Sa nhân,... các loài còn lại nhƣ: Hà thủ ô, Đỗ quyên,... phần lớn đƣợc ngƣời dân thu hái một cách cạn kiệt trong rừng tự nhiên đem bán. Do vậy, cần phải nhanh chóng tìm ra giải pháp quy hoạch và trồng các loài này không chỉ có vai trò phát triển kinh tế hộ mà còn góp phần bảo tồn nguồn gen của vƣờn quốc gia Tam Đảo.
4.2.3.2. Thị trường tiêu thụ LSNG ở một số thôn trên địa bàn nghiên cứu
Kết quả điều tra về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm LSNG ở khu vực nghiên cứu đƣợc diễn ra theo 1 số kênh thị trƣờng chủ yếu sau:
- Kênh 1:
- Kênh 2:
- Kênh 3:
(Kênh 2)
(Nguồn: Sổ tay bảo tồn và phát triển cây LSNG tại VQG Tam Đảo và vùng đệm; Đặng Kim Vui và Đỗ Hoàng Sơn, 2009)
Ngƣời dân vùng đệm khai thác LSNG
Ngƣời sản xuất và chế biến
Ngƣời dân vùng đệm khai thác LSNG
Ngƣời sản xuất và chế biến Ngƣời thu
gom
Ngƣời dân vùng đệm khai thác LSNG
Ngƣời sản xuất và chế biến Ngƣời thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kênh 1: Các sản phẩm LSNG chủ yếu đƣợc ngƣời sản xuất khai thác từ rừng rồi sau đó bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng ở đây chủ yếu là ngƣời dân đang sống tại đại phƣơng có nhu cầu sử dụng trong hộ gia đình. Ƣu điểm của kênh tiêu thụ này là đơn giản, ít mắt xích trung gian, giá thành sản phẩm ít chịu ảnh hƣởng của các loại chi phí nhƣ: vận chuyển, bảo quản,... Ngƣời sản xuất đôi khi là ngƣời chế biến một cách đơn giản, phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân và khách hàng. Các sản phẩm LSNG đƣợc buôn bán lƣu thông trên kênh này chủ yếu là măng tre các loại, rau Sắng, Bò khai, Gừng,... và một số loại LSNG cho dƣợc liệu nhƣ Gối hạc, Hoằng đằng,...
Kênh 2: Trong kênh này, xuất hiện các đối tƣợng trung gian trong quá trình lƣu thông sản phẩm LSNG, đó là những ngƣời thu gom. Sản phẩm LSNG thƣờng là dạng nguyên liệu thô hoặc sản phẩm qua sơ chế, chế biến đơn giản. Chính vì vậy, ở kênh này giá sản phẩm LSNG thƣờng thu mua tại địa phƣơng thấp vì trong quá trình lƣu thông chúng chịu ảnh hƣởng của nhiều loại chi phí lớn nhƣ chi phí vận chuyển, chi phí cho ngƣời trung gian,... và sản phẩm chế biến có giá trị thấp là do chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm còn đơn giản nhiều khi chúng đƣợc sử dụng nhƣ nguồn nhiên liệu cho các cơ sở chế biến khác.
Kênh 3: Đây là kênh tiêu thụ phổ biến nhất ở khu vực nghiên cứu. Sản phẩm thô sau khi đƣợc khai thác sẽ đƣợc những ngƣời thu gom trong hoặc ngoài xã hội đến tận gia đình hoặc tại các chợ địa phƣơng để thu mua, và đƣợc vận chuyển bằng các phƣơng tiện thô sơ nhƣ xe đạp, xe máy. Sau đó, các sản phẩm thô này đƣợc ngƣời thu gom bán lại cho các đại lý thu mua lớn trong vùng. Nếu các đại lý thu gom có phƣơng tiện vận chuyển, thì lợi nhuận thu đƣợc của họ sẽ càng lớn hơn. Lúc này giá của sản phẩm đã cao hơn rất nhiều so với giá mà ngƣời sản xuất, khai thác bán ra, có nhiều sản phẩm LSNG cao gấp 2-3 lần. Đối với kênh này, giá sản phẩm LSNG đƣợc ngƣời sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dụng mua cao gấp nhiều lần so với giá sản phẩm ban đầu do nó không những phải chịu chi phí chung nhƣ vận chuyển, thuế...mà chúng còn chịu cả chi phí trong khâu trung gian. Nhìn chung, sản phẩm cuối cùng tại đây chủ yểu là các sản phẩm thô đã qua sơ chế, một số ít đƣợc chế biến để sử dụng, tuy nhiên mức độ chế biến còn đơn giản nên giá thành sản phẩm còn có giá trị thấp, hoàn toàn chƣa xứng với tiềm năng của chúng.
Kết quả điều tra nghiên cứu về thị trƣờng của một số loài LSNG chủ yếu có giá trị kinh tế cao ở 2 xã nghiên cứu cho thấy một bức tranh về tình hình thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm LSNG gây trồng cũng rất phong phú và đa dạng. Đa số các sản phẩm LSNG hiện nay đƣợc tiêu thụ lớn trên thị trƣờng đều mới xuất hiện trên chục năm trở lại đây, nguồn cung cấp các sản phẩm LSNG dồi dào. Nguyên nhân giúp cho thị trƣờng các loại LSNG này đƣợc gây trồng phát triển mạnh gồm:
- Ngƣời sản xuất có hiểu biết nhiều hơn về giá trị, công dụng, cách chế biến cũng nhƣ các thông tin đầy đủ về nhu cầu thị trƣờng của các loài LSNG thông qua mạng lƣới thông tin thị trƣờng nhƣ ngƣời thu gom, các đại lý, các phƣơng tiện truyền thông khác.
- Đối với cơ sở chế biến: Có đầy đủ thông tin về công dụng, nhu cầu thị trƣờng cũng nhƣ công nghệ chế biến nhằm đa dạng hoá sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, có chiến lƣợc quảng bá sản phẩm hợp lý.
- Đối tƣợng trung gian: Có đủ các thông tin thị trƣờng về khả năng cung cấp của địa phƣơng, nhu cầu thị trƣờng, tiềm năng thị trƣờng trong tƣơng lai,…
- Đối với ngƣời sử dụng: Hiểu rõ hơn về công dụng của các sản phẩm LSNG. Tuy nhiên, việc phát triển LSNG để trở thành vùng nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đó là giá cả sản phẩm LSNG đƣợc ngƣời dân sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xuất ra rất thấp do chịu ảnh hƣởng của nhiều loại chi phí gồm chi phí vận chuyển, chi phí khâu trung gian, phí làm thủ tục… và kỹ thuật nâng cao chất lƣợng sản phẩm của ngƣời dân còn hạn chế đặc biệt là kỹ thuật khai thác chƣa hợp lý, nhà nƣớc chƣa có các chính sách khuyến khích, chiến lƣợc, để thúc đẩy sự phát triển của LSNG.
4.3. Đánh giá về mặt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của một số mô hình gây trồng LSNG có giá trị cao hiện nay ở địa bàn nghiên cứu hình gây trồng LSNG có giá trị cao hiện nay ở địa bàn nghiên cứu
4.3.1. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình
Hiệu quả kinh tế mang lại của các mô hình trồng LSNG là khác nhau, tùy thuộc vào kỹ thuật gây trồng, mức độ thâm canh, giống,... hơn nữa có loài chỉ cho thu hoạch 1 lần, có loài thu hoạch nhiều lần trong nhiều năm. Hơn nữa, khi gây trồng các loại LSNG ngƣời dân không theo dõi và thống kê đƣợc công đầu tƣ vào các mô hình nên đề tài không tính hiệu quả kinh tế cho các mô hình bằng phƣơng pháp động là phải quan tâm đến lợi nhuận dòng hiện tại (NPV) và tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR), mà chỉ tính hiệu quả kinh tế bằng phƣơng pháp tĩnh đơn giản tức là lấy tổng thu trong năm khai thác trừ đi suất đầu tƣ xây dựng mô hình, bao gồm cả lãi suất ƣu đãi ngân hàng cho ngƣời dân miền núi để phát triển sản xuất. Cách tính toán hiệu quả kinh tế này chỉ là tƣơng đối theo thực tế thu nhập của ngƣời dân dựa trên cơ sở dự toán theo công lao động định mức Nhà nƣớc quy định.
Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, số loài cây LSNG đƣợc đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao của khu vực nghiên cứu bao gồm rất nhiều loài nhƣ: Phong lan, Đỗ quyên, Ba kích, Sa nhân tím,... Tuy nhiên, đề tài chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cho 1 số loài trên cơ sở các chỉ tiêu lựa chọn sau:
+ Là loài có diện tích gây trồng lớn.
+ Là loài dễ gây trồng, yêu cầu vốn đầu tƣ ít.
+ Là loài đƣợc ngƣời dân ƣa thích và đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định cho ngƣời dân, có thể đánh giá qua các chỉ tiêu định lƣợng,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trên cơ sở đó, đề tài chỉ tiến hành tìm hiểu và đánh giá hiệu quả kinh tế cho 1 số loài cây chủ yếu nhƣ:
+ Sa nhân tím + Ba kích + Gối hạc + Tre Bát độ
4.3.1.1. Mô hình gây trồng cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare)
Theo kết quả điều tra cho thấy, mô hình trồng cây Sa nhân dƣới tán rừng tại khu vực nghiên cứu có quy mô rất nhỏ, việc gây trồng Sa nhân tím dƣới tán rừng vừa kết hợp cho thu nhập kinh tế từ cây lấy gỗ, cây ăn quả vừa cho thu nhập từ Sa Nhân tím. Việc gây trồng Sa nhân hiện nay ngƣời dân vẫn chủ yếu áp dụng các kiến thức bản địa vào sản xuất nên năng suất Sa nhân vẫn chƣa cao. Mặc khác, nhiều diện tích Sa nhân vẫn chƣa đƣợc thống kê, phân bố manh mún, tồn tại nhiều vấn đề về kỹ thuật, công nghệ và chính sách, chính vì vậy đề tài chƣa thống kê đƣợc năng suất Sa nhân và suất đầu tƣ cho việc gây trồng Sa nhân tại khu vực nên chƣa thể tính đƣợc hiệu quả kinh tế cho mô hình này. Tuy nhiên, nhu cầu của thị trƣờng Sa nhân hiện nay là rất lớn, đặc biệt là thị trƣờng Trung Quốc, giá Sa nhân cũng tƣơng đối ổn định và giữ ở mức cao. Do vậy, mô hình trồng Sa nhân tím hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân các xã vùng đệm khu vực nghiên cứu.
4.3.1.2. Mô hình gây trồng cây tre Bát độ (Đendrocalamus latiflours)
Theo điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình trồng tre Bát độ cho thấy, suất